empires:dawn of the modern world

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi huucuongct, 16/7/05.

  1. huucuongct

    huucuongct Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    41
    sau các ban không thử choi trò này xem.Tui là fan của trò này đấy.Nó được game spot chấm là 8.5 điểm lận đo'.để tui giới thuiệ sơ sơ về trò choi này
    nếu thấy thích thì hãy chơi và bình luận.Vì mình là lính mới nên có gì xin mấy huynh bỏ wa cho he' :p

    Empires: Dawn of the Modern World (EDMW) là phiên bản thứ ba của dòng game EE (hai bản trước là Empire Earth và phần mở rộng - Empire Earth: The Art of Conquest). Nhưng ở phần này, game lại có nhiều thay đổi lớn và một trong số đó là cách chơi. Game gây bất ngờ cho những ai theo “công thức” dàn trận trước nay: xây dựng và đem quân đánh nhau. Sự “bất ngờ” đó chính là game tập trung vào kiểu chơi chiến thuật có tính toán (tactic strategy), một dạng game mà người chơi ít đụng phải vấn đề xây dựng nhà cửa. Thay vào đó, bạn được giao một số lượng quân nhất định và bằng tài xoay trở của mình, bạn phải vượt qua những khó khăn trong các màn chơi (chúng ta có thể thấy qua các game điển hình như Praetorians chẳng hạn). Do đó có thể thấy trong phần chơi đơn của EDMW, mảng xây dựng chỉ đóng vai trò phụ.
    3 chiến dịch - 3 phong cách khác nhau
    EDMW có tổng cộng 22 màn (chưa tính các màn chỉ dành cho... chiếu phim), chia làm 3 chiến dịch lớn. Game có cốt truyện xoay quanh các nhân vật lịch sử như vua Richard “trái tim sư tử” (Anh, 1182-1190), đô đốc “rùa” Yi Sun-Sin (Triều Tiên, 1590-1597) và tướng “ba sao” Geogre.S.Patton (Mỹ, 1942-1945). Ngoài ra, game còn có thêm mục chơi Custom và Scenario. Cả hai mục này yêu cầu phải có các màn có sẵn hoặc tải về từ Internet thì mới cho phép chơi. Mỗi một chiến dịch có nét đặc trưng của nó, trong đó chiến dịch đầu tiên (cũng là chiến dịch dễ nhất) kể lại câu chuyện tranh giành quyền lực trong gia đình hoàng gia Anh và âm mưu ly gián của “kẻ giật dây” - vua Philip nước Pháp. Nhiệm vụ chủ yếu của các màn trong chiến dịch này là giành giật từng ngôi làng với đối phương, và sau đó dựa vào chúng để phản công lại. Độ khó của chiến dịch Richard chủ yếu nằm ở các màn đầu do tài nguyên cũng như các công trình còn hạn hẹp, quân số kẻ địch thì đông. Chỉ cần người chơi trụ vững trước các đợt tấn công ban đầu thì coi như mọi chuyện nằm trong lòng bàn tay và dễ giải quyết hơn.

    Ở chiến dịch thứ hai (7 màn), EDMW kể về cuộc đời của đô đốc hải quân Yi Sun-sin và các trận thủy chiến nổi tiếng của ông với hải quân Nhật Bản. Đồng thời, ông cũng là người “giới thiệu” mô hình tàu chiến “rùa” rất độc đáo, nhờ có loại tàu này mà Yi chiến thắng trong hầu hết các trận chiến. Tuy tập trung về đề tài thủy chiến nhưng phần lớn các màn lại nằm trên... cạn và khó hơn các màn đánh dưới nước. Phòng thủ và... chạy, đó là xu hướng của chiến dịch Yi. Người chơi phải chống đỡ rất vất vả trước những đạo quân Nhật hung hãn và đông đảo, trong khi quân số “phe ta” ít ỏi và mỏng manh.

    Chiến dịch cuối cùng (7 màn) cũng là phần chính và khó nhất, tập trung về đề tài Thế chiến thứ hai và xoay quanh nhân vật tướng “ba sao” Patton - một vị tướng tài ba, đầy kiêu ngạo và quyết đoán. Các trận đánh trong phần này khá khó. Gay cấn nhất là màn đổ bộ bãi biển Omaha. Trong màn này, quân Đức giống như “siêu nhân” vậy, các loại lính có tầm bắn rất xa, gây khó chịu cho người chơi rất nhiều. Trong chiến dịch này, người chơi được tiếp cận với nhiều loại quân có kỹ năng đặc biệt hơn hai phần trước, chẳng hạn như lực lượng SAS có thể bơi lội, đặt bom; Ranger có khả năng leo núi và gọi pháo binh... Tấn công và tấn công là mục tiêu của phần chơi này
    Ngoài thay đổi lớn trong cách chơi ở phần chơi đơn thì phong cách game vẫn được giữ nguyên đúng với “gu” của EE: bao quát nhiều thời kỳ, nhiều dân tộc và nhiều nâng cấp. Chiều dài thời gian của game được “rút ngắn” lại còn 1000 năm với 5 thời kỳ nâng cấp: Medieval, Gunpowder, Imperial, World War I và World War II cùng 7 dân tộc (so với phiên bản đầu tiên có chiều dài 500.000 năm với 14 kỷ nguyên và 21 dân tộc). Mỗi dân tộc có các đặc trưng riêng, ví dụ như dân Anh có khả năng giống phe Protoss của Starcraft: xây dựng không cần nhiều “phu”; hay như bên Trung Quốc có các công trình di chuyển được...
    Tài nguyên là phần không thể thiếu của EDMW. Game có tổng cộng 4 loại: lương thực, gỗ, đá và vàng. Trong đó vàng là được dùng nhiều nhất vì hầu hết các nâng cấp cũng như mua quân đều cần đến. Nâng cấp của game cũng khác các phiên bản trước. Thay vì mỗi loại quân có nhiều nâng cấp như tầm bắn, sức tấn công... thì game chỉ dùng một lần (game gọi là innovation) và chỉ tồn tại trong màn mà bạn đang chơi. Chẳng hạn nếu có trong tay nâng cấp tầm bắn và máu, bạn chỉ được chọn một trong hai. Do đó bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện. Ngoài ra, game còn xuất hiện các “phép” (hay còn gọi là classified project) có hiệu ứng trên diện rộng như sấm sét, “bơm” máu tập thể...

    Nhìn chung, cách chơi trong cả ba phần chiến dịch thiên về phòng thủ và có độ khó khá cao. Game có tất cả 10 cấp độ khác nhau và tăng dần theo các màn (bạn sẽ thấy sự thay đổi này khi chọn một file lưu bất kỳ và xem phần ghi chú kế bên). Xen kẽ giữa các màn là những đoạn phim cắt cảnh ngắn. Và không thể không nhắc đến sự xuất hiện của các “hero” - những nhân vật mắt xích kết nối các màn với nhau. Các hero có máu cũng như sức tấn công hơn hẳn quân bình thường và các “tuyệt chiêu” riêng. Có 2 loại kỹ năng dành cho hero: một dùng cho bản thân (tương tự như kỹ năng của các loại lính) và kỹ năng “bẩm sinh” (“bơm” máu cho những người xung quanh, hạn chế mất máu trong chiến đấu...).

    Phần nhiệm vụ của game được thiết kế dễ hiểu và có ghi chú chi tiết giúp cho người chơi nắm bắt dễ dàng. Chỉ tiếc là game không có mục hướng dẫn (tutorial) thường thấy như ở các game dàn trận khác. Ngoài ra, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy khi điều khiển một nhóm lính nhiều loại khác nhau, việc sử dụng tính năng đặc biệt của chúng rất dễ dàng vì game hiện các icon kỹ năng của mỗi loại quân. Bạn không cần phải chọn đúng loại lính đó rồi mới dùng kỹ năng. Đây là một điểm hay của game mà hầu như các game cùng loại không có.

    Nếu như hai phiên bản EE trước đây có hình ảnh chỉ ở mức trung bình thì sang đến phiên bản này, game đã “lột xác” hoàn toàn. Cảnh vật trông “tươi” hơn với nhiều màu sắc sặc sỡ, mô hình nhà cửa và nhân vật trông chi tiết hơn (nhưng nếu phóng to và quan sát kỹ thì mô hình nhân vật vẫn chưa được gọi là “đẹp”). Song gây sự chú ý nhất chính là hiệu ứng. Đẹp nhất là hiệu ứng phản chiếu mặt nước. Sông, hồ và biển sống động như thật (chỉ tiếc là phần hiệu ứng làm sóng đánh vào bờ chưa được tự nhiên như trong Age of Mythology). Nếu trong tay bạn có một card đồ họa khá mạnh (dòng Ti trở lên) thì hãy mạnh dạn đẩy độ phân giải cao nhất và thưởng thức sự sắc nét của đồ họa. Game có nhạc nền hơi... buồn ngủ. Âm thanh của các loại pháo bắn nghe rất sướng tai, tuy nhiên phần tiếng báo hiệu mỗi khi hoàn thành “sản xuất” quân lại rất khó nhận biết.

    ...và nhiều lỗi khó hiểu
    Bản tiếp theo này tuy có nhiều điểm hay nhưng vẫn còn những chỗ đáng phải chê mà đa số là về mặt lôgic. Chẳng hạn như khi bạn đang “uýnh nhau” với đối phương, nếu pháo của phe ta bắn vào thì chỉ có quân đối phương bị thương còn phe ta chẳng “xi nhê” gì cả? Không có chế độ mua bán trong chơi đơn và mạng dù trong mục chơi mạng có thể dùng bảng Tribute để trao đổi, thậm chí đến quân đội bạn cũng có thể... cho! Các loại xe cơ giới (tăng, pháo...) khi bị thương có thể bơm máu bằng... pháp sư và xe cứu thương thay vì dùng công binh để sửa chữa (như vậy bạn đã biết cái chiêu thức “à ôi” của AOE là do ai mà ra rồi!). Ngoài ra game còn có một số chỗ làm chưa khớp với hoàn cảnh. Đơn cử như khi bị đối phương truy kích, nếu bạn đến nơi đúng theo kịch bản thì sẽ có một đoạn phim cắt cảnh xuất hiện. Điều đáng nói là sau khi chiếu đoạn phim này, đám lính đuổi theo sẽ... biến mất, và thế là bạn thoát nạn!

    AI của máy cũng khá “ngu ngốc”. Khi bạn “bắn tỉa” từng tên một ở khoảng cách an toàn thì chúng vẫn đứng yên mà không hề có phản ứng trong khi ở các game khác, đối phương sẽ bỏ chạy hoặc dò tìm “hung thủ”. Trường hợp này xảy ra khi người chơi đứng ngoài tầm quan sát của máy, và người “hưởng lợi” không ai khác chính là bạn. Đôi khi trong lúc chơi, chúng ta sẽ bắt gặp trường hợp máy “lúng túng” trong việc tìm đường đi, một lỗi khác của AI.

    thank các bạn vì đã nghía xem wa!!! :;)
     
  2. huucuongct

    huucuongct Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    41
  3. muathu1511

    muathu1511 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/7/05
    Bài viết:
    103
    ban noi huong dan chu ban chep y chang nhu trong pc world chu gi

    nhớ post bài có dấu
     
  4. Reyna

    Reyna Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/10/04
    Bài viết:
    64
    Nơi ở:
    đến từ rys
    đây là một game khá nhưng độ khó ko cao , càng về sau game chạy khá chậm nhưng cũng chơi được , nếu ai cần hỏi về game nay thì tui sẵn sàng trả lời ya . Huucuongct post bài như vậy ko tốt ko nên kiềm exp or mp theo kiểu đó nếu bị phát giác là copy của người khác là tiêu ya , nên tự sức mình viết vẫn tốt hơn .
     
  5. Law Xing

    Law Xing Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    27/7/04
    Bài viết:
    159
    any CDkeys?????
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
    anti-MP
     
  6. FAR CRY

    FAR CRY Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    30/8/04
    Bài viết:
    1,093
    Game này theo tui thấy cũng hay nhưng engine đồ họa làm không tốt lắm nên ngốn nhiều tài nguyên wá, mỗi lần mà quân lên tới cỡ 1000 là y như rằng, lết mà đi>.<
     
  7. daviddaivo

    daviddaivo Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    10/7/03
    Bài viết:
    998
    Tr2o này công nhận là hay thiệt nhưng có một vài điều chưa thực cho lắm. cái khinh khí cầu của quân Đức sao mỗi lần thả ít damage thế bomb mà ít damage thế mới lạ.
     

Chia sẻ trang này