Đạo diễn Seok-hoon Lee Diễn viên Jeong-min Hwang Sung-ha Jo In-kwon Kim "Một người anh em của chúng tôi đã bị chôn vùi ở nơi giá rét tột cùng trên dãy Himalayas hùng vĩ. Người anh em hãy kiên nhẫn chờ đợi. Chúng tôi sẽ sớm đưa anh về..."
Dù đây là bài viết có ít nhiều review phim Himalayas, nhưng poly lại bắt đầu nó bằng một câu chuyện cá nhân, nguồn cảm hứng khiến poly muốn ngồi xuống và reivew một bộ phim đầy chất nam tính này. Số là poly nghe câu chuyện như thế này. Có một nhóm bạn tổ chức một chuyến đi chơi chung sau bao thời gian làm việc vất vả cũng như để có thời giản trải nghiệm cùng nhau. Có bạn nam trong nhóm rất muốn đi nhưng cứ chần chừ không thể quyết định tham gia được. Mọi người hỏi đi hỏi mãi cuối cùng lý do chính là do gf không muốn bạn ấy đi. Mọi người nghe đến đây kêu chời vậy rủ gf đi chung luôn có gì đâu. Nhưng vấn đề là gf bạn ấy không muốn đi mà cũng không muốn co bạn ấy đi một mình. Nghe đến đây poly chỉ biết thở dài. Đúng là thời buổi mà hình tượng soái ca lên ngôi, cái gì cũng phải nghe phải chiều phải tuân theo gf mới là đúng. Haiz. Quay trở lại với Himalayas, tại sao poly lại viết về nó với phần dẫn chuyện như vậy. Bởi vì đây là một bộ phim đầy nam tính, hừng hực nhiệt huyết và khí thế của một người đàn ông bỏ lại đằng sau những yêu thương, người phụ nữ và gia đình để tiến về phái trước, để vượt qua khó khăn thử thách mà đời người đôi khi chỉ có cơ hội 1 lần duy nhất để đối mặt. Nhưng bỏ lại hết không phải là dứt áo ra đi mãi mãi, bỏ lại để chinh phục, chinh phục để thấy rằng gia đình là nơi để quay về, chinh phục để chứng tỏ tình yêu với nguời đàn bà duy nhất của đời mình. Những chuyện này ghi ra tưởng là mâu thuẫn, nghe rất vô lý, nhưng nếu ai đã có đủ trải nghiệm, đã lập gia đình thì sẽ dễ hiểu hơn. Nói đơn giản như thế này, thời mới yêu nhau, các bạn trẻ thường hay nghĩ rằng trai phải chiều bạn gái, dành hết thời gian cho gf là dủ, sẽ bền vững vĩnh viễn. Nhưng đời ngộ lắm, trai nào mà vậy thì thường trong mắt gái, ban đầu thì dễ thương dễ bảo đó. Nhưng về lâu về dài lại trở thành bất tài vô dụng yế uớt nhỏ bé trong mắt gái. Vì dĩ nhiên khó mà xây dựng mối quan hệ lâu dài. Còn trai nòa mà hay bất chấp làm mấy chuyện điên rồ nhưng mạnh mẽ khám phá, tuy ban đầu hay khó xây dựng mối quan hệ nhưng về lâu dài lại bền vững. Vì lúc đó, hình ảnh của anh ta lại nam tính mạnh mẽ và là hình tượng bảo vệ vững chắc trong mắt gái. Poly ghi ra điều này không phải nói rằng nó là chân lý luôn luôn đúng, mà nó đúng theo quan điểm của poly. Vậy thôi. Lại đi quá xa cái phim Himalaya rồi. Đây chỉ là một bộ phim đơn giản về 1 team leo núi Everest của Hàn Quốc, Cách dây không lau cũng có 1 phim Mỹ về đề tài này. Poly thành thật thú nhật là xem Himalayas thấy thích hơn rất nhiều so với Everest. Có lẽ đúng như nhiều người nói, Himalayas sến hơn vì nó là phim Hàn Quốc. Poly ngồi xem chung với em Nancy Nguyễn mà thấy em ấy khóc từ đầu đến cuối. Và cũng rất nhiều khán giả nam khi xem phim này cùng buổi chiếu, dù không thể khóc rưng rưng như khán giả nữ, nhưng cũng phải lặng người giữ bình tĩnh để nước mắt khỏi tuôn trào. Riên poly thì cảm xúc nhiều hơn, nên đến hôm nay mới tuôn trào nhiều chữ như vậy. Đạo diễn rất hay khi đã làm được như thế, không cho nhân vật khóc ồn ào , nước tuôn trào ngập màn ảnh. Họ để cho nhân vật kềm chế mất mát, giữ nỗi đau bên trong tiếng khóc. Chính điều đó mới khiến khán giả cảm thấy đau cùng, mất mát cùng và nước mắt ào ào tuôn. Đó là những cảm xúc khi poly bước ra khỏi rạp Himalayas, còn nếu nhận xét về kỹ thuật của bộ phim. Poly thán phục Hàn Quốc khi họ có thể làm phim này với những kỷ xảo không thua gì phim Everest của Hollywood. Không chỉ là kỷ xảo, mà họ có thể làm những điều rất sáng tạo và đặc trưng Hàn Quốc hơn nữa. Poly ấn tượng hoài cú máy độc đáo mà chưa từng xem ở bất cứ phim Mỹ nào. Đó là phân đoạn 2 thầy trò cùng nằm ngủ trong base camp 2 ( hay 3 nhỉ ). Đây là một phân đoạn hài, khi cậu học trò cứ trằn trọc hoài thắc mắc ai có thể ngủ được trong tình trạng lạnh buốt và gió hú ào ào xung quanh rung lều bần bật. Máy quay chơi onetake quay qua ông thầy thì ngáy khò khò, xong máy quay xoay tròn xung quanh 2 thầy trò mặc dù vẫn trong lều chật hẹp, xong cậu trò mở lều ngó ra ngoài, máy quay ra ngoài bão núi tuyết bay trắng xóa để khán giả xong lại chui vô lều cậu trò đóng cửa lều lại. Poly coi mà sướng rơn người. Dù là 1 phân đoạn hài nhưng họ đã dám chơi 1 cú onetake đầy kỷ xảo nhưng khán giả không hề nhận ra, chỉ để phô trương khả năng chơi với máy quay của ekip Hàn Quốc cho những ai biết nghề. Gần đây DOP Việt Nam cũng hay chơi mấy cú onetake kiểu này nhưng trong khả năng có hạn của điện ảnh Việt Nam. Ví du như cú longtake mở phim Lộc Phát theo chân Hiếu Hiền trốn chạy bọn đòi nọ. Trong Gái Già Lắm Chiêu cũng có cú mở phim, khi theo Linh San ra khỏi nhà rồi lên boom cao tháy xe chạy ra khỏi khu phố, xong quay lại thấy bồ em Diêu Nhi. Tuy nhiên cú này chưa mượt mà hơi rung tý. Poly cũng cảnh báo ai đi xem phim này nhớ mang thêm áo lạnh vì những cảnh núi tuyết bao la trên màn hình lớn sẽ khiến bạn tự dưng cảm thấy lạnh còng dù rạp phim không tăng máy điều hòa. Còn những cảnh hành động hoặc tai nan nơi cheo leo vách núi, kỷ xảo như thật cùng với cách chọn góc quay, cộng hưởng âm thanh score tuyệt vời khiến poly phải bấu chặt tay vào thành ghế vì cảm giác sợ độ cao, cũng như sợ hãi y như nhân vật khi không thể bấu víu vào bất cứ vật gì mà chỉ có thể rơi tự do....... Sau nỗi sợ hãi tột độ vì cô đơn, vì bất lực trước khó khăn, là những giây phút huy hoàng khi nhìn thấy thành quả, là được đón ánh bình minh trên đỉnh núi. Ánh nắng trải dài trên sườn núi, rồi ánh mắt nheo đi vì bị đánh thúc bởi tia nắng đâu tiên. Cảm giác này, poly không dám nói là mình đã trải qua, nhưng khiến poly nhớ lại những chuyến đi làm phim nơi rừng núi hay bãi biển cát trắng. Nhưng bộ phim mà phải vào rừng để quay được cảnh rừng sâu hoang dã, nơi không có dấu chân người, sóng điện thoại cũng không có. Trời mưa thì chỉ có anh em tựa lưng vào nhau cho ấm. Hay những đêm phải nằm ngủ giữa đồi cát, nhìn lên bầu trời đầy sao, cùng chỉ trỏ cho nhau nghe đây là chòm sao nào, nếu có lạc đường giữa đêm thì cứ nhắm hướng đó mà đi để về. Có lẽ vì vậy mà khi xem Himalayas poly đồng cảm nhiều hơn, xúc động nhiều hơn khi liên tưởng đến những con đường mình đã đi, những gương mặt đã thấy và nhớ. Himalayas, câu chuyện kể về những nhà leo núi Hàn Quốc nhất quyết muốn chinh phục đỉnh núi Everest. Và theo poly, đời mình cũng phải tự đặt ra những đỉnh núi phải vượt qua cho đáng mặt đàn ông.
phim châu Á ai xem điểm IMDb làm gì quá ít người vote như cái phim này mới có hơn trăm vote trên IMDb
Các bài seeder của em poly thỉnh thoảng cũng có giá trị giải trí vì mức độ xạo của bài viết : Everest của Mẽo thu về hơn 200 triệu $ , Himalaya của Hàn Quất thu về hơn 40 triệu , vậy tức là Himalaya hay gấp 10 lần Everest . "Poly ngồi xem chung với em Nancy Nguyễn mà thấy em ấy khóc từ đầu đến cuối." . Trời , ghen tị quá , ước gì mình cũng được như em poly . Mà khoan , who the eff is Nancy Nguyễn ? Với lại nhỏ này còn ngồi chung với khoảng hơn 100 thằng khác trong rạp thì có gì đáng tự hào ? Lí do tại sao nhỏ này chảy nước mắt từ đầu tới cuối : Spoiler "khiến poly nhớ lại những chuyến đi làm phim nơi rừng núi ... Trời mưa thì chỉ có anh em tựa lưng vào nhau cho ấm " vì đoàn làm phim nghèo quá không có tiền mua dù hay áo mưa . em poly đã trải qua cảnh này rồi phải ko : ( clip hơi dài , skip tới khoảng 3:00 thì mới bắt đầu "ấm" lên )
Xem xong phim này chốt 1 câu là éo đọng lại được gì. Quay qua hỏi đứa bạn có thấy, xúc động, cảm động gì ko? nó cũng bảo chả có gì. Ban đầu cũng háo hức trông chờ, nhưng càng xem chỉ càng muốn phim nó kết thúc nhanh nhanh dùm cái. Vì sao? Vì cách dựng phim quá lỏng lẻo. Thực tại và hồi tưởng chuyển qua chuyển lại 1 cách rất vô duyên. 3 nhân vật vừa mới chia tay gia đình để leo núi, đùng cái qua cảnh sau đã có đám tang của họ. Rồi sau đó vài cảnh hiện tại lại chớp qua cảnh 3 người họ đang leo núi. Cả đoạn cuối cũng vậy. Cũng phải chớp vài cái hồi tưởng mà mình không rõ được mục đích. Trong khi các nhân vật mặc áo gió, trùm mũ đầu làm mình ko thể phân biệt được ông nào với ông nào. Tên Hàn thì .... cứ na ná nhau. Xem xong nhớ mang mang được cái tên Poo pek hay gì gì đó -_- Điểm cộng lớn là phim có nhiều góc quay từ trên cao đẹp, và thấy được nhiều sự cheo leo hiểm trở hơn so với phim Everest. Nhưng điểm trừ lớn là 1 phim làm về sống còn trên Núi tuyết như Himalaya mà lại không hề nhắc đến 1 cái bình ô xy nào hết. Các nhân vật thở bình thường như Siêu nhân ấy. Trong khi bên Everest, từng bình khí oxy nó quý như vàng. Còn cái mình không thể ngửi nổi là cái gọi là bản lĩnh đàn ông của các nhân vật trong phim. Động cơ của các anh mãnh liệt đó, phi thường đó. Phi thường đến độ vô trách nhiệm với bản thân, với bạn bè đồng hành, và nhất là với chính gia đình mình, với những người vợ, đứa con xinh xắn. Anh quyết tâm đi 1 mình lên núi chỉ để tìm 3 cái xác của 3 người đồng đội cũ. Ừ thì anh đi đi. Thế mà anh lại hết tìm người này, tìm người kia để rủ đi cùng, để rồi anh mặc kệ sống chết của họ. Mặc kệ gia đình và 2 con cần anh thế nào. Anh cứ đi, đi tìm 2 cái xác, và ko tính đến việc sẽ có thêm cái xác khác trong chuyến đi. Kết quả ra sao, cũng chỉ tìm 1 cái xác đã nằm trên núi 1 thời gian dài. Thời gian 2 tiếng 15 phút cho phim này là quá dài và lê thê. Tóm lại đối với mình, đây là 1 phim dở, bố cục lỏng lẻo, suy nghĩ thì như bọn trẻ cạn nghĩ, bồng bột, vô trách nhiệm.