"Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon..." hoặc "Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay, nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm", đó là những đoạn văn liên tưởng rất "đặc biệt" của thí sinh. Nhiều giám khảo có kinh nghiệm chấm môn Văn lâu năm chia sẻ, phần lớn bài thi của thí sinh năm nay bộc lộ rõ sự hụt hẫng, yếu kém, hạn chế về kiến thức lẫn kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết. Dù không phải là lần đầu tiên bắt gặp những bài văn “cười ra nước mắt”, song trong 5 ngày chấm thi vừa qua, nhiều giám khảo môn Văn vẫn “ngã ngửa người” trước những câu văn ngô nghê, "kinh dị". Có thể liệt kê thành bốn nhóm lỗi: Nhầm từ Âu sang Á - Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng". - Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống. - Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập truyện Tây bắc. - Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất. (Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu) Giám khảo chấm thi môn văn đau đầu với những câu văn “kinh dị” của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp 2010 Ảnh minh họa: Trung Kiên Dùng từ ngữ ngây ngô - Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá". - Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu. - Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm. - Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc - Việt rất dũng căm không sợ chết, đối với việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi - Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam. - Lúc đầu chờ đợi trog sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch. So sánh, liên tưởng... “siêu hạng” - Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon. - Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ, và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xã hội) - Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ. - Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ. Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm - Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ý chí, nghị lực, tình thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không dòm ngó nữa là. (câu 2, nghị luận xã hội) - Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đình hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đình hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ". Thầy Trần Đức Vinh, THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) chấm bài thi này nói: “Tôi thật sự bị " sốc vì không hiểu thí sinh này đang viết gì!”.
Chào Các Bạn Mình Đíu Biết Cô CS Là Ai:( Chữ Bự Đọc Sướng Nhưng Mỏi Quá.Mới Đầu Cứ Tưởng Lập Hội Vì Các Anh Chị Này!
cười với người đọc, còn khóc với người chấm, phải vắt óc ra mà hiểu xem nó viết cái giống gì để mà còn phê điểm hao tổn trí lực rất nhiều, thảo nào các giáo viên bộ môn văn sau mỗi kỳ thi đều sụt vài ký.
cứ gạch thẳng tay ! nó có khối môn kéo điểm,chả hiểu sao thi tốt nghiệp ngày càng dễ,thật bất công ! @_@
Lại có khi báo chém chứ việc quái gì mà các GV chấm cảm thấy khó ? Tôi học Văn mấy năm trước với 2 GV giỏi thì các vị ấy đều bảo chấm bài mà gặp thể loại viết lan man, lạc đề, tối nghĩa, phăng ... là các vị rất khoái, chỉ việc gạch 1 cái rẹt cả đoạn, gọn sổ sách, ko cần phải lọc ra xem có kéo dc 0.25 ko. Cho nên bảo là chấm bài gặp dạng viết nhảm để phá vì biết ko làm dc bài thì cứ gạch xong vứt sang 1 bên, chẳng ai rỗi hơi mà chấm xong rồi còn nhớ để tổng hợp lên báo. Phân biệt cho rõ giữa làm bài không được hoặc mất căn bản, hổng kiến thức và cố tình làm để phá.
Theo quy chế mới thì quyền lợi thí sinh được đặt lên hàng đầu, vì thế giám khảo có nhiệm vụ phải chấm sát từng tí một, không có quyền gạch thẳng đâu , với lại tất cả các bài liệt sẽ được thanh tra kiểm tra lại lần nữa... Làm giám khảo khổ lắm chứ chẳng chơi
1 bài sẽ được 2 giám khảo chấm chuyên biệt, lần 1 và lần 2, nếu kết quả so ra mà chênh nhau quá 0,5 là đem cho hội đồng chấm lại lần 3