[K14] Các lầm tưởng điển hình trong cuộc sống qua "mổ xẻ" khoa học

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi M.O, 17/10/13.

  1. M.O

    M.O C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/1/10
    Bài viết:
    1,889
    Nơi ở:
    yeuamnhac.com
    [h=2]Đi tìm lời giải khoa học và hướng giải quyết cho những hoang tưởng mà chúng ta gặp mỗi ngày.[/h]
    Dường như trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải sống chung với nhiều định kiến. Đó có thể là do môi trường giáo dục, tính cách, cũng có thể vì sự “u tối” nhất thời của bộ não khi xử lý quá nhiều thông tin.
    Theo các lý giải khoa học dưới đây, việc khắc phục các thành kiến, giảm thiểu hoang tưởng tâm lý sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
    1. Thất bại chỉ vì thiếu may mắn - đổ lỗi cho hoàn cảnh
    Định kiến tự kỷ (Self-Serving Bias) xảy ra khi một cá nhân cho rằng, những kết quả tích cực họ đạt được là do nhân tố bên trong còn kết quả tiêu cực đến từ bên ngoài. Một ví dụ rõ nét cho trường hợp này là điểm số.
    Khi bạn được điểm tốt bài kiểm tra, bạn tin rằng đó là bởi trí thông minh hoặc thói quen học tập tốt. Nhưng khi được điểm xấu, bạn lại đổ lỗi cho giảng viên hoặc do mình không may.
    [​IMG]

    Định kiến này rất phổ biến khi chúng ta muốn tăng thêm uy tín từ sự thành công nhưng lại chối bỏ trách nhiệm của thất bại. Các nhà khoa học cho rằng, điều này là do chúng ta tự đặt ra một sự thiên vị nhằm bảo vệ hoặc nâng cao lòng tự trọng của bản thân.
    Định kiến này xảy ra hoàn toàn ngược lại khi ta đánh giá về người khác. Khi thấy người bên cạnh thấp điểm hơn trong bài kiểm tra, chúng ta gán cho họ những nguyên nhân nội tại như họ kém cỏi, lười nhác… Tương tự, khi họ xuất sắc trong bài kiểm tra, ta nghĩ rằng, họ chỉ may mắn hoặc được thầy, cô yêu thích.
    [​IMG]

    Hiện tượng này thực chất chính là một hình thức “tự bào chữa”, thường chỉ làm cho ta thêm tự ti hoặc tự tôn quá đáng. Nó không giúp ích gì cho một người tiến bộ hoặc hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Lý do là bởi trong cuộc sống thường ngày, ai cũng phải đối diện với hàng trăm vấn đề khác nhau, và trong đó có những thứ tạo cho ta cảm giác mình là nhất, hoặc không là gì cả.
    2. Thế giới luôn công bằng - gieo gió gặt bão
    Chúng ta thường có khuynh hướng tin rằng, thế giới vô cùng công bằng, ai làm việc xấu sẽ phải trả giá và lòng tốt hẳn nhiên nhận được “phần thưởng” trong tương lai. Chính vì vậy, khi nhìn thấy kết quả của một người, chúng ta thường kết luận rằng, đó chính là thưởng phạt công bằng cho hành động của họ.
    [​IMG]

    Để minh họa điều này, nhà nghiên cứu L.Carli thuộc ĐH Wellesley (Mỹ) đã kể câu chuyện về một người phụ nữ. Diễn biến của câu chuyện giống nhau nhưng L.Carli đã đưa ra hai cái kết khác nhau cho hai nhóm tham gia nghiên cứu: người phụ nữ bị hãm hại hoặc kết hôn với người đàn ông tuyệt vời. Trong cả hai nhóm, người tham gia đều đổ lỗi (hay tán dương) cho những hành động của người phụ nữ đã đưa đến kết quả như vậy.
    [​IMG]

    Khuynh hướng về niềm tin này có vẻ như tốt bởi phần nào nó buộc chúng ta hành động, cư xử tốt để nhận được "phần thưởng" trong tương lai. Thế nhưng đôi khi nó biến chúng ta thành kẻ ích kỷ.
    Chẳng hạn, khi chứng kiến một hành động bất công, chúng ta lại tìm những lý do để cho rằng nạn nhân đáng bị như vậy. Điều này xoa dịu sự lo lắng và khiến ta thấy an toàn hơn khi nghĩ rằng, nếu tránh những lý do đó, hành động bất công sẽ không xảy đến với chúng ta.
    [​IMG]

    Bên cạnh hiện tượng này, còn một hiện tượng khác gọi là “thế giới tang thương”. Hiện tượng này xảy ra với những ai bị tiêm nhiễm bởi sách báo và phim ảnh bạo lực. Họ luôn nhận thấy, thế giới bên ngoài nguy hiểm hơn nhiều so với thực tế, nó gây ra những sợ hãi và sự bảo vệ quá mức.
    3. Chỉ quan tâm những gì mình cho là đúng
    Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta thường có xu hướng thích những người có cùng suy nghĩ với chúng ta? Đó là do bộ não luôn “quan tâm” tới những thông tin có liên quan đến chủ nhân của nó.
    [​IMG]

    Khuynh hướng này được gọi là thiên kiến xác nhận hay xu hướng tự xác thực (confirmation bias). Nó xảy ra khi chúng ta chủ động tìm kiếm thông tin để khẳng định những suy nghĩ, niềm tin hiện tại mình đang có theo nhận thức thiên vị.
    Trong một thí nghiệm vào năm 1979 tại ĐH Minnesota (Mỹ), các nhà nghiên cứu chia nhóm tình nguyện thành hai nhóm nhỏ và cho họ đọc một câu chuyện về một người phụ nữ tên là Jane.
    [​IMG]

    Có trường hợp, Jane được miêu tả là người hướng nội, nhưng ở hoàn cảnh khác, Jane là người hướng ngoại. Sau đó, một nhóm tình nguyện được hỏi, liệu Jane có phù hợp với công việc thư viện? Những người trong nhóm nói rằng phù hợp vì họ nhớ Jane là người hướng nội.
    Ngược lại, nhóm kia khi được hỏi Jane có phù hợp với công việc bất động sản không? Họ cho rằng, Jane phù hợp với công việc này vì là người hướng ngoại và không phù hợp với công việc thư viện.
    [​IMG]

    Các nhà khoa học giải thích rằng, điều này là do khi bạn xuất hiện một ý tưởng trong đầu thì có xu hướng tìm kiếm những bằng chứng ủng hộ cho điều đó và không chú ý đến dẫn chứng phản bác lại chúng.
    Điều này giống như khi bạn cho rằng, mình luôn may mắn khi mặc áo đỏ. Lý do là bởi bạn chỉ nhớ đến những thời điểm mà điều này là đúng và bỏ qua lúc may mắn khác khi bạn không mặc áo đỏ.
    [​IMG]

    Sự tìm kiếm bằng chứng, giải thích và ghi nhớ một cách thiên vị được xem là nguyên nhân gây nên sự quá tự tin vào niềm tin cá nhân, những quan điểm phân cực hay cuồng tín.
    4. Những thứ xuất hiện đầu tiên là tốt nhất
    Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Berkeley và Harvard (Mỹ) đã chỉ ra, con người thường thích thứ đầu tiên họ nhìn thấy. Hiện tượng này được gọi là “tác động trước tiên” (Primacy effect). Tác động trước tiên ảnh hưởng tới sự lựa chọn của con người trong các lĩnh vực khác nhau.
    [​IMG]

    Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã cho một nhóm tình nguyện viên đánh giá các cặp đôi qua những bức ảnh chụp. Khi đưa ra một bản khảo sát để nhóm tình nguyện nêu đánh giá cho từng cặp đôi, kết quả là như nhau.
    Nhưng khi sử dụng một bài kiểm tra đặc biệt về sở thích tiềm ẩn thì có một sự khác biệt đáng ngạc nhiên. Trong đó, những cặp đôi được nhìn thấy đầu tiên được đánh giá cao hơn cả.
    [​IMG]

    Một thí nghiệm khác là về hai gói kẹo cao su khá giống nhau về hình thức nhưng khác nhãn hiệu. Khi cho người quan sát nghĩ xem nên chọn cái nào thì họ lập tức phân vân. Tuy nhiên, khi phải quyết định nhanh chóng thì 62% số người quan sát chọn gói kẹo đầu tiên, 38% còn lại chọn gói thứ hai.
    Cả hai ví dụ trên đều cho thấy con người thường có xu hướng thiên lệch với thứ mà họ nhìn thấy đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng, đây là do chúng ta thường ghi nhớ những thứ mình trông thấy đầu tiên tốt hơn thứ tiếp theo và có xu hướng cho rằng, nó có tầm quan trọng hay ý nghĩa hơn.
    RIGHT]​
     
  2. hgiasac

    hgiasac snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/12/07
    Bài viết:
    8,285
    Tiêu đề ghi Mương 14, linh nguồn lại là Game Kẹt :7cool_waaaht:
     
  3. M.O

    M.O C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/1/10
    Bài viết:
    1,889
    Nơi ở:
    yeuamnhac.com
    nó trích nguồn từ k14 nhưng ta ko rảnh qua K14 tìm :9cool_canny:
     
  4. De_muoima

    De_muoima Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/10/07
    Bài viết:
    220
    Nơi ở:
    Nam Định- my city
    đôi khi thất bại đúng là do thiếu may mắn mà :3cool_nosebleed:
     
  5. kyo08cp

    kyo08cp The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/4/09
    Bài viết:
    2,042
    Nơi ở:
    hàng xóm devil
    thất bại do ngại thành công ...:6cool_boss:
     
  6. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    cái này là chị MO chửi cái topic nhân quả và những thằng ủng hộ nó ở tô bích dưới kia phỏng................
     
  7. {C}heck{M}ate

    {C}heck{M}ate Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/10/10
    Bài viết:
    389
    thất bại do thiếu may mắn thì chưa hẳn là thất bại, thành công mà có yếu tố may mắn thì nó cũng chưa phải là thành công thực sự
     
  8. ging1212

    ging1212 Trên thông thiên văn,dưới tường địa lý Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/8/06
    Bài viết:
    13,191
    Nơi ở:
    TTVX City
    Vụ gieo gió gặt bão chỉ là để nghiên cứu hành vi tâm lí con người, có chứng minh được là cái quy luật ấy sai hay đúng đâu :4cool_baffle:
     
  9. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    người ta đang nói đến hậu quả của cái đó, những sai lầm có từ cái đó chứ không( thể) chứng minh nó đúng hay sai. Tất nhiên chả thằng nào chứng minh được cái đó là đúng. Nó cũng nói đấy thôi, tích cực là làm con người ta thấy điều tốt thì làm. Còn cái xấu là gây tâm lý bàng quan trước cái xấu, coi mọi sự kiện xảy ra đều là quả của 1 cái gì đó thời gian trước....

    Như kiểu thấy vụ tai nạn xảy ra, thấy người bị nạn.. thôi kệ mẹ nó đi.
     
  10. thiensohu

    thiensohu C O N T R A

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    1,571
    Nơi ở:
    ♥ Tuyết Linh
    bà già mình bị cái này , khiến mình cảm thấy cực kì khó chịu

    nó thuộc về phần tâm linh làm sao mà chứng minh đc :6cool_beat_brick: người tả chỉ nói đến một số người lầm tưởng cái này thái quá , ví dụ như gặp người nào đó gặp nạn nhưng k giúp và bào chửa rằng người ta ắt hẳn phải làm điều gì đó xấu thì bây h mới gặp điều này

    cá nhân mình thấy cái suy nghĩ gieo gió gặt bão này cực kì tiêu cực và có phần nào đó ảo tưởng :1cool_byebye::1cool_byebye:
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/10/13
  11. ging1212

    ging1212 Trên thông thiên văn,dưới tường địa lý Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/8/06
    Bài viết:
    13,191
    Nơi ở:
    TTVX City
    Vậy đừng suy nghĩ nữa. Không suy nghĩ thế nhưng chuyện đời vẫn xảy ra khó ai lường trước được. Trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc.

    Với lại cả đạo Phật cũng nói là nhân quả nằm trong tay con người, tất cả phụ thuộc vào người thôi.
     

Chia sẻ trang này