Khách hàng đầu tiên - Bệ phóng cho Freelancer mới vào nghề

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi LinhLP2294, 11/8/15.

  1. LinhLP2294

    LinhLP2294 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    0
    [​IMG]

    Khi nhắc đến freelancer, chúng ta thường nói về xu hướng làm việc này như một trào lưu “mới” “của giới trẻ”. Tuy nhiên thì trên thực tế, trong suốt một khoảng thời gian dài trước đây, trước cả khi từ này trở nên phổ biến, chỉ những người làm việc chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm mới dám dấn thân vào con đường chông gai này.

    Theo thống kê, hơn một nửa số freelancer rơi vào độ tuổi khoảng trên 35 và phần đông trong số đó (hơn 45%) ở độ tuổi trên 45. Chúng ta có thể giải thích điều này bằng việc những người trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm, thường tìm cho mình một vị trí ổn định trong một công ty và làm thuê cho đến khi đã “đủ lông đủ cánh” thì tự rời đi lập nghiệp. Bởi thế trước đây, những người làm freelance thường bắt đầu khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, giống như một ca sĩ tách riêng khỏi nhóm nhạc vậy.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, những số liệu đó đang dần dần thay đổi. Vào thời điểm hiện tại, nhóm freelancer đang phát triển mạnh mẽ nhất rơi vào trong khoảng độ tuổi từ 24 đến 35. Thế hệ trẻ tuổi này đang thể hiện rõ sự quan tâm của mình đến việc tự lập nghiệp, mở công ty hay làm việc tự do, không phải đơn giản chỉ như một công việc tạm thời mà như một sự nghiệp lâu dài và ổn định.

    Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng 27% số người lao động độ tuổi 8x-9x đang hoạt động tự do. Lý do cho bước ngoặt này có thể được giải thích bởi sự khó khăn của nền kinh tế bắt đầu từ những năm 2007, khi thế hệ này vừa ra trường. Không ít các sinh viên mới tốt nghiệp khi ấy đã thôi tìm kiếm cơ hội trên thị trường việc làm và quay sang bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

    Sự thành công của nhiều trường hợp “làm giàu” khi còn trẻ tuổi đã trở thành nguồn cảm hứng cũng như sự bảo đảm cho các thế hệ tiếp theo dấn bước trên con đường làm việc tự do. Bởi vậy, không ít người, dù đã có công ăn việc làm ổn định, vẫn quyết định đồng thời điều hành các hoạt động kinh doanh riêng. Số liệu thống kê cho thấy 35% số người lao động thế hệ 8x-9x hiện đang hoạt động “ngoài lề” bên cạnh công việc thường ngày.

    [​IMG]

    Dù làm việc tự do ngay từ khi còn trẻ mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn, con đường này cũng chứa đựng không ít thách thức. Làm cách nào bạn thuyết phục được khách hàng tin vào khả năng của bạn khi bạn không có 15 hay 20 năm kinh nghiệm trong nghề?

    Cũng có nhiều cách khác nhau mà các freelancer có được “con mồi” đầu tiên của mình. Những khách hàng đầu tiên dám “thử” thuê một người “mới tò te” trong nghề thường là người quen hay đồng nghiệp đã từng chứng kiến bạn làm việc và tận mắt thấy được chất lượng của công việc đó. Đôi khi lại có thể là một người lạ nào đó nghe người khác nói tốt về bạn. Nhưng cho dù bạn làm cách nào để có được khách hàng đầu tiên, bước đi đó là vô cùng quan trọng, là bệ phóng cho cả sự nghiệp làm freelancer của bạn.

    5 cách để xây dựng uy tín và có được khách hàng khi bắt đầu sự nghiệp freelance

    #1. Chứng minh khả năng của bạn

    Nếu bạn là một freelancer chụp ảnh muốn bắt đầu sự nghiệp của mình như một thợ chụp ảnh cưới, bạn cần thể hiện rằng mình đã sẵn sàng cho công việc này. Nếu bạn không có một portfolio về ảnh cưới ấn tượng, có lẽ sẽ chẳng ai thuê bạn chụp bộ ảnh “để đời” của họ cả.

    [​IMG]

    Để làm được điều này, bạn hoàn toàn có thể nhờ một vài người bạn của mình “hóa trang” thành các cặp đôi với những bộ đồ cưới đi thuê hoặc mượn và chụp cho họ. Làm như vậy, bạn đã có trong tay “bằng chứng” chứng minh tay nghề tuyệt vời của bạn, và những người bạn của bạn có lẽ cũng sẽ thấy hài lòng vì có được những bộ ảnh đẹp miễn phí, đôi bên cùng có lợi.

    #2. Làm “tình nguyện”

    [​IMG]

    Bạn là một freelancer về công nghệ, đang muốn kiếm thêm thu nhập bằng cách làm freelance các công việc IT? Tuy nhiên, khi chưa từng có một khách hàng nào kiểm định khả năng của bạn, làm thế nào bạn có “mồi” để “câu” khách. Cách tốt nhất là bạn hãy chịu khó làm việc “tình nguyện” một thời gian cho các tổ chức phi lợi nhuận, ở trường học hay bất cứ ai có thể để lại những đánh giá tích cực cho bạn. Thậm chí nếu bạn làm tốt, đôi khi bạn có thể được giới thiệu hoặc nhận làm những công việc được trả công ngay tại những nơi đó.

    #3. Tận dụng mọi cơ hội bạn gặp

    Có nhiều bạn đang làm thuê cho các công ty khác nhau. Tuy nhiên, khi làm nhân viên ở đây, các bạn nhận ra rằng có những khách hàng tìm đến nơi các bạn làm việc không phải vì đó là lựa chọn tốt nhất mà chỉ đơn giản vì không nơi nào trên thị trường cung cấp giải pháp chính xác cho nhu cầu của họ.

    [​IMG]

    Nhiều người đã nắm bắt cơ hội này để bắt đầu ý tưởng kinh doanh của chính mình, để cung cấp những dịch vụ, sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường với khách hàng đầu tiên chính là những trường hợp tìm đến nơi các bạn từng làm việc trước đây.

    #4. Tìm kiếm cộng sự

    Khởi đầu sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu có ai đó kề vai sát cánh, chia sẻ gánh nặng cùng bạn. Trên thị trường, một nhóm hợp tác cùng nhau thường gây được sự tin tưởng hơn một người hoạt động riêng rẽ, cho dù về bản chất mỗi người trong nhóm vẫn làm việc độc lập. Hãy tìm những người bạn “cùng chung chí hướng” và thành lập một nhóm để làm việc một cách hiệu quả hơn.

    [​IMG]

    Thậm chí đôi khi, những “cộng sự” của bạn không nhất thiết phải là người làm cùng công việc với bạn. Điều này mang đến cơ hội giới thiệu cho khách hàng những “combo” kết hợp hiệu quả của nhóm bạn. Ví dụ như design và code web, kế toán và pháp lý, viết bài và SEO…

    #5. Viết về điều bạn muốn

    Với các bạn freelancer viết lách, có thể dễ dàng nhận ra rằng hiện nay những công việc về viết bài thường yêu cầu kèm theo một bài viết thử, thường là để xem văn phong có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay ko. Nếu bạn muốn khả năng viết bài của mình được đánh giá cao, hãy tạo cho mình một blog cá nhân và viết các bài “mồi” lên đó.

    [​IMG]

    Hãy thường xuyên cập nhật các xu hướng về chủ đề mà bạn thích viết (thời trang, ẩm thực…) rồi viết bài liên quan đến các chủ đề này. Với những bài viết đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng như portfolio khi apply cho những công việc viết bài của mình.

    Kết

    Khi phải chạy ngang dọc tìm kiếm những khách hàng đầu tiên chắc chắn là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất mà hầu hết các freelancer đều đã từng trải qua. Tuy nhiên, có nhiều cách khác nhau để chứng minh rằng bạn có đầy đủ những yếu tố cần thiết cho công việc. Điều quan trọng nhất là cần “biết mình biết ta”, biết được bạn làm gì tốt nhất và tìm kiếm các khách hàng cần khả năng đó của bạn.



    Nếu bạn cần tìm việc và khởi động sự nghiệp freelance của bạn, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

    Số điện thoại hỗ trợ: 04.6684 1818

    Email: hotro@vlance.vn



    Nguồn: http://blog.vlance.vn/dung-that-nghiep-moi-lam-freelancer-242#.Vdsd__munQk
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/15

Chia sẻ trang này