Game sẽ làm lu mờ điện ảnh và truyền hình?

Thảo luận trong 'Hướng dẫn | Hỏi đáp game' bắt đầu bởi 85footballplayer, 1/9/09.

  1. 85footballplayer

    85footballplayer T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    14/5/09
    Bài viết:
    518
    Theo gamek.channelvn.net:

    "Game sẽ làm lu mờ điện ảnh và truyền hình"

    Vị CEO đầy tham vọng của tập đoàn Activision đã mạnh mồm thách thức hai ngành công nghiệp giải trí top đầu thế giới là điện ảnh và truyền hình.
    Ông Bobby Kotick, giám đốc điều hành của tập đoàn Activision, đang dần trở thành một gương mặt quen thuộc trên tất cả các phương tiện truyền thông của ngành công nghiệp game nhờ vào những vụ scandal liên quan đến tham vọng về viễn cảnh thôn tính thị trường thế giới của ông.
    Tất cả chúng ta chắc hẳn đều còn nhớ việc cách đây không lâu, ông này đã làm cả thế giới phải sửng sốt khi dám mạnh miệng tuyên bố sẽ nâng giá bán game của Activision-Blizzard lên vì việc đó hoàn toàn phù hợp với chất lượng của những tựa game mà họ làm ra.
    Không chỉ dừng lại ở đó, sau hàng loạt những vụ việc tương tự, giờ đây ông Kotick lại một lần nữa “thổ lộ” tham vọng của mình trước việc đưa trò chơi điện tử trở thành một sản phẩm giải trí có khả năng thôn tính thị trường giải trí của thế giới mà trong đó, điện ảnh và truyền hình sẽ là hai nạn nhân đầu tiên.
    Không phải ngẫu nhiên mà vị CEO từng cứu Activision khỏi bờ vực phá sản này lại có thể nuôi một tham vọng lớn đến như vậy. Hiện tại Activision-Blizzard đang sở hữu những tựa game nằm trong top đầu thế giới như StarCraft, World of WarCraft, Call of Duty và cả Guitar Hero. Sức ảnh hưởng của chúng thì gần như đã trở thành một việc mà ai cũng biết đến.
    StarCraft đã bán được đến 11 triệu bản trên toàn thế giới và hiện vẫn đang là một trong ba game được ưu chuộng nhất tại xứ sở Hàn Quốc, có mặt tại hơn 22.000 phòng game và các trung tâm giải trí lớn giành cho giới trẻ cùng với hàng loạt các giải đấu lớn được tổ chức ngoài trời.
    Call of Duty – tựa game FPS lấy chủ đề chiến tranh thế giới – thì lại tự hào với hơn 20 triệu người chơi online thường xuyên. Trong khi đó, World of WarCraft – cỗ máy in tiền của Blizzard thì đã nổi tiếng từ lâu với gần 12 triệu tài khoản đăng ký cùng với doanh thu tương đương nửa tỷ đô la Mỹ-9 nghìn tỷ VNĐ.
    Trên đây mới chỉ là ba cái tên tiêu biểu trong số hàng ngũ đông đảo các tựa game bom tấn của Activision. Với tiềm lực đó, họ đủ sức tạo ra những trào lưu và xu hướng giải trí đủ hấp dẫn để kéo được hàng loạt con người khỏi ghế salon và thói quen giải trí bằng phim ảnh và các chương trình truyền hình.
    Hơn nữa, ông Bobby Kotick còn nhận xét rằng: “Tôi tin tưởng game sẽ làm lu mờ điện ảnh và truyền hình trong một tương lai không xa, chỉ cần khoảng 5 năm là điểu đó sẽ thành sự thật”.
    Rõ ràng lợi thế về sự chủ động trong việc chọn lọc nội dung giải trí, thời gian cùng với những trải nghiệm tương tác thú vị mà game đem lại đang được tận dụng làm bàn đạp mạnh mẽ để ngành công nghiệp có giá trị lợi nhuận hàng đầu thế giới này ngày càng bành trướng tầm ảnh hưởng của mình sang các lĩnh vực giải trí và nghệ thuật khác.
    Bên cạnh đó, những tiến bộ của đồ họa trong game cùng với những thủ pháp điện ảnh mà các nhà sản xuất đang áp dụng vào trong cách dẫn truyện của game mà Heavy Rain là một điển hình thì chẳng mấy chốc trong tương lai, game sẽ được nhìn nhận như một môn nghệ thuật đúng nghĩa.
    Kiên Định - Tổng Hợp​
    Các bạn nghĩ sao?
     
  2. solid_huce2606

    solid_huce2606 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    23/4/07
    Bài viết:
    5,401
    Nơi ở:
    Non
    mặc dù các hệ máy chơi game ngày càng đa dạng và nhiều phụ kiện cũng như tính năng mới ra đời nhưng mà rồi cũng có lúc người chơi mệt mỏi và tìm đến phim ảnh cũng như giải trí nhẹ nhàng = các kênh truyền hình, game thì chủ yếu thích hợp cho các bạn trẻ thôi chứ những người đã đi làm thì time chơi game của họ là rất ít, và với những người lập gia đình thì time chơi game gần như ko có
     
  3. chim nhỏ

    chim nhỏ Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    129
    Tôi nghĩ là bạn nhầm. Game không phải chỉ toàn những game đòi hỏi nhanh tay lẹ mắt. Một số game đòi hỏi phải suy nghĩ, có thể coi như một môi trường mô phỏng để người ta thử nghiệm những phương án giải quyết vấn đề nào đó, tất nhiên là lúc này game không còn là trò chơi nữa.
    Trong tương lai, game hoàn toàn có thể thay thế điện ảnh để trở thành loại hình giải trí số một.
    Thậm chí, nếu trí tuệ nhân tạo tốt thì người ta có thể thử nghiệm những phương án giao tiếp với người thật trước khi thực sự giao tiếp với họ. Còn mô phỏng vật lý thì có thể dễ dàng hơn, những tai nạn máy bay, những tai nạn lao động... có thể không xảy ra nếu sự mô phỏng chính xác.
    Game không phải lúc nào cũng là "một nhân vật nhưng có hàng ngàn người nhập vai". Người ta hoàn toàn có thể làm một game mà người chơi thực sự bước vào thế giới của game để gặp mặt, giao tiếp, tương tác với nhân vật chính của một tác phẩm văn học nào đó. Lúc đó, con người sẽ thưởng thức văn học theo một cách hoàn toàn mới, không thụ động quan sát như trước kia mà có thể tác động vào các nhân vật trong tác phẩm để thay đổi tác phẩm, có thể không hoàn toàn theo ý mình nhưng có khả năng là lại đưa ra được một phương án khác hay hơn những gì nhà văn nghĩ ra. Thực tế, nhiều game đã cho thấy nó xứng đáng để được so sánh với những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.
     
  4. Mr.Nice

    Mr.Nice Persian Prince

    Tham gia ngày:
    7/9/06
    Bài viết:
    3,830
    Nơi ở:
    Abbey Road
    Mình chơi game 3,4 tiếng là ngấy lắm rồi, phải out ra nghỉ, dù là thể loại gì đi nữa. Còn phim thì ko bao giờ ngấy. Nói chung theo mình game ko có tuổi thay thế điện ảnh.
    Bạn này chẳng hiểu cái vẹo gì về điện ảnh cả, nói linh ta linh tinh (:|
     
  5. Ada + Leon

    Ada + Leon Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    20/1/08
    Bài viết:
    2,729
    Nơi ở:
    Iowa
    Uhm! Tôi cũng giống như bạn. Game đơn giảin chỉ là cái để giải trí chơi nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe. Nếu đem so với việc xem phim thì không lợi ích bằng. Xem những bộ phim phản ánh cuộc sống hiện thực của TVB giúp mình rút ra rất nhiều bài học và suy nghĩ cho cuộc sống. Game không dạy cho ta biết được gì nhưng phim TVB dạy cho ta nhiều bài học nhân sinh, cuộc sống. Phim Hoạt Hình thì vui nhộn, giúp ta cười rất thoải mái từ đó con người ta sẽ trẻ trung và lạc quan hơn.
     
  6. Tôi Xin Thề

    Tôi Xin Thề Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/8/09
    Bài viết:
    62
    [​IMG]:-*
     
  7. chim nhỏ

    chim nhỏ Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    129
    Điện ảnh, sân khấu và văn học mọc ra để thoả mãn nhu cầu thích rình mò xem người ta có gì hay rồi đi bàn tán lung tung, sáng tác thêm nhiều chi tiết.
    Người đọc truyện, xem phim, kịch đều rất khoan khoái khi câu chuyện không phải kể về mình. Vì thế, hiệu quả của những loại hình nghệ thuật này thấp hơn nhiều so với game.
    Mặc dù game vẫn chưa loại bỏ được nhận thức của người chơi về vai trò thật sự của họ trong những sự việc xảy ra nhưng vì cho phép tương tác, nó khiến người chơi có những lúc quên đi thế giới thực để hoà nhập vào thế giới của game. Tôi đố bạn nào vừa ăn bánh vừa chơi game bắn súng mà không bị chết đấy :D. Dù có cố gắng phủ nhận những điều tôi nói, các bạn cũng không thể không đồng ý rằng mình có một mức độ tập trung nhất định vào diễn biến của game. Điều này không phải là xấu nếu game có một nội dung sâu sắc, chứ với game bắn súng đùng đoàng hiện nay thì tất nhiên càng nhập tâm càng vô ích, thậm chí nguy hiểm. Tình huống trong game có thể không bao giờ người chơi gặp ngoài đời nhưng tình huống trong phim, truyện, kịch cũng có khác? Cái hơn của game chính là khả năng tương tác cao hơn, thực ra những cái kia chẳng có tương tác gì, mà nếu người ta cho phép khán giả lên sân khấu khuyên nhủ nhân vật thì chắc là phải mất mấy ngày mới xong một vở diễn vì đơn giản là khán giả thì đông, mỗi người mỗi ý. Nhờ có game với lợi thế là tốc độ của chiếc máy tính, người ta tự tìm ra những cách giải quyết của riêng mình với tình huống đặt ra trong game, thử nghiệm nó hàng chục lần và sau đó, chia sẻ chúng với mọi người.
    Có thể các bạn đã chơi quá nhiều game nội dung chẳng có gì đặc sắc, chủ yếu là hành động, nên các bạn không đồng ý với tôi. Rõ ràng có những game người chơi không nhiều cũng vì lý do người ta không thích sự phức tạp của nó. Nhưng nhu cầu rình mò của con người là vô tận, mà rình rồi sáng tác thì có ngày người ta đánh cho vì bịa chuyện quá kinh khủng, làm cuộc sống người ta rối tung lên. Do đó, game buộc phải can thiệp, bạn muốn sáng tác gì thì sáng tác, tất cả chỉ là ảo, chẳng ai chết.
     
  8. Tôi Xin Thề

    Tôi Xin Thề Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/8/09
    Bài viết:
    62
    Chúng ta không sống trong thế giới ảo bạn à.
    Mà kể cả bạn có dành cả ngày cả tháng hay cả năm bên cái máy tính hay console cũng không thể hiểu đ.c những cái hay trong nghệ thuật.
    Tất cả những gì bạn vừa nêu trên thường làm cớ để ngụy biện cho những người nghiện game đấy. :|
     
  9. cowboyha

    cowboyha Unofficial Tactician Moderator

    Tham gia ngày:
    23/9/08
    Bài viết:
    10,168
    Nơi ở:
    Music World♫
    Như bạn ở trên nói rằng chỉ vì có thể tương tác với "tác phẩm" nên nó hay hơn, thậm chí thay thế phim ảnh và truyền hình?
    Mình không phản bác, chỉ mong bạn nghĩ hết mọi phương diện gồm kinh tế[coi phim truyền hình hay chơi game tốn hơn?].

    Sau đó đến điều này:Bạn đi làm về mệt, bạn muốn nghỉ ngơi, thế là bạn lao đầu vào game cho hại thêm cái đầu đã làm việc cả buổi hay chỉ đơn giản bấm nút mở TV mở phim ra xem giải trí, hay bạn kêu rằng "nhập tâm vào game" để giải lao?

    Và rồi, theo lí thuyết của bạn, người chơi theo ý thích của mình mà điều khiển nhân vật theo ý thích, nhưng bạn có biết rất nhiều người tò mò không biết nếu là nhân vật đó tự làm thì họ làm thế nào?Ví dụ, một nhân vật trầm lặng không bao giờ mà "đi khắp nơi hỏi chuyện từng người hoặc đụng gì cũng làm" như người chơi thỏa thích làm, trong khi phim thì đạo diễn đã khắc nhân vật đã là như thế, trong tình huống đó anh ta chỉ làm như thế, anh ta không làm khác, điều đó đã khắc họa anh ta.Bạn à, bạn chỉ tính có 1 chiều đó là góc nhìn từ game thủ, bạn còn phải nhìn từ nhiều tầng lớp khác nhau, bạn mới biết họ cần gì?

    Nếu như 3 điều trên chưa hiểu, mình sẽ giải thích tiếp.
     
  10. Jokor

    Jokor Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    308
    Có lẽ cũng hơi khó , tớ ngồi chơi game lắm lúc thấy mệt người chứ chả thấy giải trí đâu cả.
    Hồi trước con ngồi được lâu h chỉ tầm 3 tiếng là căng , phải chuyển qua nghe nhạc cho nó thư giãn. :(
     
  11. alone again

    alone again Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/8/09
    Bài viết:
    286
    game, điện ảnh, nhạc, theo mình những thứ đó dung hoa với nhau thì tốt hơn, chứ khó có chuyện game làm lu mờ những thứ khác lắm lắm, dù sau này công nghệ có làm hình ảnh thật đến mức nào chăng nữa, còn 1 điều nữa là game thì vẫn chưa xứng dc so sánh ngang tầm với các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới đâu, dù ta có nhập vai đến thế nào đi nữa...
     
  12. chim nhỏ

    chim nhỏ Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    129
    Bạn không hiểu ý tôi rồi. Tương tác với nhân vật trong tác phẩm nghĩa là bạn không phải nhân vật nào của tác phẩm cả. Bạn chỉ là bạn khi thâm nhập vào tác phẩm. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đứng từ xa quan sát nhân vật giải quyết các vấn đề gặp phải, tuỳ bạn chọn thôi. Tôi rút ra điều trên khi nghe nhiều người phê bình nhân vật quá kém thông minh sau khi xem phim... Tại sao ta không cho người xem đi vào thế giới ấy và trổ tài giúp nhân vật giải quyết chúng. Nói cách khác, game chỉ là một môn nghệ thuật mang tính cộng đồng cao nhất từ trước đến nay. Ngay cả phim ảnh cũng không đạt được vì vẫn có một ông viết kịch bản rồi quá trình làm phim lại có một ông khác thay đổi một số chi tiết, cộng với diễn viên. Chấm hết! Người xem không thể làm gì được. Như vậy xã hội sẽ bị dẫn dắt bởi một vài cá nhân (những nhà văn, những người làm phim), nhất là giới trẻ. Nhưng với game thì khác, người làm game chỉ đặt ra tình huống và hàng chục ngàn người, hay thậm chí hàng triệu người giải quyết nó theo những cách khác nhau. Ai nói với bạn rằng người ta không thể rút ra bài học gì nếu không ngồi từ xa quan sát và để yên cho người ta tự quyết định? Thực tế, con người chỉ rút ra bài học có giá trị khi chính mình tham gia vào sự kiện. Đừng để cho mấy ông nhà văn bảo mình phải làm gì mà hãy tự quyết định chuyện của mình!
     
  13. V\/\>Noctis</\/V

    V\/\>Noctis</\/V Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/8/09
    Bài viết:
    348
    tớ thì nghĩ game sẽ ko thể làm lu mờ đc điện ảnh & truyền hình
     
  14. kazumareika

    kazumareika The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    11/2/07
    Bài viết:
    2,265
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trong tương lai, khi cộng nghệ phát triển khả năng game vượt qua điện ảnh và truyền hình có thể xảy ra, thời của cộng nghệ 3D tương tác với môi trường bên ngoài sẽ làm game thật hơn được phim ảnh
    Còn hiện tại game ko thể đủ sức so với phim ảnh và truyền hình
    - Có 3 yếu tố: Tính phổ cập, độ khó của sản phẩm và số lượng khách hàng.
    Game tuy hay nhưng lượng thông tin truyền tải đến người chơi quá lâu, game càng hay, càng ý nghĩa thì càng đòi hỏi thởi gian lâu hơn. Với cuộc sống bận rộn bây giờ thì ko thể đáp ứng được
    Không ai phủ nhận điện ảnh và truyền hình dễ sử dụng hơn game, bạn chỉ cần nằm khểnh, mắt dán vào màn hình và ko cần động chân động tay cũng có thể hưởng trọn vẹn những gì phim ảnh mang lại. Game đòi hỏi bạn nhiều tốn nhiều sức lực hơn và ko phải ai cũng "Biết" chơi game
    Lượng người sử dụng phim ảnh và truyền hình vượt hơn nhiều so với game, đơn giản vì hầu như ai cũng có một cái tivi nhưng ko phải ai cũng có máy dùng để chơi game....

    Điểm sáng của game mà phim ko có chính là khả năng kết nối người chơi, nhưng điều này cũng ko đủ để game hơn được truyền hình
     
  15. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,753
    Gớm thật, lại cứ phải là TVB mới dc hả bạn? :-"
    Phim TVB bổ ích hơn cả Discovery Channel thế à? :-"
     
  16. V\/\>Noctis</\/V

    V\/\>Noctis</\/V Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/8/09
    Bài viết:
    348
    ý kiến của pác ấy thôi đâu có sao đâu , tớ thì mấy cái phim tài liệu hay chiếu vào ban đêm trên kênh HTV 7 hay 9 j` đó :D
     
  17. cowboyha

    cowboyha Unofficial Tactician Moderator

    Tham gia ngày:
    23/9/08
    Bài viết:
    10,168
    Nơi ở:
    Music World♫
    Cứ nhìn từ góc độ game thủ nên chỉ thấy được nhiêu đó từ game, còn mấy tên phát hành game thì đuơng nhiên phải "la" to để đánh bóng tên tuổi rồi.

    Tương tác để kết nối game thủ,giải trí mang tính cộng đồng cao, đúng, rồi gì nữa?

    Là người bình thường chỉ đủ sức làm việc 8 tiếng rồi về nhà nghỉ có đủ thời gian và "nghị lực" ngồi mà xem kết nối thế giới này nọ, tương tác nào đó trong game không?

    Nói thiệt với bạn số lượng người chơi Minigames và Flash game đông lắm đấy. Nó công đồng.Đúng.Nhưng người chơi có quan tâm không?Hay là họ chỉ đơn giản là chơi tí rồi nghỉ "mai còn làm viêc" chẳng hạn.Lúc nghỉ họ làm gì?Ý bạn nói là lại leo lên mạng coi cách giải quyết một vấn đề trong game?Hay là ngồi mở TV và cả gia đình cùng xem xum họp và bàn tán về phim?Mình chưa bao giờ tưởng tượng một gia đình hạnh phúc có buổi tối là xum họp quanh máy tính mà "tương tác", "kết nối", bàn tán về game?

    Chỉ nhìn từ góc độ game thủ nên chỉ thấy nhiêu đó, tự khi lao vào đời, làm một người bình thường ấy, nghĩ lại câu hỏi mình rõ ngớ ngẩn, bảo đảm đấy.Có thể mình hiểu về mấy cái game có tính công đông cao thiếu nhưng mình dám chắc nó chỉ có thể kết nối game thủ, còn một bộ phận to lớn khác thì bạn tính để họ lao vào thế giới game trong khi nhà nước cố gắng làm ngược lại?

    Mà nói với bạn luôn trong cái trên bạn mới chỉ trả lời một vấn đề mình nêu ra, trả lời hết đi rồi tính đến chuyên khác.
     
  18. thanhcafu

    thanhcafu Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    31/8/07
    Bài viết:
    33
    bác nói quá hay! Nếu 1 ngày nào đó game làm lu mờ điện ảnh và truyền hình thì em nghĩ lúc đó con người trên thế giới này sẽ chằng còn tình cảm hay tình yêu gì nữa.
     
  19. chim nhỏ

    chim nhỏ Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    129
    Bạn quên từ "sẽ" rồi sao? Tương lai thế nào bạn có biết không? Ai mà biết được tương lai.
    Còn những vấn đề hiện nay, cuộc sống khó khăn, tranh giành ác liệt là do đâu? Phải chăng là cuộc sống nó như thế? Không! Chính con người đã tự đẩy mình vào hoàn cảnh đó. Xã hội vận hành theo kiểu của CNTB thì tất nhiên là phải có cạnh tranh, cạnh tranh thì mệt mỏi, mệt mỏi thì còn thời gian đâu mà quan tâm, ngay cả đến con mình. Tôi thấy câu nói này rất hay: "Trí tuệ của con người không phải để chống lại con người". Thế nhưng hiện nay người ta làm ngược lại. Thiên nhiên còn bao nhiều mối nguy rình rập mà con người cứ thích tranh đấu đấu tranh, rồi đến ngày thảm hoạ ập đến, quét sạch tất cả thì con người cũng chẳng còn để mà hối hận nữa. Đáng lẽ mọi người sau khi lao động phải cảm thấy sảng khoái vì được cống hiến chứ không phải vướng bận những chuyện tranh đấu, lo sợ mất việc, lo sợ nhiều thứ khác... Họ sẽ thoải mái nêu như không có sức ép cạnh tranh. Thực tế cho thấy cạnh tranh không phải động lực của sự phát triển, các nhà bác học đâu có ganh đua với ai mà vẫn phát minh ra nhiều thứ rất hay (Isaac Newton), công trình của họ toàn là "cuộc cách mạng", "cuộc lật đổ" (Albert Einstein), ngược lại, những nhà khoa học thích ganh đua (ví dụ như nhà khoa học Hook, phát minh ra định luật Hook trong lý thuyết đàn hồi) thì chỉ đóng góp rất ít cho khoa học. Trong trường hợp này, con người sảng khoái sẽ sẵn sàng bắt tay vào việc phiêu lưu trong một thế giới thú vị của game. Họ cũng an tâm vì không có ai tìm cách hại họ, tìm cách tranh giành với họ, và khi phát hiện mối nguy đến từ thiên nhiên thì con người cùng nhau tìm cách đối phó bằng "những cái đầu hoàn toàn nhẹ nhõm". Còn hiện nay, chống thiên tai, dịch bệnh mà người ta vẫn còn tính toán vì lo cho lợi ích của mình. Tình trạng này là do chính con người tạo ra.
     
  20. 85footballplayer

    85footballplayer T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    14/5/09
    Bài viết:
    518
    Tôi nghĩ rằng không thể giải quyết vấn đề hóc búa trên vì không ai nhảy vào đầu người khác để xem họ nghĩ gì được.
    Vậy, để hoàn thiện lý thuyết liên lạc não-não của mình, tôi đã nghĩ đến một tương lai mà con người hoàn toàn kết nối với nhau. Bộ não loài người sẽ trở thành một. Suy nghĩ trong đầu người này sẽ được tất cả những người khác biết được. Khi đó, không ai có thể làm việc xấu vì chỉ cần nghĩ xấu là bị cô lập ngay, bị tống vào trại giam. Còn những ý nghĩ vô hai thì sẽ không có vấn đề gì.
    Thực ra, tôi nghĩ rất nhiều về nguyên nhân của những sự bế tắc trong lý thuyết khoa học hiện đại. Và tôi nghĩ rằng lời giải đã có: Con người buộc phải phát triển giác quan thứ 6 để có thể tiếp tục nghiên cứu khoa học. Những khái niệm trong vật lý đã đạt đến giới hạn của 5 giác quan. Những thiết bị dùng để nghiên cứu cũng được tạo ra trên cơ sở 5 giác quan của con người. Dù chiếc máy đo có chính xác đến đâu, có thể đo đạc cái gì thì cũng vẫn phải thể hiện kết quả dưới dạng mà 5 giác quan của con người có thể nhận biết được. Chiếc máy không thể hiển thị một đồ thị gồm có 3 trục không gian và 1 trục thời gian được vì nó được chế tạo bởi con người chỉ có khả năng nhận biết một không gian có 3 chiều. Vậy, nếu con người có thêm 1 giác quan nữa thì họ sẽ có thể thấy không gian có nhiều hơn 3 chiều và lúc ấy thiết bị chế tạo ra mới giúp con người tiếp tục nghiên cứu, đồng thời những lý thuyết hiện nay có thể được kiểm chứng bằng giác quan. Mà giác quan thứ 6 thì sao, thông tin khoa học tôi biết được về giác quan thứ 6 cho thấy bộ não của con người có thể kết nối với nhau. Vậy, muốn khoa học tiếp tục phát triển, con người phải có giác quan thứ 6, mà có giác quan thứ 6 thì người ta không thể có những suy nghĩ xấu xa được nữa, vậy có nghĩa là CNCS hoàn toàn có thể thực hiện. Khoa học kém phát triển sẽ khiến con người đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm, các bạn cũng thấy rồi đó, trước đây người ta chưa rõ về núi lửa nên nó phun trào thì chạy không kịp, ngày nay hiểu rõ về núi lửa rồi thì lại phát hiện các lỗ đen vũ trụ có thể tiêu diệt Hệ Mặt Trời. Không chừng khoa học tiếp tục phát triển sẽ cho thấy nguy cơ khủng khiếp hơn nữa. Mà nguy cơ thì không chờ đợi con người thấy được nó.
    Thế nên, con người có 2 lựa chọn: Có giác quan thứ 6 hay là chết. Nói cách khác, CNCS hay là chết.
    Trong xã hội ấy, game sẽ là loại hình giải trí số một :D.
     

Chia sẻ trang này