Theo các chuyên gia thì để biết được khả năng ép của máy ép cọc thủy lực trước hết đơn vị thi công ép cọc phải cung cấp giấy kiểm định đồng hồ và giàn ép thủy lực, trong kết quả kiểm định sẽ có bảng tra chỉ số lực ép cọc trên đồng hồ. Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế. Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ép cọc bê tông bằng máy ép cọc: Hiện nay có rất nhiều phương pháp thi công cọc như sử dụng búa đóng, ép kích, sử dụng máy ép cọc. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào lớp địa chất của công trình đang thi công. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài cọc, các máy móc thiết bị đi kèm. Ưu điểm: - Êm, không gây ra tiếng ồn - Không gây ra chấn động cho các công trình khác - Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. Nhược điểm: - Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy Các bước chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc: - Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật. - Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày - Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng phẳng, không gồ ghề lồi lõm - Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh - Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Trước khi đem cọc đi ép đại trà, dùng may ep coc ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc - Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh