Những đạo quân Trung Quốc dưới trướng người Việt trong lịch sử Vì những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử, nhiều đạo quân Trung Quốc đã dạt sang Việt Nam và trở thành đồng minh của người Việt. Đạo quân Nam Tống trong lòng nhà Trần Vào kỷ thứ 13, người Mông Cổ nổi lên như một thế lực quân sự cực kỳ hùng mạnh, trở thành mối đe dọa cho tất cả các quốc gia ở khu vực châu Á. Trước sự tấn công của Mông Cổ, triều Nam Tống đang suy yếu của Trung Quốc không thể chống đỡ nổi và dần dần tan vỡ. Năm 1274, một nhóm bại quân Tống với 30 thuyền lớn cùng hàng nghìn binh lính và vợ con đã tháo chạy sang đất Đại Việt qua đường biển và xin hàng phục nhà Trần. Do cùng chung kẻ thù Mông Cổ, tất cả những người Tống này đều được vua Trần Thánh Tông thu nhận và đối xử tử tế. Năm 1279, người Mông Cổ hoàn thành cuộc xâm chiếm Nam Tống, chính thức đặt sự cai trị của nhà Nguyên trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Từ thời điểm này, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt. Sau một vài năm căng thẳng về mặt ngoại giao với những xung đột quân sự lẻ tẻ, nhà Nguyên chính thức phát động cuộc xâm lược Đại Việt đầu năm 1285. Cuộc chiến kéo dài đến tháng 6/1285 với kết cục thảm bại dành cho quân Nguyên – Mông. Trong cuộc chiến này, đội quân lưu vong của người Tống đóng góp một phần công sức cho chiến thắng của quân nhà Trần. Dưới sự lãnh đạo của danh tướng Trần Nhật Duật, những cựu binh của nước Tống đã đối mặt với quân Nguyên – Mông trong màu cờ và quân phục của Nam Tống tại các trận quan trọng gần Thăng Long. Điều này khiến các tướng lĩnh và binh lính Mông Cổ ngạc nhiên và kinh hãi vì tưởng nhà Tống đã đội mồ sống lại. Có thể nói, sự xuất hiện của người Tống trong cuộc chiến chính là thứ vũ khí uy hiếp tinh thần cực mạnh cùa nhà Trần trước kẻ thù Mông Cổ. Thiên Địa Hội của người Hoa “phản Pháp phục Nam” Thiên Địa Hội là một hội kín của người Trung Quốc hình thành vào thời Khang Hy của nhà Thanh với mục đích khôi phục lại giang sơn của nhà Đại Minh, đánh đuổi quân Mãn Thanh ngoại tộc. Các chi nhánh của hội này đã có mặt ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 17. Sau chiến thắng trước quân Thanh năm 1789, Hoàng đế Quang Trung đã thu nạp một số đầu đảng của Thiên Địa Hội, cung cấp vũ khí và lương thảo để họ quay về đánh phá vùng ven biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang… nhằm làm suy yếu nhà Thanh và đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng. Hoạt động của Thiên Địa Hội khiến các đội thương thuyền của triều đình bị tê liệt, nhưng quan lại nhà Thanh không dám làm gì vì thanh thế của vua Quang Trung quá lớn…. Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, Thiên Địa Hội hoạt động mạnh mẽ ở Nam kỳ, nơi có nhiều Hoa Kiều cư ngụ. Do lúc này lợi ích gắn bó với Việt Nam, chủ trương “phản Thanh phục Minh” được các lãnh đạo Thiên Địa Hội đổi thành “phản Pháp phục Nam”. Các hoạt động chính trong Thiên Địa Hội là tuyên truyền đạo giáo, luyện tập võ nghệ, tích lũy vũ khí lương thảo để tiến hành nổi dậy. Hội kín này hoạt động mạnh ở các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long… thu hút cả người Việt tham gia. Thiên Địa Hội đã làm vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh nổi sóng với các cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa của Đoàn Văn Cự, Phan Xích Long; vụ tấn công tiêu diệt tri phủ Trần Bá Hựu; đánh Khám Lớn Sài Gòn để giải cứu Phan Xích Long cùng các nghĩa sĩ… Tuy nhiên, với vũ khí thô sơ và niềm tin có phần mê tín dị đoan vào các loại bùa chú, các cuộc đấu tranh của Thiên Địa hội đều bị thực dân pháp đàn áp nhanh chóng. Nhà văn Sơn Nam bình luận: “Thực dân Pháp không ngờ Thiên Địa Hội vốn là những nhóm lẻ tẻ ở địa phương lại được chỉ huy khá thống nhất và cuộc khởi nghĩa khá đồng loạt, như để hỗ trợ cho nhau. Những người tham dự khởi nghĩa đều có tinh thần chiến đấu rất cao, họ tin vào bùa phép, tin rằng sắp đổi đời, tận thế, động đất, núi lở thành sông, bệnh dịch xảy ra, người chết không còn ai chôn, ai đeo bùa thì sống”. Đội quân Cờ đen khiến quân Pháp bạt vía Quân Cờ đen là một nhóm cướp có thành phần xuất thân từ quân đội người dân tộc Tráng ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Thủ lĩnh của đạo quân này là Lưu Vĩnh Phúc, thường lấy lá cờ màu đen làm cờ hiệu. Do sự càn quét gắt gao của nhà Thanh, vào năm 1865 Lưu Vĩnh Phúc đã dẫn 200 quân rời khỏi địa bàn cũ để vượt biên giới vào Việt Nam. Họ vừa di chuyển vừa cướp bóc và tuyển thêm quân từ các toán thổ phỉ khác mà không gặp phải trở ngại gì. Khi đến gần Sơn Tây, quân Cờ đen dừng lại lập doanh trại, quân số khi đó đã lên tới 500 người. Các bộ tộc Mông ở khu vực xem quân Cờ đen là một sự đe dọa nên đã tổ chức một cuộc tấn công. Quân Cờ đen phục kích và đánh bại cuộc tấn công của họ, giết chết một thủ lĩnh người Mông. Viên thủ lĩnh này vốn là kẻ chống đối chính quyền nhà Nguyễn. Nhân cơ hội này, triều đình chính thức ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức vị Cửu phẩm bách hộ để mượn tay quân Cờ đen bình định vùng đất bất ổn này. Được sự bảo trợ của nhà Nguyễn, quân cờ đen gia tăng lực lượng nhanh chóng và trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở vùng núi phía Bắc. Khi cuộc xung đột giữa Pháp và triều Nguyễn bùng nổ ở Bắc Kỳ, đội quân Cờ đen đã sát cánh cùng quân triều đình và lập nên những chiến công vang dội, khiến người Pháp kinh sợ. Đó là hai trận đánh cùng xảy ra ở Cầu Giấy, một trận giết chết đại úy hải quân Pháp Francis Garnier năm 1873, trận kia tiêu diệt đại tá hải quân Henri Rivière năm 1882. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, quân Cờ đen tuy đã gây nhiều thương vong cho lực lượng viễn chinh của Pháp nhưng cũng để lại thiệt hại cho cư dân tại nơi mà họ đóng quân, vì bản chất của đạo quân này dù gì cũng chỉ là một băng cướp. Theo KIẾN THỨC
Cái trang kienthuc này xl chế cháo copy là chính mấy fen à , đừng post , ngồi đọc soha xạo lồng với zing thì còn bổ mắt hơn
Ủa tin cũ à. Thấy trang redsvn nó mới post gần đây http://redsvn.net/nhung-dao-quan-trung-quoc-duoi-truong-nguoi-viet-trong-lich-su2/