Trẻ nhỏ luôn luôn hiếu động và những tai nạn nho nhỏ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đã cố gắng bảo vệ con. Do đó hãy bỏ túi ngay những cách sơ cứu kịp thời khi trẻ không may gặp các tai nạn như hóc dị vật, đuối nước dưới đây nhé. 1. Hóc dị vật Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi rất hay gặp phải tai nạn này. Bé luôn tò mò với mọi thứ xung quanh nên rất dễ cho những thứ có kích thước nhỏ như các chi tiết rơi ra từ đồ chơi cho bé hay đồng xu, pin... Khi gặp phải tai nạn này, nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Khi bị hóc dị vật, bé thường ho dữ dội để đẩy dị vật ra nhưng lại vô tình làm chúng trôi vào trong sâu hơn, da trở nên tím tái. Nặng hơn, bé có thể bị trào nước, sữa hay cháo từ mũi và miệng. Khi đó bạn cần bình tĩnh xem dị vật nằm ở vị trí nào. Kỹ năng sơ cứu tai nạn ở trẻ nhỏ bố mẹ phải biết Đừng cố gắng tìm cách chạm hoặc đẩy di vật ra ngoài bởi như vậy sẽ làm bé ngạt thở dẫn đến tử vong. Cách sơ cứu là hãy đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đỡ phần cổ và đầu của bé một cách chắc chắn và dùng tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng bé, nơi ở giữa hai vai của bé. https://www.youtube.com/playlist?list=PLVvCCGUrJ3E74K4THdDTGdsN6AiAnBNC6 Nếu không thấy hiệu quả, bạn hãy lật ngửa người bé lại rồi đặt đầu bé vào lòng bàn tay mình trong tư thế cổ bé để ngửa, đầu thấp. Tiếp theo, dùng hai ngón tay ấn mạnh vào vị trí xương ức của trẻ, sau 3 giây thì nhìn vào miệng bé nếu thấy dị vật thì lấy ra, nếu không thì tiếp tục ấn và gọi xe cấp cứu. Một cách khác là bạn quỳ sau lưng của bé, để lưng chúng dựa thẳng vào người bạn. Tiếp đó, một tay bạn ôm ngang thắt lưng bé, tay kia tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên phía trên rốn và dưới xương ức của bé. Bạn hãy ấn mạnh từ dưới lên trên liên tục khoảng 5 lần, nếu làm xong mà vẫn chưa thấy dị vật ra thì cần gọi xe cấp cứu ngay, đồng thời tiếp tục thực hiện các bước sơ sứu như trên cho đến khi có nhân viên y tế đến. 2. Điện giật Khi bé bị điện giật, bạn tuyệt đối không nên hốt hoảng chạy đến kéo hay chạm ngay vào người bé bởi bạn không thể cứu bé mà ngay cả bạn cũng bị điện giật theo. Thay vào đó hãy nhanh chóng ngắt nguồn điện và rút bỏ phích cắm. Kỹ năng sơ cứu tai nạn ở trẻ nhỏ bố mẹ phải biết Trường hợp không thể ngắt nguồn điện thì hãy tìm một tấm ván khô hoặc những thứ cách điện và đứng trên đó, lấy chổi hoặc thảm cao su để đẩy bé ra khỏi nguồn điện. Trường hợp bé đã bất tỉnh thì hãy kiểm tra hơi thở của bé. Nếu vẫn còn thở thì hãy đặt bé về tư thế nằm nghiêng sang phải để bé dễ thở hơn. https://www.facebook.com/XedayChoBeXedayEmbeXedayTreemXedaytreSosinhGiaRe/ Nếu không may bé đã ngưng thở thì bạn cần sơ cứu theo cách hô hấp nhân tạo cho bé đến khi bé thở được và gọi cấp cứu ngya. Nếu bé bị bỏng thì hãy cởi bỏ hết quần áo trên người bé, dùng vải sạch hoặc băng gạc phủ lên vết bỏng và đưa bé đi cấp cứu. Đây là hai tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, chỉ một phút lơ là thôi là bé đã có thể vướng phải những tai nạn này, nếu bạn không biết sơ cứu thì sẽ dẫn đến những hậu quả thương tâm. Vì thế hãy ghi nhớ ngay những cách sơ cứu này hoặc ghi chép lại vào một cuốn sổ nhỏ nhé.