Giới thiệu dự án mua bán đồ cũ

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi kim_2016, 3/5/18.

  1. kim_2016

    kim_2016 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    28/7/15
    Bài viết:
    0
    Tôi thấy hình thức mua bán đồ cũ đã có nhiều người làm (lĩnh vực này không mới mẻ gì) nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng vì hầu hết những người mua bán đồ cũ còn thiếu chuyên nghiệp. Người thì bạ cái gì mua cái nấy sau đó đem chất đống bán lại cho người khác (hầu như không tham gia vào quá trình biến đổi đồ vật hoặc có tham gia thì cũng sơ sài). Người thì đăng bán hàng trên mạng (mà mạng thì có rất nhiều mạng khác nhau) khiến cho người mua có tâm lí e ngại, họ thường cho rằng những mạng này đa phần lừa đảo … Tôi muốn giới thiệu đến bạn dự án Mua bán đồ cũ với hình thức kinh doanh hoàn toàn khác từ cách mua đến cách bán. Chúng ta không bạ cái gì mua cái nấy mà mua có cân nhắc tính toán, khi mua xong sẽ có cách thức làm cho món hàng mình mua gia tăng giá trị và phát triển những kênh bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau khiến cho người mua không ngờ tới. Tôi sẽ trình bày chi tiết những cách thức này trong dự án.

    [​IMG]


    Dịch vụ mua đồ cũ uy tín đà nẵng: http://benhvienmayin.com/2018/04/14/mua-ban-cu-da-nang-cu-ma-moi/


    Đồ cũ cũng có nhiều dạng đồ cũ. Có đồ càng cũ càng có giá, người ta gọi là đồ cổ. Có đồ càng cũ càng mất giá, cần bán đổ bán tháo. Chúng ta sẽ ưu tiên mua những đồ cũ có khả năng “biến đổi” thành đồ có giá trị hơn. Có hai cách “biến đổi”. Một là làm mới đồ cũ để tăng giá trị sử dụng từ đó tăng giá trị trao đổi của chúng. Hai là “biến đổi” đồ cũ có công dụng này thành món đồ có công dụng khác. Cả hai cách biến đổi này đều nhằm mục đích làm tăng giá trị trao đổi của đồ cũ.

    Tôi nhận thấy ở thời buổi khó khăn rất nhiều người chọn giải pháp “thắt lưng buộc bụng” để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, họ thường tìm mua những món đồ phù hợp với túi tiền của họ. Chúng ta hãy tạm bỏ qua khái niệm “mới – cũ”, bởi nhiều khi khái niệm này chỉ là tương đối.

    Tôi nhận thấy nhiều người có cuộc sống khá giả hơn bèn tìm cách mua đồ mới. Việc mua đồ mới khiến họ cảm thấy cuộc sống họ thay đổi, họ được hưởng thụ Tâm lí này tồn tại ở đa số người. Chính vì vậy, đôi khi chuyện bán đồ này mua đồ kia chỉ là vấn đề tâm lí.

    Tôi nhận thấy khái niệm “cũ – mới” còn tùy vào từng người. “Cũ người mới ta” là vậy. Bên cạnh đó, một khi đồ cũ còn sử dụng được chúng ta sẽ có cách làm chúng phát huy tác dụng. Giá trị của đồ vật còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, công nghệ của người biến đổi chúng. Tôi tin là mình sẽ có cách biến đồ cũ thành đồ có giá trị.

    Với những gì tôi đề cập đầu bài viết thì thành phẩm sau khi “biến đổi” từ đồ cũ sẽ được phân phối dưới nhiều dạng khác nhau. Không nhất thiết phải bán trên web hay qua một mặt bằng nào đó. Nói chung, là bạn sẽ không thể biết được tôi mua đồ cũ ấy làm gì và bán dưới hình thức nào nếu tôi không tiết lộ với bạn.

    Như bạn biết, giá là số tiền bạn phải trả, giá trị là những gì bạn có được. Phương pháp kinh doanh mua bán đồ cũ dựa trên việc định giá chính xác những gì mình cần mua. Cố gắng mua được những vật giá trị nhất với mức giá thấp nhất (giá trị ở đây phụ thuộc vào đầu óc của mỗi người). Đây là cách đầu tư rất khôn ngoan.

    Dưới đây là một bài viết về tỉ phú Tadashi Yanai người Nhật Bản đáng để chúng ta phải suy ngẫm:

    Con đường tạo dựng sự nghiệp của vị tỉ phú này được nhiều người khâm phục bởi ông đi lên từ một cửa hàng kinh doanh quần áo cũ, tại vùng quê hẻo lánh của Nhật. Tạp chí Time (Mĩ) ngày 18/4 đã công bố danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2013. Nhà sáng lập chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo của Nhật Bản Tadashi Yanai là một đại diện tiêu biểu trong danh sách này.

    Tadashi Yanai hiện là tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, theo tạp chí Forbes và liên tiếp có mặt trong danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới. Tạo dựng sự nghiệp từ một hiệu quần áo nhỏ, đến nay đại gia bán lẻ của Nhật Bản, Tadashi Yanai, có trong tay hơn 11,5 tỉ USD cùng chuỗi cửa hàng bán lẻ có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhưng con đường tạo dựng sự nghiệp của vị tỉ phú này mới khiến nhiều người khâm phục. Công ty Fast-Retailing của gia đình ông vốn chỉ là một cửa hàng kinh doanh quần áo cũ tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh của nước Nhật, được thành lập từ năm 1963. Công việc kinh doanh ban đầu khá khó khăn và mọi việc vẫn do cha ông đảm nhiệm. Đến năm 1968, dưới bàn tay thần kì của nhà lãnh đạo Tadashi Yanai, Fast-Retailing đã có chi nhánh tại hầu hết các tỉnh và thành phố. Với tài lãnh đạo cùng sự thông minh, táo bạo và tham vọng, ông đã phát triển nhanh chóng công ty của mình trong lĩnh vực bán lẻ và trở thành một hãng bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất nước Nhật, đánh bại các đối thủ “sừng sỏ” ra đời từ trước công ty này hàng chục năm. Trong suy thoái, chuỗi cửa hàng Fast Retailing vẫn làm ăn phát đạt nhờ phương châm giá rẻ với giá cổ phiếu tăng 43% giá trị trong năm vừa rồi. Để cắt giảm chi phí, ông đi thuê các nhà sản xuất bên ngoài từ Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Bangladesh để đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Suốt 25 năm qua, tỉ phú 63 tuổi này đã xây dựng Uniqlo thành hãng thời trang bán lẻ lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Inditex (với thương hiệu Zara), H&M và Gap. Với 1.200 cửa hàng trên khắp thế giới, Yanai cho biết: “Tôi muốn xây dựng một hình mẫu McDonald’s trong ngành may mặc thế giới”.

    Tỉ phú thời trang giá rẻ hay Levi Strauss của Nhật Bản là những mĩ từ mọi người vẫn thường gọi ông. Ngày nay, Yanai đứng trong danh sách 100 người đóng thuế nhiều nhất nước Nhật, là người sở hữu nhiều cổ phần nhất 46% trong Fast Retailing Co., Tadashi Yanai được tạp chí Forbes xếp thứ nhất trong số những tỉ phú lớn nhất của xứ sở mặt trời mọc. Ngày 18 tháng 4 vừa rồi, ông được Time bình chọn là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới, minh chứng cho những nỗ lực cống hiến không ngừng của ông cho ngành thời trang thế giới.

    Buôn bán bất cứ mặt hàng gì cũng phải biết cách mới có thể sống còn và phát triển. Bạn phải biết ưu thế của mình là gì, nhu cầu của khách hàng như thế nào và tìm mọi cách để kết nối hai điều đó lại với nhau.

    Mua bán đồ cũ là một lĩnh vực nhiều người đang làm, nhưng giống như những lĩnh vực khác do trình độ hạn chế nên họ chưa biết cách khai thác triệt để con đường mình đang đi. Nói cách khác, họ làm với mong muốn kiếm sống nhiều hơn tham vọng giàu có. Chính vì vậy, dự án này là cơ hội cho những ai có khát khao hơn người.
     

Chia sẻ trang này