Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về các công trình nổi tiếng ở Sài Gòn xưa mà ngày nay không còn nữa do các đổi thay của thời cuộc. Lăng Cha Cả, ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Lăng được giải tỏa vào năm 1983, nay là vòng xoay Lăng Cha Cả gần sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Khu chợ cũ của Chợ Lớn, ở vị trí ngày nay là bưu điện Chợ Lớn. Ga Sài Gòn cũ cạnh chợ Bến Thành, nay là công viên 23 Tháng 9. Cầu Ba Cẳng là cây cầu dành cho người đi bộ bắc qua ngã ba kênh rạch ở Chợ Lớn, được xây đầu thế kỷ 20. Ba chân của cầu nằm ở ba bến Bãi Sậy, Nguyễn Văn Thành và Vạn Tượng. Cầu đã bị sập năm 1990. Cầu Thị Nghè (cũ) là một trong những cây cổ của Sài Gòn, bắc qua rạch Thị Nghè ở khu vực phía sau Thảo Cầm Viên, nối quận 1 và quận Bình Thạnh. Vào thập niên 1990 cầu được dỡ bỏ do xuống cấp nghiêm trọng. Nhà đèn (nhà máy điện) Chợ Quán được xây vào thời thuộc địa, là nhà máy điện lớn và quan trọng nhất của Sài Gòn trước 1975. Năm 2008, nhà đèn được quy hoạch thành khu phức hợp văn phòng - trung tâm thương mại. Xưởng Ba Son từng là cơ sở sửa chữa, đóng tàu lớn và quan trọng bậc nhất của người Pháp ở Nam Kỳ. Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn, ở vị trí ngày nay là tòa nhà Saigonbank góc Hồng Bàng - Châu Văn Liêm, quận 5. Phước Thiện Nghĩa Tứ là một hội quán nằm trong Phước Kiến y viện (nay là bệnh viện Nguyễn Trãi) của người Hoa gốc Phúc Kiến. Trong quá trình mở rộng bệnh viện, Phước Kiến Nghĩa Từ đã được triệt giải để nhường chỗ cho các công trình mới. Theo T.B (Kiến Thức)
Trước giờ nghe chú bác gọi vòng xoay lăng cha cả... mà không biết hồi xưa nó ra sao, giờ lần đầu tiên mới được thấy cái lăng.
Tự cmn hào đã từng đi qua cầu 3 cẳng với cầu Thị Nghè trong Sở thú . Hồi đó cầu Thị Nghè là bị xây bít lại ở khúc giữa ko cho dân trốn vé . Nhưng mà lúc đó đéo biết nó tên gì , vì tên cầu Thị Nghè là dành cho 1 cây cầu ngoài Thảo Cầm Viên cách đó 200m