Mỗi khi đọc các bài đánh giá về các điện thoại Android, bạn thường thấy thông tin về điểm benchmark. Bạn nghĩ những thông số này phải cần đến các công cụ chuyên nghiệp mới có thể đo được. Thực ra không phải vậy, chỉ với ứng dụng có sẵn trên Android là An Tu Tu, bạn đã có thể tự đo điểm Benchmark trên chiếc smartphone của mình. Sau đây ISTAR Mobile sẽ giới thiệu chi tiết hơn về An Tu Tu. Trong trường hợp không thể tự khắc phục được lỗi, bạn có thể mang máy đến Istarmobile để được kiểm tra và hỗ trợ tư vấn. Istarmobile - trung tâm sửa chữa và bảo hành smartphone uy tính số 1 tại Hà Nội, chuyên thay màn hình sony z3 , thay màn hình sony xperia c3 Phầm mềm Antutu là cách thức để chấm điểm Android phổ biến nhất đối với người dùng smartphone trên thế giới. Với phần mềm này bạn hoàn toàn có thể phân tích các thông số của cấu hình, độ mạnh yếu hay đơn giản nhất là so sánh các thiết bị với nhau rất hiệu quả. Phần mềm chấm điểm Android hoàn toàn miễn phí AnTuTu là một công cụ benchmark all-in-one. Nó có thể đo hiệu năng liên quan đến CPU, GPU, RAM, lưu trữ. Phần kiểm tra CPU sẽ đánh giá khả năng xử lí số thực và dấu chấm động và tối ưu hóa cho vi xử lí đa nhân, trong khi bài test GPU kiểm tra mức độ thực thi của hình ảnh 2D lẫn 3D. Ở bài benchmark về RAM, AnTuTu sẽ kiểm tra băng thông và độ trễ của việc truyền dữ liệu trong hệ thống. Cuối cùng, những bài test về lưu trữ sẽ đo tốc độ đọc ghi của chip nhớ flash trên máy Android của bạn. Giao diện bên trong phần mềm đánh giá, chấm điểm Android Điều đặc biệt, Antutu hoàn toàn miễn phí. Để chạy được AnTuTu, bạn hãy kéo qua thẻ Test, sau đó chọn các bài benchmark mà bạn muốn chạy rồi nhấn Start để bắt đầu. Sau khi ứng dụng đã hoàn thành công việc của mình, bạn có thể xem kết quả trong thẻ Scores. AnTuTu có thể đo từng phần cứng riêng biệt và thể hiện cho bạn xem kết quả của mình đứng thứ mấy. Bạn cũng có thể xem những thiết bị đang đứng đầu bảng nữa. Click để xem thêm: Chế độ bảo hành thay màn hình cảm ứng sony z1 UX (User Experience) Có một số lý do mà điểm số trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) được xếp đầu tiên trong list danh sách này. Điểm số này được coi là một điểm số tổng quan đại diện cho “trải nghiệm người dùng” về thiết bị trong thực tế. Nó là đánh giá, cảm nhận về hiệu suất thiết bị của người dùng mà không cần đào quá sâu vào các tiêu chuẩn benchmark khác hoặc phụ thuộc quá nhiều vào số điểm tổng quan. RAM Thiết bị của bạn sử dụng Radom Access Memory (RAM) hoạt động như bộ nhớ, trong khi Flash Storage hoặc bộ nhớ trong được sử dụng để lưu trữ lâu dài. RAM có thể ghi và đọc dữ liệu nhanh hơn, do đó hiệu suất thiết bị của bạn sẽ nhanh hơn. RAM đươc sử dụng “vĩnh viễn” trên thiết bị của bạn. CPU Đơn vị xử lý trung tâm thiết bị của bạn (CPU) thực hiện xử lý các chương trình và dữ liệu siêu tốc. CPU càng nhanh thì các ứng dụng chạy càng nhanh, do đó tất cả mọi thứ trên thiết bị của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn. Tất nhiên khi đến một mức nào đó, CPU có nhanh đến mấy thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất. Ngoài ra một CPU nhanh sẽ hỗ trợ thiết bị chạy các ứng dụng yêu cầu cao, chẳng hạn như các game high-end (game cao cấp).