[K14] Bom tấn top 1 toàn cầu hiện tại: Thống trị 80 quốc gia, nam chính gây sốc với tội ác rúng động

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nh0x@, 22/3/25.

  1. nh0x@

    nh0x@ Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    15,265
    Bom tấn top 1 toàn cầu hiện tại: Thống trị 80 quốc gia, nam chính gây sốc với tội ác rúng động

    Bộ phim này đang nhận về cơn mưa lời khen nhờ cốt truyện cuốn hút cùng thông điệp ý nghĩa.

    Adolescence (Biến Cố Tuổi Thành Niên) chính thức ra mắt toàn cầu vào ngày 13/03 và nhanh chóng leo lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng phim truyền hình của Netflix suốt 7 ngày liên tiếp (14/03 - 21/03), theo thống kê của FlixPatrol. Đặc biệt, phim còn dẫn đầu tại 80 quốc gia như Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Brazil, Chile, Argentina...

    Không chỉ thành công về lượt xem, Adolescence còn nhận về những điểm số đánh giá cực kỳ ấn tượng. Trên IMDb, phim đạt mức 8.4/10 với hơn 13.000 lượt đánh giá từ khán giả. Trong khi đó, Rotten Tomatoes ghi nhận 100% phản hồi tích cực từ giới phê bình với 40 bài đánh giá, khẳng định chất lượng nội dung và sức hút của bộ phim.

    [​IMG]
    Adolescence đang dẫn đầu BXH phim Netflix toàn cầu.

    Adolescence là một series ngắn thuộc thể loại phim giật gân đến từ Anh Quốc, gồm 4 tập với nội dung đầy ám ảnh. Bộ phim mở ra bằng một vụ án chấn động: một cậu bé 13 tuổi bị cáo buộc tội giết hại cô bạn cùng trường. Khi sự thật chưa được làm sáng tỏ, dư luận chia thành nhiều luồng ý kiến, còn gia đình, bác sĩ trị liệu và cảnh sát phải chạy đua với thời gian để tìm ra câu trả lời: Chuyện gì thực sự đã xảy ra? Bộ phim không chỉ khai thác sự bí ẩn của vụ án mà còn đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối về tâm lý tuổi mới lớn, trách nhiệm gia đình và những khoảng tối trong xã hội.

    [​IMG]
    Điểm mấu chốt của Adolescence không nằm ở việc truy tìm thủ phạm, bởi ngay từ đầu, phim đã khẳng định cậu bé 13 tuổi chính là người gây án, thậm chí còn đưa ra bằng chứng thuyết phục. Điều bộ phim thực sự muốn khám phá là động cơ đằng sau tội ác này. Tại sao một đứa trẻ lại có thể ra tay với chính người bạn của mình? Đó là một hành động bộc phát, hay còn điều gì ẩn giấu sâu bên trong? Những phiên thẩm vấn, các buổi trị liệu tâm lý, lời khai từ người thân và chính những ký ức mơ hồ của cậu bé dần hé lộ những tổn thương và những khoảng trống vô hình trong quá trình trưởng thành.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cùng với đó, bộ phim còn đặt ra một câu hỏi nhức nhối dành cho các bậc cha mẹ: Liệu họ đã thực sự hiểu con mình chưa? Họ có đủ quan tâm để nhận ra những dấu hiệu bất thường, để bảo vệ con không chỉ khỏi thế giới bên ngoài mà còn khỏi chính những góc tối trong tâm hồn non nớt của chúng? Chính những câu hỏi không hồi đáp này giúp bộ phim trở nên thực tế hơn bao giờ hết.

    Một trong những điểm độc đáo nhất của bộ phim là mỗi tập phim đều được quay one-shot. Đây là kỹ thuật quay liền mạch, chỉ quay một lần, không cắt cảnh, không chỉnh sửa. Bốn tập phim là bốn cú one-shot dài khoảng 50 phút, mang lại cảm giác nặng nề nhưng cũng không kém phần cuốn hút khi theo dõi.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Diễn xuất của dàn diễn viên Adolescence cũng là điểm đáng chú ý, ấn tượng hơn cả vẫn là cậu bé Owen Cooper - vai nam chính Jamie. Trước diễn xuất của nhiều diễn viên gạo cội xuất sắc của nước Anh, Owen Cooper không hề lép vế mà còn tỏa sáng với màn hóa thân đầy ám ảnh. Từng ánh mắt, cử chỉ, sự lúng túng hay điềm tĩnh đến lạnh lùng của cậu đều khiến khán giả phải rùng mình. Diễn xuất của Owen Cooper không chỉ chạm đến cảm xúc mà còn khiến người xem bị cuốn vào thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật Jamie. Với màn trình diễn xuất sắc này, cậu bé được dự đoán sẽ là một trong những tài năng trẻ đáng chú ý nhất của điện ảnh Anh trong tương lai.

    https://m.kenh14.vn/bom-tan-top-1-t...c-voi-toi-ac-rung-dong-215250321141258867.chn

    Netflix rót tiền cho nước ngoài sản xuất lại ngon.
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  2. DanteGVN

    DanteGVN Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    27/4/17
    Bài viết:
    6,054
    à cái meme tẩy trắng mấy ngày trước :cuteonion50:
     
    namkhapro and jumper like this.
  3. yokitonara

    yokitonara Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    5,603
    Hmm, rồi tẩy trắng thế này có bị biểu tình phản đối ko nhỉ ? ebbuoyd-png
     
  4. nh0x@

    nh0x@ Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    15,265
    Tẩy trắng gì vậy?
     
  5. ngdinhluat

    ngdinhluat The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    17,943
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nhân vật gốc da đen 13 tuổi, lên phim thành trắng
     
  6. thanhtungtnt

    thanhtungtnt シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    9,629
    Nơi ở:
    Balamb City
  7. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    18,277
  8. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    20,589
    Nơi ở:
    Venice
    Để tối nay xem thử, kệ mợ trắng đen chkkwho-png
     
  9. nh0x@

    nh0x@ Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    15,265
    Dựa trên nhiều sự kiện mà.

    "Adolescence" ban đầu được Stephen Graham hình dung như một phản ứng trước sự gia tăng đột ngột của tội phạm dùng dao ở Anh, bao gồm các vụ sát hại Elianne Andam và Ava White. Ông quyết định tạo ra một bộ phim truyền hình khám phá động cơ đằng sau những hành vi bạo lực cực đoan đối với các cô gái do những cậu bé thực hiện, và đã hợp tác với biên kịch Jack Thorne.

    Phát biểu trên chương trình nghệ thuật *Front Row* của BBC Radio 4, Thorne cho biết hai nhà biên kịch muốn "nhìn thẳng vào cơn thịnh nộ của nam giới" và xem xét ảnh hưởng của các nhân vật công chúng như Andrew Tate đối với giới trẻ nam.
     
  10. PhantomLady

    PhantomLady Chrono Trigger/Cross ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/7/10
    Bài viết:
    6,630
    Nơi ở:
    Hunter Village
    Đọc bài phân tích của TS. Lê Nguyên Phương mới thấy phim này chăm chút từng chi tiết, từng cử chỉ, hành động, biểu cảm của diễn viên luôn.
    THIẾU NIÊN VÀ KHỔ ĐAU Một yếu tố gia đình mà... - Lê Nguyên Phương | Facebook
    Một yếu tố gia đình mà chúng ta không thể bỏ qua khi xem bộ phim “Adolescence” đó là chấn thương liên thế hệ, đặc biệt trong quan hệt cha con và cấu trúc của xã hội [societal construct] về nam tính. Đây là một tầng ý nghĩa quan trọng nhưng thoáng qua và ít được thảo luận về bộ phim: sự truyền tải sang chấn tâm lý liên thế hệ, đặc biệt trong dòng dõi của mối quan hệ cha-con và cấu trúc xã hội của nam tính, và hậu quả của nó: những cơn giận dữ bùng nổ và một khao khát ẩn tàng được công nhận, tôn trọng và yêu thương. Bằng cách quan sát cẩn thận không chỉ những gì được nói, mà còn cách thức nói—cử chỉ, im lặng, né tránh, đứt gãy cảm xúc [emotional ruptures] diễn tả trong phim, chúng ta có thể tiến đến một diễn giải chi tiết và phù hợp với cả logic tâm lý và tự sự hơn cho tuyệt tác nghệ thuật này.

    Tập 3 mang nhiều ý nghĩa quan trọng, mặc dù không dễ hiểu, những ẩn ý nội dung nếu không quan sát tất cả hành vi đạc biệt là phản ứng cảm xúc của những nhân vật chính trong tập này. Điều cần lưu ý đầu tiên khi xem tập này là hiểu rõ vai trò nhà tâm lý lâm sàng Broony Ariston đến gặp Jamie không nhằm mục đích tham vấn hay điều trị – hỗ trợ Jamie điều hòa cảm xúc, thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi, etc. để điều trị Rối loạn Bùng phát Gián đoạn [Intermittent Explosive Disorder – IED], chẳng hạn. Nhiệm vụ của Briony là để hỗ trợ luật sư bào chữa tại tòa bằng cách xác định xem cậu bé có thể được tuyên bố vô tội về mặt pháp lý hay không, qua việc tra vấn để có thể thiết lập một hồ sơ vế cấu trúc tinh thần lẫn diễn trình tư duy của cậu bé. Trong buổi gặp này, có những khoảnh khắc cơ thể Jamie căng thẳng, ánh mắt tránh né, và giọng điệu thay đổi đột ngột, đặc biệt khi chủ đề chuyển sang nhận thức về bản thân và động lực gia đình. Đoạn này có thể là bài tập quan sát hành vi thân chủ cho nhiều học viên tham vấn, đặc biệt khi học theo các liệu pháp tâm-thể [somatic psychotherapies]. Rất tiếc trong khuôn khổ của bài này tôi không thể đi sâu vào việc phân tích từng cử chỉ, sắc mặt lẫn hơi thở của cậu bé được diễn xuất trong phim.

    Khi nhà tâm lý đào sâu vào thế giới cảm xúc của Jamie, chúng ta chứng kiến không chỉ sự khó chịu mà còn là một bức tường phòng thủ được xây dựng xung quanh căn tính của cậu. Cậu thể hiện những dấu hiệu mà các nhà tâm lý học đã xác định là "căng thẳng vai trò giới tính nam" [male gender role strain] một khái niệm được Joseph Pleck phát triển trong tác phẩm The Myth of Masculinity. Pleck cho rằng giới tính được xây dựng trên cơ sở xã hội và chỉ ra rằng các tiêu chuẩn văn hóa về chuẩn mực giới tính, đặc biệt là nam tính liên quan đến nam giới, có tác động tiêu cực đến cá nhân. Cụ thể hơn, các cá nhân sẽ phải trải qua xung đột tâm lý khi hành vi hoặc trạng thái nội tâm của họ không phù hợp với lý tưởng nam tính được xây dựng về mặt văn hóa.
    Nhà tâm lý học tiếp cận Jamie trong tập này với thái độ xây dựng thiện cảm [rapport] vừa phải, giữ giọng điệu bình tĩnh, không đe dọa và giao tiếp bằng mắt nhẹ nhàng. Cô ta mở đầu cuộc đối thoại bằng những câu hỏi đơn giản, không xâm phạm, rõ ràng là đang cố gắng thiết lập mối quan hệ. Jamie, ngồi đối diện với cô thoạt đầu với tư thế thả lỏng thậm chí cười đùa, nhưng sau đó tăng dần các trạng thái cảm xúc lẫn các tư thế đe dọa – cười vui vẻ đến cười chế giễu [smirk], ngồi thẳng tự nhiên rồi khom người sau đó lại cố gắng chỉnh tư thế thẳng người, tay thả lỏng đến khoanh tay trước ngực rồi chỉ chỏ, mặt thư giãn đến nghiến chặt hàm, sau đó gạt đổ ly nước, áp sát nhà tâm lý, v. v. . . Chúng thể hiện các biểu hiện các cảm xúc đa dạng, từ bình thường đến xấu hổ đến tức giận, từ tự nhiên đến đè nén rồi bùng nổ. Có những lúc cậu bé hành động tương xứng với tuổi của mình, ngay cả trong những lần nổi điên, nhưng cũng có những lúc khác, như khi Jamie đứng sát và nhìn xuống nhà tâm lý và nhìn cô ấy một cách giễu cợt, khi ấy cậu bé có vẻ như một người trưởng thành thực thụ. Sự dao động dữ dội giữa hai thái cực đó một phần là tính lưỡng cực cảm xúc phù hợp với tuổi thiếu niên, nhưng chúng cũng cho thấy những biến thiên khi những cảm xúc bị đè nén.

    Từ góc nhìn lâm sàng, Jamie thể hiện những dấu hiệu điển hình của sự căng thẳng về vai trò giới tính nam đã nói ở trên. Những phản ứng bằng lời nói tối thiểu của Jamie - thường là những câu trả lời ngắn gọn, thận trọng như "Tôi không biết", "tôi ổn," hoặc im lặng - không phải phản ánh sự thiếu vắng đời sống nội tâm mà là niềm tin không được biểu lộ cảm xúc vì đó là sự yếu đuối. Khi nhà tâm lý nhẹ nhàng hỏi về việc vẽ tranh, mặt Jamie thoáng sáng lên, nhưng tức khắc sầm lại rút lui và lảng tránh khi cô ấy tiếp tục với những câu hỏi tình cảm hơn về việc những bức vẽ khiến cậu bé cảm thấy thế nào. Hành vi này minh họa cho sự hạn chế về mặt biểu đạt, một hiện tượng mà ở đó các bé trai được xã hội hóa để kìm nén những cảm xúc và kể cả sở thích được coi là “mềm yếu” hoặc “không nam tính”.

    Khoảnh khắc đáng chú ý nữa của cuộc gặp gỡ này xảy ra khi nhà tâm lý đề cập đến chủ đề bắt nạt ở trường. Khuôn mặt của Jamie trở nên cứng đờ, đồng tử của cậu giãn ra một chút và cậu ngừng thở trong giây lát, những dấu hiệu rõ ràng của hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt. Khi được hỏi liệu cậu có cảm thấy an toàn hay được thấu hiểu ở trường không, cậu trả lời bằng sự bực bội: "Tại sao mọi người cứ hỏi tôi như vậy?" Giọng cậu cao lên, cử chỉ đột ngột và lần đầu tiên, cậu nghiêng người về phía trước một cách hung hăng trước khi lùi lại.

    Những dấu hiệu này, đặc biệt là sự thay đổi đột ngột từ thu mình sang thái độ thù địch bên ngoài, có thể là biểu hiện của Rối loạn Bùng phát Gián đoạn [Intermittent Explosive Disorder – IED], một tình trạng đặc trưng bởi các đợt hung hăng bốc đồng tái phát, không cân xứng, thường do bị kích động hoặc không được công nhận về mặt cảm xúc. Sự hung hăng của Jamie, mặc dù ngắn ngủi và nhanh chóng lắng xuống, ít nhất là tạm thời, đã không cân xứng với bối cảnh trực tiếp của buổi tra vấn, cho thấy rằng nó không liên quan nhiều đến câu hỏi của nhà trị liệu mà liên quan nhiều hơn đến cơn thịnh nộ tích tụ mà cậu đã kìm nén.

    Bất chấp những bức tường phòng thủ và những cơn giận dữ, thái độ của Jamie trong những khoảnh khắc dừng lại và kể cả khi bùng nổ cuối buổi tra vấn đã phản bội một sự thật cảm xúc tiềm ẩn của cậu: khao khát sâu sắc của cậu bé về sự chấp nhận và tình yêu. Vào một thời điểm, khi nhà tâm lý học chuyển hướng tập trung một cách nhẹ nhàng sang gia đình, về mối quan hệ của cậu bé với cha mình, Jamie nhìn đi chỗ khác, mắt ngấn lệ trong giây lát trước khi cúi đầu và lẩm bẩm, "Ông ấy không thích con người của tôi". Khoảnh khắc này, lặng lẽ và gần như không thể nhận ra, đã bộc lộ vết thương cốt lõi của cậu bé. Cũng như vào cuối phiên tra vấn, cậu bé đã bùng phát cơn giận dữ chỉ vì nhà tâm lý đã tự chế và từ chối trả lời câu hỏi cô ấy có thích cậu ấy hay không, như thích một con người chứ không phải như trong mối quan hệ luyến ái nam nữ. Đây chính là điểm nhấn để chúng ta có thể hiểu được tại sao Jamie đã đâm Katie đến 7 nhát dao trong đêm định mạng khi chính cô này đã từng cười cợt, cô ấy không đến nỗi tuyệt vọng đến nỗi phải cặp với Jamie. (Con số 7 cũng thú vị vì trong nhiều tác phẩm văn học, nó biểu tượng sự chết).

    Điều Jamie mong muốn không chỉ là sự giải thoát khỏi căng thẳng ở trường học, mà còn là sự hòa hợp trong mối quan hệ giữa người và người, trải nghiệm được nhìn nhận, thông hiểu, đồng cảm, và chấp nhận con người của chính mình. Nỗi khổ đau của cậu bé, được che đậy bằng sự mỉa mai và hung hăng, là hệ quả của sự thờ ơ về mặt cảm xúc. Nhà tâm lý có thể đã cảm nhận được điều này, dừng lại thay vì đẩy hơn nữa, có thể để ngăn ngừa sự tái chấn thương. Phản ứng cảm xúc của Jamie ở đây phù hợp với sự bất an về sự gắn bó, đặc biệt là sự gắn bó tránh né, trong đó nhu cầu cảm xúc bị bỏ mặc hoặc trấn áp vì những người chăm sóc trước đây đã không chú ý hay thậm chí không chấp nhận.

    Cảm giác không xứng đáng này, khi kết hợp với áp lực chuẩn mực của nam giới phải kiềm chế những cảm xúc bị xem là nữ tính, trở thành một công thức cảm xúc nguy hiểm. Khi không có một nhân vật nào có thể ghi nhận và đồng cảm với những cảm xúc và bản sắc của mình, Jamie chỉ còn lại mình để tự giải quyết xung đột nội tâm dữ dội đầy khổ đau. Những bức vẽ của cậu bé, được đề cập thoáng qua, không chỉ là một sở thích, chúng là hình thức biểu hiện cảm xúc chính của cậu ấy, ngõ ra an toàn duy nhất của Jamie cho tình cảm và tâm trạng của chính mình. Tuy nhiên, ngõ ra này, cũng giống như nhiều thứ khác về cậu bé, đã bị gạt ra ngoài lề trong mắt của người cha.

    (Ở đây cũng xin nói một chút lan man qua phản ứng của Briony, nhà tâm lý, để thấy sự ưu việt của kịch bản, đạo diễn, và diễn xuất. Lúc đầu khi mới bước vào phòng, cơ thể của nhà tâm lý thư giãn, cười nhẹ nhàng, mặt giữ ngang tầm nhìn, mắt mở bình thường đôi khi nheo lại, các cơ mặt phản ứng đồng bộ với cảm xúc. Càng về cuối phiên, nhà tâm lý cúi xuống nhiều hơn hoặc ngước cao như thể ngăn dòng lệ, biểu hiện trên mặt đơ cứng, mắt mở lớn đồng tử nở ra, những dấu hiệu của hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt. Người của nhà tâm lý có khi đông cứng, tay giữ yên ở vị thế nắm vào nhau, chỉ chuyển động mắt hay đầu. Có đoạn cô ấy tránh nhìn cả vào Jamie, chẳng hạn lúc Jamie rời bàn đi qua lại trong phòng.

    Một số bạn Facebookers đã giải thích những dòng lệ của cô là thương cảm hay xúc động gì đó đối với hành vi phạm tội ghê gớm của Jamie; đây chỉ là một đánh giá và diễn giải theo lý tính. Thực sự ai quen quan sát cảm xúc bản thân cũng có thể hiểu rõ cơ chế tâm lý này: khi đối diện với một sự đe dọa (thực hay ảo) chúng ta có thể bị đông cứng hay đè nén cảm xúc vì yêu cầu xã hội bắt buộc – trong trường hợp này vừa là giữ vị thế đối với Jamie vừa là giữ một khoảng cách tâm lý để không bị lợi dụng, nhất là việc bộc lộ cảm xúc sơ hãi. Cho đến khi sự đe dọa được đánh giá là đã qua đi, thì toàn bộ hệ thần kinh vừa thoát ra khỏi vùng đỏ của sự kích hoạt của nhánh bối phế vị, hay vùng vàng của nhánh giao cảm mà ý thức đang kềm lại, thì toàn bộ sự cố gắng sụp đổ và nhà tâm lý đã không ngăn được những giòng lệ trào ra. Có một đoạn chỉ khoảng 10 giây cho chúng ta thấy nhà tâm lý từ thầm lặng nức nở chuyển qua hít một hơi rồi khẽ như chúm môi lại thở ra, một cách cô ấy trấn tĩnh hay điều hòa cảm xúc. Có một hành động của cô khi Jamie đã ra khỏi phòng mang tính biểu tượng nhưng diễn đạt tâm lý cực kỳ thú vị: cô vô thức định chạm vào hay lấy cái sandwich Jamie ăn dở, nhưng tức khắc đẩy ra xa, chùi vội tay vào quần; hành vi biểu hiện sự ghê tởm.
    Hành vi của tay an ninh trong tập 3 cũng cực kỳ thú vị để mô tả thứ nam tính độc hại nhưng thôi để các bạn phân tích và đánh giá).

    Phản ứng cảm xúc của Jamie gợi ý một nỗi xấu hổ sâu sắc bắt nguồn không chỉ từ việc bị bắt nạt và xa lánh xã hội, mà còn từ một niềm tin, và dĩ nhiên mặc cảm, rằng cậu đã bất lực trong việc thể hiện nam tính đã được cha cậu ngầm đòi hỏi, nhưng ngược lại căn tính bản thân. Biểu tượng về sự đối lập giữa hội họa và quyền anh trong cuốn phim thật là ý nghĩa vì nó tượng trưng cho một xung đột cơ bản hơn giữa hai hình thức biểu hiện bằng thân thể -- và qua đó biểu đạt cảm xúc -- hoàn toàn khác nhau. Tinh tế và thô bạo, chậm rãi và nhanh gấp, dịu dàng và cứng rắn, tương quan với nội tâm bản thân và tương quan với tha nhân. Khi những căng thẳng nội tâm này không được quan tâm tích cực vô điều kiện [unconditional positive regard], chúng lên men thành nỗi oán giận và cuối cùng là bạo lực—đặc biệt ở một thanh thiếu niên dễ bị tổn thương đang phải xoay sở định hướng trong một môi trường xã hội thù địch.

    Tương tác giữa Jamie và nhà tâm lý trong tập 3 vừa là sự tiết lộ tính cách của cậu bé vừa là một ca nghiên cứu tâm lý cực kỳ sâu sắc. Jamie không phải là một thiếu niên vô cảm, không hối hận sau tội ác kinh khung của mình. Ngược lại, cậu ấy tràn đầy cảm xúc, những cảm xúc đã bị phủ nhận, trừng phạt hoặc bị biến thành bệnh lý bởi môi trường từ độc hại đến lãnh đạm mà cậu ấy trải qua. Sự căng thẳng về vai trò giới tính của cậu ấy đã hạn chế khả năng yêu cầu giúp đỡ bởi nỗi sợ thể hiện sự yếu đuối của cậu ấy. Cơn giận dữ bốc đồng của cậu ấy cho thấy cả một quá trình quá tải cảm xúc không được kiềm chế. Và bên dưới tất cả những điều đó, giống như một dòng chảy yên tĩnh bên dưới bề mặt, là khao khát sâu sắc được nhìn thấy, chấp nhận và yêu thương—đặc biệt là bởi chính những người dường như không hiểu cậu ấy.

    Tuổi vị thành niên, thông qua những cảnh của một cuốn phim xã hội-tội phạm như thế này, thách thức người xem vượt qua những diễn giải hời hợt về hành vi của tuổi mới lớn. Nó thúc giục chúng ta không chỉ hỏi những gì [what] một người trẻ đã làm, mà còn tại sao [why], và từ đó nghiêm túc xem xét các hệ thống xã hội, gia đình và tâm lý hình thành nên lý do đó. Tập 3 của bộ Adolescence không chỉ là một bản tường thuật về tự sự căn tính của Jamie; nó là tấm gương phản chiếu về sự bất hòa của một nền văn hóa nam tính với cuộc sống tình cảm của những đứa con trai của mình.

    Ghi chú: Nhiệm vụ của tôi không phải lên án phụ huynh và cũng không phải ve vuốt bản ngã của họ, mà phân tích một cách khách quan nhất, dĩ nhiên từ lăng kính tâm lý học về những biến số trong tương tác của một cậu bé với 2-3 cái hệ thống vi mô của cậu. Các bài phân tích sau sẽ chi tiết hơn về ảnh hương tiêu cực trong cách nuôi dạy con, mặc dù cha mẹ đã không ý thức về điều này. Hiểu và Thương.
     
    mashimuro thích bài này.
  11. Blood_moon94

    Blood_moon94 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/5/07
    Bài viết:
    4,759
    Nơi ở:
    Hell
    Tên nào bảo vụ này tẩy trắng abc xyz thì mới đáng gọi là racist. Một vụ lên film đã ko nói là dựa trên sự kiện có thật mà ráng gán ghép cho nó để nhất quyết đâm nhau thì phải là da đen thì đéo phải racist là cl gì.
    Mà quan trọng hơn hết, nhấn mạnh cực kì: người ta pick diễn viên dựa nào năng lực diễn xuất. Thằng nhóc vai chính diễn như thần đồng diễn xuất thứ thiệt, lựa đỏ mắt cả thế giới chắc đéo gì có đứa t2 ngang trình. Suốt ngày cứ ra rả sao ko pick diễn viên năng lực đến lúc diễn viên tròn vai xuất sắc dã man thì lại nhai đi nhai lại vụ màu da. Mịa toàn lũ vừa ngu vừa điên
     
  12. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    22,296
    cha trực cam trong tập 3 coi cứ thấy bín thái kiểu j ấypeepo_cringe
     
  13. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,717
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
  14. canhden

    canhden C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/8/04
    Bài viết:
    1,691
    Dm nhà báo, đặt cái tít coi như spoil cái quan trọng nhất phim.
     
  15. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    22,296
    Phim này đâu phải phim trinh thám plot twist j đâu mà spoil
     
  16. 1001

    1001 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/9/03
    Bài viết:
    4,531
    Moá tập 3 thằng nhóc diễn đỉnh vl
     
  17. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,973
    Nhớ ai bảo one shot tốn nhiều tiền lắm, mà sao đây nó làm quản one shot 50 mins luôn thế ...
     
  18. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    20,589
    Nơi ở:
    Venice
    Oneahot kèm kĩ xảo như phim SAH mới tốn tiền chứ oneshot phim hình sự tâm lý ntn thì dv nắm kịch bản là mượt thôi
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  19. lang băm

    lang băm Claude, S.A gang boss

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    10,131
    Oneshot tốn tiền set lắm cha. để nó trơn trun thì phải diễn đi diễn lại cả tuần.
    mà càng nhiều diễn viên thì tiền nhân công càng lớn.

    Hồi xưa thì tốn hơn nữa
    Vì quay bằng phim. Hư 1 cái là quay lại tốn phim lắm.
     
  20. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,233
    Điểm mấu chốt của Adolescence không nằm ở việc truy tìm thủ phạm, bởi ngay từ đầu, phim đã khẳng định cậu bé 13 tuổi chính là người gây án, thậm chí còn đưa ra bằng chứng thuyết phục.
     

Chia sẻ trang này