TTO - Nhiều phụ huynh, giáo viên tại các trường học ở tỉnh Tiền Giang bức xúc cho biết họ đã “bị” vận động góp tiền xây tượng đài, nhà lưu niệm cho nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên. Một giáo viên tại một trường tiểu học trên địa bàn thị xã Cai Lậy cho biết đầu năm học là thời điểm các phụ huynh phải đóng nhiều khoản tiền cho con em nên có nhất thiết phải đóng thêm một khoản tiền nữa để xây tượng đài trong thời điểm này. Hiện yêu cầu cụ thể số tiền vận động cũng như kinh phí, quy mô của nhà lưu niệm chưa được thông báo rõ. Trả lời với Tuổi Trẻ vì sao không chọn thời điểm khác để vận động mà lại tiến hành ngay đầu năm học, ông Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho rằng sở dĩ phải vận động đóng góp xây nhà lưu niệm cho nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên ngay trong đầu năm học là do phải làm cho kịp khởi công trong ngày kỷ niệm 50 năm ngày giỗ của liệt sĩ này (21-11). “Ngoài ra, một số mạnh thường quân trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hứa ủng hộ kinh phí xây trường và đặt tên nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên ngay tại quê hương bà", ông Oanh nói. Cũng theo ông Nguyễn Hồng Oanh, nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên sinh năm 1945, quê quán ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy), tỉnh Tiền Giang - là tác giả quyển nhật ký “Thế hệ Hồ Chí Minh” được viết tại chiến trường miền Đông Nam bộ. Quyển nhật ký đã được cựu chiến binh Huỳnh Văn Sáng tìm thấy tại tỉnh Bình Dương và được báo Bình Dương công bố vào năm 2012. Đây là một trong ba quyển nhật ký được tìm thấy cùng với nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc mà tác giả là những liệt sĩ trẻ tuổi đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc và cách mạng. “Chính vì lý tưởng sống cao đẹp, sự hi sinh cao cả của nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên là một tấm gương tiêu biểu của lớp thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Tấm gương ấy cần được trân trọng, giữ gìn, phát huy và giáo dục truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ”, ông Oanh nói thêm. Mục đích của việc xây nhà lưu niệm và tượng đài, theo Sở GD-ĐT Tiền Giang, là để lưu giữ hiện vật và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tinh thần cách mạng của nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên và cũng là công trình, di tích thể hiện tấm lòng tri ân mến mộ của thầy cô giáo, học sinh, sinh viên Tiền Giang. Nhà lưu niệm sau khi hoàn thành sẽ là một địa chỉ lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về tấm gương của một nữ anh hùng liệt sĩ. THANH TÚ http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/2015...i-van-dong-gop-tien-xay-tuong-dai/947883.html Game on
^ Xây cái nhà xong đặt cái tượng ở mặt tiền . Cơ mà hồi chiến tranh thì cấm viết nhật ký, thu được là lãnh án kỷ luật, mà sao giờ toàn tung hô chả thấy ai nhắc đến nhỉ?
ố yè , ngân sách nhà nước chỉ 1 phần , 1 phần lớn là từ nguồn xã hội hoá , hố hố nguồn xhh chính là đây
Có gì đâu, hồi 90s học Nguyễn Thượng Hiền ở Tân Bình, nó cũng thu tiền đúc tượng đó thôi, thu từ thời ông anh học, tới lúc ông anh ra trường 3 năm mới có tượng Tiền bao nhiêu thì không ai biết nhưng mà mỗi lứa vô trường, cứ đầu năm là đóng tiền, có khoản xây tượng, coi như mỗi lứa phải đóng khoảng 3 lần. Mà ra cái tượng đồng bán thân nhỏ xíu, nhìn y như đàn bà. Hs toàn kêu tượng Nguyễn Thị Hiền...
Đó là thời kháng chiến chống Pháp bạn ơi. Qua đến thời chống Mỹ thì mấy vị nông rân chết gần hết, sinh viên học sinh và dân thành thị tham gia kháng chiến khá nhiều nên suy nghĩ thoáng hơn rồi, bà già mình đi Quân Báo là ngành phải tuyệt đối giữ bí mật mà còn viết nhật ký này nọ có gì đâu
Người dân nhìn tượng có thể cơm no áo ấm, hạnh phúc tràn đầy. Học sinh nhìn tượng thì trí lực thông tuệ, học hành giỏi giang. Đề nghị cả nước lập phong trào xây tượng
wonder lắm thế, tưởng mấy cái wonder nghìn tỷ độ phủ sóng cả nước giờ thêm mấy cái wonder cấp trường nữa à ? Hay mấy cái kia buff morale, còn cái này buff wisdom cho các em học sinh?
Có khi anh nào kêu gọi xây tượng thì đổ bê tông nhét cmn vào đúc chung luôn thể. Được vậy có khi dân lại chả góp nhiệt tình :).
xây để buff lên cho học sinh mà h phong trào xây tượng đài buff niềm tin hay sao mà ở đâu cũng thấy nhỉ
hồi trước trường ta còn bắt đóng tiền xây căn tin, mẹ cái căn tin ghẻ nó thu mỗi đứa 500k mới kinh. sau rồi éo đứa nào đóng cũng chả làm đc gì, cuối cùng vẫn tự bỏ tiền ra mà xây.