Dino Crisis series - Đánh giá

Thảo luận trong 'Reviews (Tin tức - giới thiệu - bình luận)' bắt đầu bởi Jikantoki, 26/9/03.

  1. Jikantoki

    Jikantoki Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/1/03
    Bài viết:
    424
    Resident Evil – người ta luôn nhắc đến Capcom bằng cái tên đó trong bất kì một câu chuyện tán gẫu nào đó về game cứ như không có RE thì Capcom không thể nổi tiếng như bây giờ, và năm 1999, Dino Crisis ra đời như 1 bước đột phá lớn hòng chiếm lấy vị trí đầu tiên đó trong lòng dân chơi game. Dino Crisis với bước tạo nền đồ họa độc đáo, cách chơi thân thiện thoải mái đã chẳng mấy chốc giúp Capcom thu nhập thêm nhiều fan cho chính mình. Cho đến thời điểm này, loạt Dino Crisis đã có mặt trên thị trường Việt Nam đầy đủ 3 phiên bản, tha hồ cho bạn chọn lực và trổ tài thiện xạ…
    Dino Crisis 1:
    Hệ máy: Playstation 1
    Ngày phát hành:
    Hãng phát hành: Capcom
    Hãng phát triển: Capcom
    Thể loại: Kinh dị - Phiêu lưu


    [​IMG]
    Được ấp ủ và đạo diễn bởi người sáng tạo ra loạt game nổi tiếng Resident Evil – ngài Shinji Mikami, phiên bản DC đầu tiên cũng mang phong cách Horror – adventure _ kinh dị - phiêu lưu) như loạt RE nhưng DC đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình. Thay vì bạn phải đối đầu với bọn zombie chậm chạp như mấy tên say rượu đi lảo đảo ngoài đường thì bạn phải đối đầu với bọn khủng long nhanh và mạnh hơn nhiều, tuy nó khá tương đồng như RE nhưng điều đó không có nghĩa bạn dễ dàng hạ chúng như zombie.
    Nội dung DC1 xoáy quanh chuyến thăm dò và bắt Dr Kirk, nhà bác học thiên tài nhưng hổng bình thường đã sáng tạo ra Third-energy có khả năng dịch chuyển thời gian của của nhóm Special Operations Raid Team gồm Regina, Gail và Rick.
    DC1 được thiết kế trênnền đồ họa đa giác không khác lắm với RE, do vậy, nếu bạnnào từng chơi qua các phiên bản của RE trên P1 sẽ không mấy khó khăn hình dung được mức độ trên. Nói thì nói vậy chứ ra sau RE thì giống y chang thì làm sao đạt được thành công, nền đa giác được nâng cấp của DC1 góp phần không nhỏ vào khả năng tăng tính căng thẳng xuyên suốt trò chơi, kết hợp với góc quay camera mềm như đột ngột nó xoay theo những hướng bất ngờ vào vài trường đoạn tấn công khiến các gamer yếu tim nhảy ra khỏi ghế không chừng ^-^ Nhân vật cũng được thiết kế không kém, Regina trông khá…gợi cảm với trang phục da ôm sát người thể hiện từng đường cong hấp dẫn, Rick…hơi bị già nhưng vẫn còn phọng độ chán hoàn toàn trái ngược với Gail trông không giống người thích sử dụng cơ bắp cho lắm, nhưng đối dzới tôi thì Dr Kirk mới hấp dẫn nhất ^-^0
    So với RE, rõ ràng DC thể hiện tính Value cao hơn với 3 ending khác nhau nhằm tạo điều điện buộc người chơi phải chơi lại nhiều lần nếu thực sự muốn nắm và hiểu rõ toàn bộ nội dung, một điều không phải bất kì game nào của Capcom cũng làm được.
    Có lẽ vì muốn tạo cho mình một loạt game mới nhưng sẽ là một loạtgame riêng biệt, có sức hút của riêng nó chứ không phải được biết đếnnhư 1 phiên bản bắt chước của RE, Capcom đã đặt và chú ý khả kĩ đến những chi tiết tưởng chừng như quá nhỏ nhặt nhưng không kém phần quan trọng. Chẳng hạn như khi bị thương,bạn sẹ thấy nhânvật bị chảy máu chứkhông chỉ ôm hông mà chạy, thời gian load cũng giảm xuống đến mức tối thiểu và dung lượng save cũng giảm nhiều.
    Nhưng độ khó thì lại tăng, bạnđừng vội cho rằng gamer trên thếgiới cảm thấy chùn bước, chínhvì nó khó nên gamer càngcảmthấy hưngphấn. Bạn sẽ chạm trán những câu đố hóc búa hơn loạt RE, chứ mấy câu trong RE thì dễquá rồi! cách save cũng khác một chút.
    Nói chung, với phiên bản Dino Crisis 1, Capcom đã phần nào khẳng định cho trình độ cũng như tìm ra 1 hướng đi mới.

    Dino Crisis 2:
    Hệ máy Playstation 1
    Ngày phát hành:
    Hãng phát hành: Capcom
    Hãng phát triển: Capcom
    Thể loại: Kinh dị - Phiêu lưu

    [​IMG]
    Tuy tồn tại dưới danh nghĩa game cuối cùng của Capcom trên hệ máy PS1 nhưng cuối cùng không có nghĩa DC2 được thực hiện một cách qua loa, đại khái, để rồi nó đã dễ dàng đạt vị trí cao nhất. Ở phiên bản này, chúng ta dễ dàng tìm thấy những nét đặc sắc và tuyệt vời nhất mà dòng game kinh dị-phiêu lưu mang lại cho người chơi.
    Một lần nữa, trong vai Regina chúng ta đi đến tương lai nhằm tìm ra data chứa Third-energy và cứu những người sống sót, cùng chàng Dylan với mái tóc ngồ ngộ đến buồn cười khi một cách bí ẩn, hòn đảo nơi Dr Kirk tiến hành biến mất. Khác hẳn với nội dung đơn giản đến mức chẳng có gì lưu lại trong lòng người chơi của RE, DC nêu lên một cách khá nhẹ nhành tình đồng đội, cha con trong bối cảnh đầy máu lửa, giữa bầy đàn những con khủng long khát máu và mùi thuốc súng. Bất ngờ, mạnh mẽ nhưng không kém phần thi vị, DC không hổ danh là game hay nhất thời bấy giờ. Một lần nữa quay về playing, DC2 tiếp nối cách chơi cơ bản từ phiên bản đầu tiên với những nét cải tiến dễ chịu. Nhân vật không thô ráp mà đầy uyển chuyển thể hiện qua những bước chạy hay xoay tròn người, bạn nào là fan của dòng game RE, hẳn cũng nhận thấy rõ cách xoay người cứng nhắc tưởng chừng như nhân vật bị giam trong 1 chiếc lồng vô hình hạn hẹp, nhưng DC hoàn toàn ngược lại. Thêm vào đó, cả hai nhân vật chính của chúng ta có thể vừa di chuyển vừa tấn công và tuy rằng cả hai có thể trao đổi đồ cho nhau, mỗi nhân vật đều có những tính chất cũng như khả năng riêng nhằm hỗ trợ lẫn nhau vô cùng hoàn hảo.Theo ý kiến của bản thân, tôi cho rằng DC2 chính là tiền đề cho cả những game thành công về sau này của Capcom.
    Từ đoạn opening đầy ma lực, hồi hộp mô tả cảnh nhóm truy tìm bị tấn công bất ngờ bởi lũ khủng long khát máu báo trước cho cả quá trình chiến đấu giành lấy sự sống, nhiệm vụ xuyên suốt trò chơi cho đến đoạn ending, người chơi chưa từng cảm thấy buồn chán, ngay cả khi bạn chơi lại nhiều lần. Những đoạn FMV hoành tráng không kém RE sẽ mang bạn thực sự trở về thời Jurassic, tuyệt vời không thể tả! Như tôi đã nói, DC2 là tiền đề cho cả những game nổi tiếng sau này, bạn chưa từng thật sự cảm thấy được nghỉ tay vì bọn khủng long không muốn thế, chúng tấn công bạn mọi lúc, mọi nơi cho dù nghĩ rằng bạn vừa dọn sạch khu đó. Lúc mỗi con khủng long ngã xuống cũng là lúc bạn nhận được số điểm để mua đồ, đạn dược. Thông thường khi bạn an toàn không một vết sước sau khi tiêu diệt toàn bộ khủng long trước khi bước qua một khu vực mới, một số điểm thưởng khá lớn sẽ được thêm vào, đây mới chính là số điểm nhiều nhất mà bạn nên đạt được.
    Hệ thống vũ khí khá phong phú với nhiều loại súng,từ machine gun đến flaming gun… tất cả đều rất hữu dụng, đặc biệt, nếu bạn chịu khó “ tìm và diệt” thì không bao giờ bạn phải lo đến chuyện hết đạn. Ngoài đạn dược, vũ khí, những món nâng cấp cho nhân vật như áo giáp, bộ tăng lượng đạn, item tăng điểm cũng rất cần thiết, nhất là khi bạn phải chiến đấu với những con khủng long bạo chúa hay một lượng lớn “bọn nhóc”. Nhưng điểm thú vị nhất trong cách chơi của DC2 lại nằm ở chỗ nó khá đa dạng, ở chế độ bình thường, bạn sẽ chơi từ góc nhìn của người thứ ba ( third person view), đặc biệt có màn Regina phải xuống nuớc dò tìm (đoạn tôi ghét nhất đấy!), nhưng có lúc bạn sẽ chuyển sang chế độ góc nhìn từ chính bạn ( first person view), chính xác là khi bạn bị khủng long rượt chạy toé khói hay bắn khủng long bay bảo vệ thuyền. Một điểm nổi bật mà chưa có game nào trước đây đạt được.
    Lũ khủng long đương nhiên là đông hơn và nhanh hơn lũ zombie đần độn của RE nhiều rùi, có điều… chúng cũng ngốc không kém. Chúng ta phải thông cảm, có loài bò sát nào thông minh đâu >-<. Suốt quá trình chơi, bạn sẽ chạm trán khá nhiều chủng loại, bên cạnh đó, trò chơi luôn cung cấp thông tin khái quát nhưng đầy đủ về tính chất, tên… của chúng, một dịp cho người chơi bổ sung kiến thức, tôi nhiều khi chỉ thích ngồi đọc thông tin hơn là chơi game nữa đấy, chúng rất thú vị!
    Theo ý kiến của hầu hết các gamer, DC2 mang hơi hướng của 1 game action thực thụ hơn DC1 bởi nó không quá tập trung vào độ khó của các câu đố mà tập trung mạnh vào những pha tấn công thuần tuý. Điều này dĩ nhiên làm các action gamer cực kì phấn khích.
    Xét về đồ hoạ, DC2 có thể được xemnhư 1 game có đổ hoạ cao nhất thời bấy giờ. Làm 1 bước nhảy ngoạn mục, Capcom bỏ hẳn nét đồ hoạ đa giác như ở phiên bản đầu tiên và thay bằng 1 phông nền thực sự ấn tượng. Góc quay camera đồng thời rất dễ chịu, đây là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định khá cao vào sự thành bại của điểm Value dành cho trò chơi. Nhạc nền của DC2 cũng theo phong cách của RE, tuy có phần sôi nổi và hấp dân hơn vì nó “ techno” hơn RE nhiều.

    DINO CRISIS 3
    Hệ máy: XBOX
    Ngày phát hành:
    Hãng phát hành: Capcom
    Hãng phát triển: Capcom
    Thể loại: Kinh dị - Phiêu lưu

    [​IMG]
    Thú thực với các bạn, khi lần đầu xem đoạn trailer của Dino Crisis 3, khung cảnh hết sức hiện đại của nó khiến tôi hoàn toàn bất ngờ. DC3 mang người chơi vượt thời gian đến một tương lai xa xăm,một thời gian tưởng chừng khủng long là một điều gì đó thật phù phiếm và phi tưởng tượng, thế nhưng chúng vẫn đóng một vai trò không thể thiếu. Trò chơi đặt bối cảnh trên chiến hạm không gian mang tên Ozymandias cùng toàn thể phi hành đoàn của nó đột ngột tái xuất sau hàng trăm năm tưởng chừng đã chôn vùi cùng cát bụi không gian. Nhưng khi đặt chân lên Ozymandias, đội SOAR do Trái Đất cử đi nhằm chiếm lại Ozymandias mới phát hiện ra rằng nó đã hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của máy tính và sẵn sàng tiêu diệt mọi kẻ xâm nhập nhằm ngăn cản bước tiến trở về nơi nó đã ra đi – Trái Đất.
    Và đó chưa phải là điều bất ngờ duy nhất Capcom dành cho người chơi, chúng ta sẽ không còn cùng Regina hay Dylan rảo bước hoàn toàn trên mặt đất mà thay vào đó, hệ thống jetpack sẽ giúp các nhân vật có thể bay lượn trong không trung, chạm tới những khu vực tưởng chừng như vô vọng hay tránh né những cú tấn công đầy bất ngờ của bọn khủng long không gian.
    Thật may mắn cho chúng ta khi vũ khí mặc định của Patrick Tyler và Sonya Hart khá mạnh, đủ để thổi tung một nhóm khoảng 3 hay 4 con khủng long cỡ nhỏ. Thêm vào đó, khả năng “ charge” còn đưa mỗi nhân vật đến một đòn tần công rất riêng và không thể chối cãi …rất mạnh. Đòn tấn công này thường được dùng đối phó với những loại lớn như khủng long 3 sừng hay bạo chúa, tuy chúng yêu cầu phải tốn ít thời gian nhưng hiệu quả thì không chê vào đâu được. Một khi charge, Patrick sẽ bắn 1 tia đạn trước khi tung ra 1 quả cầu năng lượng lớn trong lúc Sonya lại toả ra rất nhiều tia năng lượng nhỏ, mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười há.
    [​IMG]
    Ngoài đòn charge, bạn còn được hỗ trợ bởi các Swap, chúng nôm na như những robot be bé dùng để tăng sức mạnh tấn công hay mở khoá. Nhưng chết một nỗi, số lượng lại cực kì hạn chế, đó là tôi chưa đề cập đến chuyện chúng chỉ tồn tại trong thời gian vài giây >-< Có nhiều loại Swap tồn tại rải rác trong các món Power-up trên phi thuyền và mỗi loại có tính năng riêng, như Swap Tempest có khả năng bay vòng quang đối thủ và bắn các tia laer trong 1 phạm vi nhất định, swap Juggernaut sẽ bay vòng quang đối thủ và tự huỷ khi chạm vào chúng làm đối thủ mất 1 lượng máu lớn hay Swap Inferno sẽ bay vòng vòng sau đó tự phát nổ trong không trung,dễ dàng thổi bay mọi thứ trừ..bạn.
    Về phần các nhân vật, tuy tôi không biết do ai thiết kế, nhưng cả hai đều trông na ná như Chris và Claire Redfield của loạt RE nổi tiếng. Ngay từ lúc bắt đầu trò chơi, họ đều khá mạnh nhưng chúng ta vẫn có thể nâng cấp bằng lượng điểm gọi là terminal đạt được thông qua điểm “ Eliminate” và “ Tactic” . Điểm Eliminate sẽ được thể hiện qua một thanh ở góc trên bên trái, khi thanh điểm này đầy, bạn sẽ không còn nhận được điểm Tactic và đó là lúc bạn phải “ xài” chúng bằng cách “ shopping” hay nâng cấp nhân vật. Có lẽ vào đầu trò chơi, chúng không mấy quang trọng, nhưng bạn sẽ thấy giá trị thiết yếu của chúng khi càng về sau, bọn khủng long sẽ tăng theo cấp số cộng về số lượng lẫn chất lượng, do vậy khó khăn là điều bạn không thể tránh khỏi.
    Vấn đề lớn nhất tồn tại trong phiên bản tiếng Nhật vẫn lại là ngôn ngữ, tôi đã chẳng biết đi về đâu khi tất cả những lời gợi ý đều nằm ngoài… tầm hiểu biết… Nhật ngữ…ôi… Đó chỉ mới là chuyện nhỏ khi các căn phòng đều không khác nhau lắm, kết quả là tôi lại làm 1 cái vòng… Rồi cái bản đồ thuộc hàng khó đọc…nhìn vào là khóc như mưa…
    Tiếp theo, góc quay camera, bạn đôi lúc có thể di chuyển nó, nhưng trên hết, bạn không thể. Tôi đã khó chịu bao nhiêu với góc quay của DMC2 thì ở đây, cái cảm giác ấy lại tái xuất giang hồ, nhất là trong những cảnh căng thẳng, thoắt cái, bạn không biết mình đang bắn cái gì hay mình ở đâu thì thú thực, bạn chỉ muốn vất cái controller đi mà thôi. Thế vẫn chưa hết, những cái cửa nằm sau những góc kẹt, bạn chẳng thể nào tìm ra chúng, đơn giản vì bạn có thấy gì đâu, nếu có thì chẳng qua bạn may mắn đó thôi. Khi phát hiện ra chế độ First person View, tôi mừng đến nín thở rồi cũng chính tôi gần tắt thở khi nhận ra rằng mình không thể di chuyển. Hy vọng bản tiếng Anh sẽ khắc phục được những điểm này! ÔI, lại tốn tiền!
    Về phần đồ hoạ, có lẽ tôi chẳng cần phải nói nhiều vì đây là phiên bản đựơc chơi trên hệ máy Xbox, hệ máy thể hiện đồ hoạ ở mức cao nhất hiện nay. Môi trường khá sáng, nét đặc trưng của Capcom đấy, nhân vật đẹp, vũ khí hiện đại hỏa lực bắt mắt, bây nhiêu đó đủ rồi phải không bạn?

    DINO STALKER
    Hệ máy: Playstation2
    Hãng phát hành: Capcom
    Hãng phát triển: Capcom
    Thể loại: Kinh dị - Phiêu lưu

    Tôi sẽ đi qua Dino Stalker một cách ngắn gọn thôi, chắc hẳn các bạn cũng nhớ đến những phiên bản Gun Survivor của loạt RE? Nói một cách dễ hình dung nhất: Gun Survivor là một…phiên bản shooting chế độ góc nhìn 1 người (first person view) khiến cho các phiên bản của loạt RE phải chui xuống lỗ trốn bằng cách chơi dở tệ, đồ hoạ nghèo nàn và nội dung thì ôi thôi… Dino Stalker chỉ là một game nâng cấp mà thôi!!!
    Trên thực tế, Dino Stalker chỉ có chút danh tiếng ở Nhật bởi nó có thể chơi bằng GunCon khiến các gamer chút hứng thú. Với chiếc GunCon, có thể nói, tất cả các nút đều rất hữu dụng, và vì chúng đều rất hữu dụng nên chỉ sau một vài màn, bạn sẽ được hưởng cái cảm giác đau nhức không thể chịu nổi. Chưa đủ nhé, chỉ cần chơi xong DS, các ngón tay của bạn đã có thể trở thành những diễn viên uốn dẻo điệu nghệ nhất cộng với những vết bầm vô lý… Bây giờ nghĩ lại,tôi vẫn còn cảm thấy kinh khủng, có cho tiền tôi cũng không dám cầm nó lên lần nữa, nếu như không phải tiếc tiền thì tôi chẳng bao giờ cố gắng chơi hết.
    DS bắt đầu bằng 1 đoạn phim cũng không khác gì cho lắm 2 phiên bản kia, cũng là 1 bài diễn văn dài dòng về 1 tên bác học nào đó….nghe hoài phát chán! Bạn là một phi công đang điều khiển 1 chiếc máy bay vừa bị bắn rụng trong Thế chiến 2, trong khi những kẻ thù đang lùng sục mọi ngõ ngách hòng tìm ra bạn thì thời gian bỗng ngưng đọng và trên bầu trời, từng đàn Pteradactyl bay lượn… rồi chợt 1 cây súng xuất hiện trong tay bạn từ không khí??? Chuyện gì đang xảy ra? Súng? Khủng long? Làm gì bây giờ? Bắn chúng là điều duy nhất bạn có thể làm.
    Trong một vài nhiệm vụ đầu, bạn cảm giác như mình đang ở đâu đó, không rõ mình đang làm gì? với mục đích gì? Chỉ biết bắn cho vui… rồi đến cũng đến lúc bạn nhận ra rằng bạn đang ở “ time wrap” ( tôi cũng không biết dịch nó như thế nào, nhưng đó là nơi giữa các khoảng thời gian), một nơi mà bọn khủng long có bộ não nhỏ xíu so với thân hình đồ sộ xem bạn như 1 kẻ xâm nhập làm xáo trộn chốn an bình của chúng >-<!!! Bất chợt như lúc đến, bạn bị thổi về năm 1941 và gặp 1 cô nàng tóc vàng…hehehhe…câu chuyện bây giờ mới thực sự bắt đầu. Không khác gì cho lắm với 2 phiên bản kia, một nhà khoa học không biết do “cố ý hay cố tình” chuyển bọn thằn lằn khổng lồ từ quá khứ đến tương lai, nhưng chết mội nỗi, lúc chuyển về lại có chút trục trặc… bạn quả là một người kém may mắn nhất khi mắc kẹt trong time wrap. Tất cả những gì bạn có thể làm là di chuyển chúng trở về đúng vị trí vốn có và quay trở về năm 1941. Dễ quá, phải không? Nhưng tôi mong sẽ không ai phải đi khám bác sĩ như tôi.
    Đồ hoạ ư? Thực ra thì DS vốn được phát triển trên hệ máy PS1 nhưng sau đó mới được chuyển sang PS2. Nói gì đây nhỉ?
    Cả thế giới chỉ toàn cây xanh, nước, thùng gỗ, súng, đá…và khủng long là thứ khá nhất. Thực ra thì bọn khủng long trông không đến nỗi, dù sao vẫn hơn một vài game PS2 có chất lượng đồ hoạ đẹp cỡ phim kinh dị. Trong khi âm thanh…à à…có tiếng khủng long gầm đấy, tiếng nhân vật độc thoại…chán không chịu nổi!
    Nói gỉ nữa đây nhỉ? Tốt nhất nên tránh xa Dino Stalker ra, mai mốt bị đau tay thì đừng than với tôi đấy nhé!t
     

Chia sẻ trang này