[Lao Động] Thích thuốc lào, nhắm tiết canh, uống rượu Tây

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Hoàn Gia Sắc, 1/12/15.

  1. Hoàn Gia Sắc

    Hoàn Gia Sắc Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/09
    Bài viết:
    6,334
    Kỳ 4 loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!
    Lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá” của sư trụ trì "ngày nào cũng say"

    [​IMG] Sư Thích Minh Thịnh hút thuốc lào sòng sọc và phát ngôn "vô cùng sốc" trong cuộc đối thoại với chúng tôi

    Cuộc đối thoại không thể tin của nhóm phóng viên báo Lao Động với sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp, một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!" đăng trên Lao Động...


    Chưa hết tò mò về sư trụ trì Thích Minh Thịnh, người được các nhân chứng quan trọng và có uy tín xã hội ở địa phương kể về cuộc “đấu khẩu” rồi “đấu đầu” đầy đao kiếm giang hồ với sư ông Thích Thanh Mão, thì trong một lần đi lễ chùa, nhóm PV chúng tôi đã có dịp trò chuyện với ông về Phật pháp, về lý lẽ của việc tu hành và các đạo lý khác.

    Tranh biện của ông Thịnh, có lẽ chỉ cần chép lại nguyên văn từ băng ghi âm và ghi hình, là đủ để nói lên tất cả. không cần thêm một lời bình nào nữa. Mỗi câu từ, có phải là một cấu kiện tạo nên bức chân dung của vị sư trụ trì đã góp phần làm điên đảo một di tích quốc gia cổ kính tuyệt đẹp như chùa Nhạn Tháp?

    - Thưa sư trụ trì, hồi tôi dẫn nhóm họa sĩ đến chùa Phú Thị để vẽ cảnh, nhà sư Thích Thanh Mão có vẻ phản đối việc thầy xây chùa 2 tầng này?

    -Cái đấy là chuyện của mỗi người.

    -Nhắc đến chùa trên Nhạn Tháp này xây 2 tầng, thầy ấy phản đối ghê lắm?

    -Đấy là khái niệm của mỗi người, mỗi người có nhận thức về kiến trúc là khác nhau. Mỗi nhận thức văn hóa khác nhau là bình thường mà.

    - Chúng tôi thì không rõ lắm, nhưng có vẻ như bây giờ giới luật đi tu của mình cũng thoáng hơn hả thầy? Ví như hôm tôi gặp sư Mão, thấy có rất nhiều rượu, thầy Mão còn bảo thầy ấy vẫn ăn thịt, vẫn ăn tiết canh…

    -Đấy là chuyện bình thường mà.

    - Thế á? Nhưng mà chúng tôi thấy có một thời gian rất dài nhà chùa cấm điều đấy cơ mà?

    -Ai cấm đâu? Đấy là anh chị tưởng thế thôi. Tôi không muốn nói trên khái niệm và quan điểm, tôi nói trên mặt định chế và pháp luật. Nếu không cấm đi ngược chiều thì tôi cứ đi chứ. Đấy là chuyện bình thường mà.

    [​IMG]
    Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa cũng "trang trí" cả nhiều rắn thần...
    -Tức là trong giáo lý nhà Phật không cấm ăn thịt?

    -Không, tôi không nói đến giáo lý. Tôi nói đến mặt phổ quát của loài người là ăn uống.

    -Nhưng đây mình là người tu hành mà?

    -Tu hành là chuyện tu hành. Ông Phật ông ấy có cấm không, ở dòng bao nhiêu, trang bao nhiêu, quyển sách nào hay là khái niệm "chó sủa ở ngoài đường"? Ơ, thế cái máy nó sủa giống con chó cũng bảo là con chó nó sủa hay sao? Ơ, sao lại có cái quan điểm “tưởng rằng”?

    -Không, không phải là tưởng, mà chúng tôi nghĩ rằng, kiểu như đã hình thành một nhận thức găm sẵn trong đầu bao nhiêu thế hệ nay rồi ấy – đi tu là phải ăn chay?

    -Đấy là quan niệm "Mày quan niệm như thế thì mày ở nhà mày, mắc mớ gì đến tao, tao đi tu ở chùa cơ mà". Đấy là khái niệm, quan điểm của người ta như thế thôi.

    -Vâng. Nhưng đúng là trong dân hình thành cái nhìn như thế từ lâu rồi, nhà sư nhỉ?

    -Đấy là chuyện của dân. Nếu đường không cấm ngược chiều thì tao cứ đi, chứ sao lại không cho tao đi, đúng không? Nếu như mà đường bảo cấm, thì đương nhiên chỉ được đi 1 chiều.

    -Tức là cũng theo kiểu ăn chay hay không thì tùy từng người, cho dù họ đều đi tu cả, đúng không ạ?

    -Không phải tùy từng người mà đấy là phổ quát của loài người.

    -Không! Ví dụ như chúng tôi thấy ở thiền viện S. ấy, họ hoàn toàn làm đồ chay?

    -Đấy là chuyện của S.

    -Thì đấy, như chúng tôi nói là tùy vào từng người, từng nơi mà họ làm kiểu này hay kiểu khác, đó có phải là ý kiến của nhà sư trụ trì (Thích Minh Thịnh) không?

    -Chả cần thiền viện S. đâu, vào trại bò ở trên Ba Vì ấy, nó cũng ăn chay hoàn toàn, bò toàn ăn chay mà, có con bò nào nó ăn mặn đâu. Không thể mang vấn đề ăn chay ra để mà nói chuyện được. Tôi có đàn bò ăn chay kiếp nọ đến kiếp kia, thì tôi sẽ gọi là trại bò S.

    -Dạ thưa, bò với người là khác nhau chứ thầy?

    -Không. Nếu mà chùa S. nó bảo là chúng tôi ăn chay, nên chúng tôi hơn người khác thì tôi sẽ gọi là trại bò S. chứ không phải trại người S. Vì Đức Phật còn không ăn chay, đúng không, thế chúng mày ăn chay, thì khác gì trâu bò, đúng không? Tôi có con bò, có bao giờ nó ăn thịt đâu, nó không những ăn chay, mà còn ăn chay từ kiếp nọ đến kiếp kia.

    [​IMG]
    Bà cụ nấu cơm cho sư này, đã tiết lộ với chúng tôi nhiều thông tin sửng sốt, bên cạnh là bức tượng Phật được phủ vải cũ trông vô cùng nhếch nhác
    -Nhưng chúng tôi vẫn thắc mắc một điều là, nếu không đúng như chúng tôi nói, mà lại đúng như sư trụ trì đang nói, thì tại sao trong dân mình bao đời này lại hình thành cái ý thức đi tu là ăn chay? Vì một lý do nào đấy chúng tôi vẫn không hiểu?

    -Thế tôi hỏi anh chị nhá, tại sao người ta lại gọi anh chị là người Việt Nam? Tại sao người ta lại gọi đất nước này là Việt Nam? Chẳng qua là người ta gọi nó thế thôi. Chứ hồi xưa người ta gọi là Đại Ngu cũng được chứ sao. Việt Nam (là cái tên) sau này người ta mới đặt cơ mà.

    Cho nên đấy là khái niệm, đúng không? Bây giờ anh chị tên là Hoa, nhưng anh chị có phải là Hoa không, chẳng qua là bố mẹ anh chị gọi thế để phân biệt với cái đứa tên là Lá thôi.

    Lâu dần người ta cứ gọi anh chị Hoa ơi, thì anh chị tưởng anh chị là Hoa, chứ anh chị có phải là Hoa đâu… Tất cả đều là do người ta đặt ra và gọi thế, mà đa số những cái mà người ta vẫn dùng là sai. Bản chất nó chỉ là những khái niệm mơ hồ.

    "Ăn chay cái… vào mặt chúng mày!”

    Ngừng một lát nhìn chúng tôi, nhà sư Thích Minh Thịnh nói tiếp: “Chuyện kể thế này, có một ông trong làng cũng già rồi, ông ấy đến nhà bạn chơi, nhà bạn có chó đẻ, ông ấy thích nên ông ấy xin một con mang về nuôi. Con chó con nó lạ nhà, nó sủa ầm lên.

    Lại đúng đến ngày chuẩn bị giỗ tổ, ông cụ mới thắp hương chuẩn bị lễ tổ tiên nhưng con chó cứ sủa loạn lên thì ông mới mang con chó dắt ra ngoài ngõ xích. Thằng cháu nội nhìn thấy điều đấy nên nó cứ ám ảnh, nó nghĩ, lễ tổ tiên là phải mua một con chó con, trước khi lễ các cụ thì mang con chó con ra ngoài ngõ.

    Rồi nó lớn, ông nó chết, bố nó chết, nó làm chủ gia đình, cứ đến giỗ là nó mua một con chó con về xích ở cửa xong chuẩn bị lễ thì nó dắt ra ngõ. Người ta hỏi sao mày lại làm thế, thì nó bảo, tôi có biết đâu, tôi thấy ông tôi làm thế mà, ông tôi làm thế nên tôi cũng làm thế. Đấy, khái niệm dân gian cũng là như thế.

    Một đứa bé lớn lên, nó thấy làng nó có một ông thầy hay một hòa thượng, một sư ni nào đấy. Người ta già, người ta sợ béo, ăn nhiều thì tim mạch, sinh bệnh, nhanh chết. Vị sư nào già mà chả ăn chay. Xong nó lớn lên nó cứ ám ảnh đã tu là ăn chay. Ăn chay cái… vào mặt chúng mày. Xong, lại còn cái trò thiền viện.

    Đạo Phật cung ứng cho loài người một nền văn minh chính là thiền, cho nên đạo Phật chính là đạo thiền. Người ta vẫn gọi cửa thiền, cửa từ bi, chứ không phải cứ ở Thiền viện của ông Thích Thanh T. ra mới là thiền. Cũng như trong dân gian, nhà nào cũng có muối, thì không cần ghi ở ngõ là "Nhà tôi có muối". Linh hồn của đạo Phật là thiền, văn minh của đạo Phật là thiền, thế thì việc gì phải gọi là Thiền viện. Thùng càng rỗng thì càng kêu to.

    -Nghe thầy nói thì chúng tôi thấy cái tầm văn hóa nào đó và mọi thứ từ thầy rất khác so với khi chúng tôi nghe thầy Mão nói về thầy?

    -Đấy là chuyện của ông ấy.

    -Thầy Mão có vẻ không ưa thầy?

    -Đó cũng là chuyện bình thường của ông ấy. Cuộc đời mà, làm sao mà tất cả mọi người đều ưa mình được.

    -Nhưng đi tu thì phải khác chứ?

    -Không. Cũng là chuyện của người ta. Nếu không có thứ gọi là bóng tối thì ánh sáng không có giá trị.

    -Cảm ơn nhà sư!


    Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 1): Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...

    [​IMG]
    Chùa Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nơi nhà sư Thích Thanh Mão trụ trì từ năm 1999-2000 đến nay

    Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.


    Với tất cả sự thận trọng, khách quan, trên tinh thần xây dựng, chúng tôi xin phép được ghi lại vài câu chuyện khó có thể thuyết phục hơn kia, ngõ hầu để độc giả cùng suy ngẫm. Đó có thể chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi, đó có thể chỉ là sự thật nào đó nằm ngoài mong muốn tốt đẹp của tất cả chúng ta thôi. Song, không vì thế mà “sự thật nào đó kia” nó không làm chúng ta mất ngủ vì xót xa.

    Chuyện bắt đầu bằng việc chúng tôi đi mua cây cảnh ở xã Thượng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cuộc gặp gỡ với nhóm nông dân cày sâu cuốc bẫm làm chúng tôi hơi giật mình. Họ bảo, họ tục tằn thô lỗ một tí, nhưng bao năm đi đây đó bán cây cảnh cho cả nước, họ chưa gặp ở đâu có vị sư ăn thịt chó, uống rượu, rồi làm tất cả mọi việc như họ (những việc đó chúng tôi không tiện kể cụ thể ra đây).

    Sư ra quán ăn thịt, uống rượu

    Đám thanh niên thề thốt kể, tất nhiên là chúng tôi không tin. Họ bảo, không tin cứ lên chùa Phú Thị (di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, được công nhận từ ngày 4 tháng 4 năm 1984) mà xem, nơi ấy, nhà sư Thích Thanh Mão đang trụ trì - nơi ngài đã “nương nhờ cửa Phật” suốt 15 năm qua.

    Trước khi đến chùa Phú Thị, chúng tôi bị lạc vào chùa Nhạn Tháp, vì hai chùa ở cùng một xã, cùng nằm ven đê, rất gần nhau. Choáng đầu tiên là mở mâm cơm nhà chùa ra, toàn thịt cá. Hỏi thăm bà cụ nấu bếp cho sư trụ trì, bà bảo, "ngày nào họ cũng ăn thịt uống rượu, hôm nay sư tiếp khách Trung Quốc, đã uống rượu nhiều và cả hai lăn ra ngủ rồi". Chúng tôi vô tình đảo mắt vào phòng ngủ khép hờ, máy lạnh bật ro ro, hai người đàn ông, người nằm trên bàn, người nằm dưới nền, ngáy pho pho.

    [​IMG]
    Một góc để rượu của sư Mão
    Sư ăn thịt, ăn tiết canh, uống rượu và… các thứ ăn chơi như người trần tục, đó là chuyện còn gây tranh cãi, có người coi là chuyện dĩ nhiên và bình thường, vì sư, thì họ chung quy cũng là con người. Có người thì bảo là, thời này mạt pháp mất rồi...

    Chúng tôi gặp một số cán bộ cơ sở, anh em tỏ ra rất bức xúc, buồn bã. Sau khi xem thẻ nhà báo của chúng tôi, cán bộ thôn vẫn chấp nhận trả lời mọi câu hỏi và xác nhận sư trụ trì của chùa Phú Thị từng nhiều năm để râu dài đen nhánh, ăn thịt uống rượu ngoài quán cùng bù khú với thanh niên và với cả sư nữ. Họ còn xác nhận chuyện nghe đồn, cả làng đồn, nhiều người chứng kiến chuyện sư trụ trì chùa này sai “đệ tử” rút kiếm choảng sư trụ trì chùa kia.

    Những điều chướng tai, gai mắt

    Họ kể, sư xây nhà tổ hai tầng trong chùa, tầng 1 để ô tô của sư. Sư mua nhà sàn “dân tộc” về dựng giữa khuôn viên di tích quốc gia như quán cà phê, đúng như những gì chúng tôi đã chứng kiến và chụp ảnh. Sư ở địa phương mải kiếm tiền, cúng cho bà con lấy giá dịch vụ rất đắt đỏ.

    “Các bô lão kêu ca: Sư gì mà suốt ngày uống rượu, đi lại ngạo mạn. Việc sư để râu dài các cụ cũng phản đối rất mạnh, nhưng chẳng có kết quả gì, mãi đến lúc sư phải “ứng cử” vài chức danh trong hệ thống của mình, sư mới tự đi cắt râu. Việc sư nam ở với sư nữ tại chùa, “dư luận” nhiều lắm, chúng tôi cũng đã phản đối chuyện này trong một cuộc họp rồi. Nhà báo cứ hỏi các bô lão và nghe họ kể cho khách quan!”, vị cán bộ kể. Ông này, sau khi đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn, thì cũng tỏ ra e ngại, sợ đụng chạm. Ông dẫn chúng tôi đến nhà cụ Miễn, một người có uy tín ở địa phương, tuổi đã 85 và rất minh mẫn, rất tâm huyết với các vấn đề ở chùa làng.

    [​IMG]
    Mặc quần cộc, cởi trần quét dọn chùa, không ai nghĩ đây lại là một vị sư trụ trì
    Cụ Chu Trọng Miễn (thôn Phú Thụy, xã Mễ Sở) mở đầu câu chuyện với nhà báo bằng xác nhận: Ông sẵn sàng cho nhà báo phỏng vấn, sẵn sàng lên báo chí nói về những điều ông sắp nói ra đây (có kèm ghi âm, clip kèm theo bài viết). Bởi đó là sự thật, cán bộ, người già người trẻ ở địa phương biết cả.

    “Xưa tôi lên chùa theo mẹ, đi vào chùa qua cái cổng gỗ, mẹ tôi A di đà Phật, lạy Phật tổ, lạy sư ông ạ. Sư cũng A di đà Phật, chào cụ, mời cụ vào lễ Phật ạ. Vậy mà bây giờ vào chùa “nó” (sư) cứ giương mắt lên, mình chào nó, cơ chứ, nó lại không chào mình. Mất lễ chưa!”.

    Rồi ông Miễn kể một loạt những chuyện mà ông cho là tày đình ở chùa Phú Thị làng ông như các lối ăn chơi của sư trong cuộc sống hàng ngày, trong trưng bày phòng ốc không đúng với nơi tôn nghiêm cũng bị ông Miễn cực lực công kích. “Có lần tôi góp ý chuyện ăn nhậu quán xá, thịt thà chả ra người xả thân cầu đạo gì cả, sư bảo tôi: Các cụ cũng ăn, cháu không ăn thì cháu chết à”, ông Miễn nhấn mạnh.

    Chưa kể, không biết lấy tiền ở đâu, ông sư về phá tan cái nhà mẫu, nhà cổ mà bà con thiết kế rồi góp sức xây dựng bao nhiêu năm, bao nhiêu bận mới thành; sư phá để xây nhà giả cổ. Chùa bên thì sư xây cả nhà tổ hai tầng trong khuôn viên di tích quốc gia, tầng một để ô tô, tầng 2 xếp tượng Phật chung… với đồ thờ của người lên đồng.

    Kỳ 2 loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!
    Cuộc trò chuyện “khó tin” với sư trụ trì chùa ăn tiết canh, uống rượu Tây...
    [​IMG]


    Theo những gì cụ Miễn rồi cán bộ cơ sở, cả bà con trong khu vực nói, quả thật chúng tôi cũng chỉ coi đó là “dư luận bà con”, chứ chưa dễ gì quy kết được. Chúng tôi cũng không muốn bàn luận thêm. Nhưng bất ngờ thay, khi có mặt ở chùa Phú Thị, trực tiếp gặp sư trụ trì Thích Thanh Mão, chúng tôi đặt những câu hỏi thẳng thắn, thì sư cũng trả lời toạc móng heo.


    Quần nâu, ở trần trùng trục, sư mở cửa cho chúng tôi rồi vào phòng khoác vội chiếc áo, rồi liên tục nghe điện thoại rất bỗ bã, hút thuốc lào sòng sọc, thổi tóp thuốc phìn phịt vào cái xô to, sư giới thiệu (nguyên văn): “Chùa tôi được công nhận di tích quốc gia từ rất sớm, đây, bằng công nhận “to bằng cái mẹt” kia kìa, nhưng bằng công nhận để làm gì, chả được cái gì, động vào làm cái gì là phải xin phép, mệt lắm”. Sư cũng bảo, sư Th (chùa N.T) bên kia nói chả ra gì, cứ “như cái đài ba chục (nghìn)”, chém gió thì “mát như quạt điện”. Nói về việc sư Th xây chùa N.T có hạng mục hai tầng với nhà sàn xanh đỏ, sư Mão bảo “nó thích ở khách sạn thì nó xây, nó ở”. Sư thừa nhận việc mình nghiện thuốc lào mấy thập niên qua, bởi “hút thuốc lào đỡ tốn thời gian, lại đỡ bẩn hơn hút thuốc lá”. Sau đây là sơ bộ những lời “tâm sự” càng nghe càng choáng của sư trụ trì Thích Thanh Mão (lời có biên tập một số từ ngữ cho dễ hiểu, nhưng nội dung không thay đổi):

    [​IMG]

    Nhà sư Thích Thanh Mão vừa hút thuốc lào vừa nói chuyện mình vẫn ăn thịt, ăn tiết canh, uống rượu... Sư Mão còn khoe cái dàn karaoke mấy trăm triệu để trong chùa phục vụ cho “văn hóa giải trí” của mình.
    Thưa sư trụ trì, ông thấy việc chùa N.T xây hạng mục hai tầng, lại xây thêm nhà sàn lắp camera giám sát, lại phá hạng mục cổ của di tích quốc gia đi như thế là đúng hay sai?

    - Sư Th (trụ trì chùa N.T, chùa được công nhận di tích quốc gia từ năm 1997) xây thế không hợp lý tí nào. Nhà mẫu của chùa thì ông đem phá ra, xây nhà 2 tầng thì phòng dưới thấp quá, tầng trên lủng cà lủng củng, chả đâu vào đâu. Nhà bếp xây kiểu mái nhà của dân tộc Thái, nó không hợp với người đồng bằng; lại còn đem nhà sàn miền ngược về càng không hợp. Nhà sàn, bà con vùng cao dùng là để tiện buộc trâu bò lằng nhằng bên dưới. Nhà sàn đẹp cho dân xã hội, dân bán cà phê, nó không hợp với chùa tí nào. Thằng ấy (sư Th) ngày nào nó chả uống rượu. Nó ngày ba bữa rượu, say suốt ngày làm được cái trò gì, nói thì (văng tục)… nó như cái đài ba chục ấy. (Tiếng hút thuốc lào roen roét). Con người nó không có bản lĩnh, không có tư cách”.

    Nhưng nhà này (nhà cũ của chùa Phú Thị) cũng đã bị phá đi để xây nhà mới giả cổ, chính nhà sư Thích Thanh Mão xây lại, cũng gây ý kiến trái chiều trong bà con?

    - Nhà này tôi xây 2007! Tôi đang nói, nhà bên sư Th xây kia nó không hợp kiến trúc của chùa. Tôi góp ý nó không nghe, thế thì tôi không nói nữa, đỡ mất thời gian. Bọn tôi bảo ông ấy là ông ấy sống ở thì tương lai, không sống ở hiện tại, mọi thứ của ông ấy phải khác người. Karaoke đồ chơi của ông ấy thì không nói, cả dàn máy của ông ấy bằng cái mi-cờ-rô (mic) của tôi thôi. Chơi dàn karaoke đắt tiền, với các nhà sư chúng tôi, phải hiểu karaoke không phải là ăn chơi mà là văn hóa nghệ thuật bình thường. Dàn karaoke của tôi, riêng đôi mic với hiệu 935, loa của Mỹ, to, loa của sàn nhảy. Nó có giá khoảng 450 triệu đồng. Dùng nhạc sàn, amply trộn vào. Mua cả bộ “trộn”. Trước khi đi tu tôi học kiến trúc đấy chứ.

    Xin hỏi thật, chúng tôi thấy các thầy đều ăn mặn, uống rượu, nói năng rất suồng sã, như vậy có vi phạm các điều quy định của giáo lý nhà Phật không ạ?

    - Chúng tôi được quyền đi buôn, được quyền làm đủ mọi thứ, chúng tôi làm đúng quyền công dân của tôi. Tôi là công dân đặc biệt mặc áo nâu đi ở chùa thôi. Chúng tôi không bao giờ được say rượu, nhưng ăn thịt thì được, thoải mái. Cốt sao, dù ăn thịt nhưng chúng tôi không tự tay mình giết, không xui người ta giết con vật, khi người ta giết con vật chết thì tôi không nghe tiếng kêu, không thấy máu chảy - nếu làm được như thế thì chúng tôi ăn thịt như ăn rau. Còn uống rượu thì nó sai thật, nhưng mà thanh niên không uống rượu thì nó chán lắm.

    Chúng tôi từng gặp cảnh sư ăn tiết canh ở Tây Bắc, ở Lào Cai…

    - Thằng Th (nhà sư) ở Lào Cai (ăn tiết canh) chứ gì, nó là học sinh của tôi đấy, học Trường Cao đẳng Phật pháp đấy. Tôi cũng ăn tiết canh bình thường!

    Thầy có ăn thật không, chúng tôi nghe người ta cũng nói vậy rất nhiều nhưng chưa dám tin!

    - Tôi ăn tốt. Nhiều người không ăn vì họ sợ về vệ sinh an toàn thực phẩm thôi.

    Thế có được... “trai gái” không thầy?

    - Phật giáo tuyệt đối không được trai gái… Việc nghiện thuốc lào của tôi tương đối nặng. Năm nay tôi 46 tuổi rồi, hút thuốc lào nhiều năm rồi. Năm ngoái anh Thế H bảo, cho tôi 10 tỉ đồng trùng tu lại chùa mà đã thấy tiền đâu, anh H - Cục trưởng ấy...

    Thế còn rượu, thầy xơi có bằng sư Th không, chúng tôi sang lễ chùa, bà cụ nấu cơm cho sư Th bảo, sư
    uống suốt?


    - Bên giáo lý nhà Phật, giới thứ 5 có bắt kiêng uống rượu đấy. Nhưng kiêng là kiêng không uống say thôi (!?), còn có bệnh thì cứ uống rượu thuốc các thứ bình thường, đàng hoàng thôi. Uống rượu tiếp khách thì uống ít thôi. Nhưng! Rượu tôi dùng bình thường, tôi không lạm dụng. Nhưng cả chai rượu tây Hennessy, một bữa tôi uống hết. Một bữa cả lít, bình thường tôi uống một bữa ngon ngon miệng mà đông anh em vui vui là đã nửa lít rồi.

    Nói sư được ăn thịt uống rượu là nói "cố thây, cố cùng"

    Nhà sư Thích Đàm Chính - người hơn nửa thế kỷ trụ trì chùa Tiêu ở Bắc Ninh, người được cả nước kính trọng, người không cho phép lập hòm công đức và cúng tiến tiền bạc vào chùa “Những người nói sư được ăn thịt uống rượu là nói “cố thây, cố cùng”, chứ Phật nào dạy thế!”.

    [​IMG]
    Nhà sư Thích Đàm Chính, người hơn nửa thế kỷ trụ trì chùa Tiêu, Bắc Ninh
    [​IMG]
    Phong cảnh thanh tịnh tại chùa Tiêu ở Bắc Ninh

    Nhiều vị sư trụ trì nói rằng, sư bây giờ tự do, người trần ăn thịt được thì sư cũng ăn thịt được, cũng ăn tiết canh được, lại còn để râu dài thượt, vì người ta cũng là người, người ta có quyền như thế, xã hội bây giờ “quan niệm” mọi chuyện rất là thoáng. Thưa nhà sư, chúng con nên hiểu chuyện này thế nào ạ?


    - Để râu dài lại là một chuyện khác nữa. Phép đến chùa thì theo Phật gọi là phát nguyện, phát là bỏ cả râu bỏ cả tóc cơ mà. Phật dạy là người đã đến chùa, đã là đệ tử chân chính của Phật là không được ăn những tạp lung tung. Người mà ăn thịt, bất cứ thịt gì nói chung, kể cả thịt xúc xích, thịt con cua, con cá, con tôm con tép… tất cả đều là thịt chúng sinh. Phật nói cái này không phải là Phật cấm, nhưng phương tiện thế nào mà mang lại lợi ích được cả của mình và của chúng sinh, chứ không phải chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình, ấy là ích kỷ. Phật nói trong sách của Phật là người ăn bất cứ thịt gì, người hôi hám đi vào lễ Phật cũng phải tội. Thứ hai là Phật nói về ngũ uế, tứ thân ngũ uế, không được ăn.

    Một vị cao tăng cũng đã hỏi Phật, chẳng hạn như, cũng có người phải chữa bệnh bằng thịt mới khỏi, thì Phật cho phép, nhưng phải ra khỏi (tăng) chúng, không được ăn, mặc áo của chúng, không được nằm giường của chúng, không được ngồi cùng với chúng ăn, phải ở riêng một chỗ, phải bỏ, mặc áo khác, không được mặc áo của chúng nữa. Được ăn để mà chữa bệnh, bao giờ khỏi còn phải ở ngoài một tuần lễ, phải bỏ hết cả những quần áo hay tất cả những gì hôi hám ở bên ngoài, bấy giờ mới được vào nhập chúng, Phật nói như thế mới là đệ tử của Phật.

    Thế thì người ta cố tình không hiểu lời Phật dạy rồi. Thầy nghĩ thế nào nếu chúng tôi trực tiếp phỏng vấn những người trụ trì các ngôi chùa, di tích quốc gia của Nhà nước, họ trả lời thế này: Ăn thịt, uống rượu, ăn tiết canh, chơi những dàn karaoke mấy trăm triệu là việc của tôi, vì tôi cũng là người, là công dân mặc áo nâu? Những việc trên đây luật pháp không cấm!

    - Những người nói như thế là những người “cố thây, nói cố”, chứ Phật không thể cho ăn thế nào thì ăn. Bao nhiêu giới cơ mà, từ những cách ăn uống đến nơi múa hát dập dìu Phật cũng không cho đến nghe, mắt trông tai thấy thì nhiễm các sắc trần. Phật không cho nghe những chỗ múa hát ấy. Giới thứ 7, ngài nói “chẳng cho di chúc xưng ca tính tình/ những loài cầm sắt tiêu sinh/ cùng nay múa hát dập dình nhởn nhơ/ miễn loài đinh đáo vạc cờ/ cùng nay biếm tiểu lầu tơ chơi bời/ tăng ni tu chửa trọn đời/ giữ cầm giữ cám mạ dời bản thân/ chẳng nghe lả chẳng tới gần/ lánh mình cho dứt thanh trần mới cao/ gì hơn nước chảy thông reo” ...

    Chỉ nghe những thanh vắng này, nước chảy, cây lá reo - đấy là để mình nghĩ các điều lành, điều từ bi. Còn ăn uống, như Phật nói đã không nhẫn được mà ăn thịt súc sinh thì nó mất giống từ bi đi rồi.

    Vậy là họ đã cố tình nói Phật cho phép ăn để họ ngụy biện cho việc họ đang ăn thịt, ăn tiết canh hằng ngày? Và họ nói với chúng tôi như thế là họ đúng hay họ sai ạ?

    - Ai mà nói thế là sai!

    Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 3): “Kỳ phùng địch thủ” của sư Thích Thanh Mão

    [​IMG]
    Chùa Nhạn Tháp, di tích Quốc gia, được xây dựng mới nhiều hạng mục nhếch nhác


    Chúng tôi hoàn toàn tình cờ được người dân đưa đến chùa Phú Thị thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để bắt gặp “bức chân dung” rượu chè, tiết canh và nhiều "sửng sốt" khác của sư trụ trì Thích Thanh Mão. Tình cờ hơn, “kỳ phùng địch thủ” từng mang tiếng “dao kiếm đối đầu” với ông Mão, lại là nhà sư trụ trì ở di tích quốc gia cũng nằm trong xã Mễ Sở kể trên. Chúng tôi muốn kể một cách trung thực về nhà sư Thích Minh Thịnh, người đang trụ trì chùa Nhạn Tháp kế bên. “Mật độ” nhà sư tự dựng nên chân dung gây nhiều bức xúc như thế, đủ để chúng ta thấy một sự thật không cần phải bàn cãi…


    Sư chửi vãi như… hát hay

    Nhiều lần chúng tôi ghé thăm chùa Nhạn Tháp, nhưng ít khi thấy nhà sư có mặt ở cửa Phật. Nghe đồn ông đi học ở Trung Quốc mới về, giờ đang bận lắm. Mấy người đang thi công xây xây trát trát thì bảo, "sư uống rượu say, nằm cùng khách ở trong phòng điều hòa kia kìa".

    Cửa khép hờ, anh bạn tôi hé mắt nhìn vào. Có hai ông nằm như Lỗ Trí Thâm (một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết văn học cổ điển Trung Hoa "Thủy Hử" - BT), người trên kệ cao, kẻ dưới mặt đất. Bà nấu bếp cho nhà chùa bảo: “Họ rượu say rồi. Sư các nơi đến đây, thầy nào cũng rượu chè suốt ngày, thầy Thích Minh Thịnh nhà tôi còn uống ít đấy”.

    [​IMG]
    Một góc bên trong chùa Nhạn Tháp
    Như bài trước đã viết, ông sư Mão bảo, một bữa tiếp khách của ông - cạn cả chai rượu Tây, bữa ăn - phải nửa lít đến một lít rượu trắng; ông Mão bảo, ông Thịnh ngày nào cũng say. Thế là ông sư Thịnh say hơn cả ông sư Mão. Sư trụ trì, uống rượu và thừa nhận ăn tiết canh ngon lành ư? Bà vãi nấu cơm cho nhà chùa rất hiền, bà bảo: “Trong bếp đầy hũ rượu kia kìa, họ ăn thịt, uống rượu, giờ ngủ rồi. Sư nào đến chùa này, cũng uống rượu, tôi nấu bếp tôi biết”. Chúng tôi chụp ảnh góc ăn uống toàn rượu chai, rượu hũ ở chùa Nhạn Tháp.

    Lại nhớ hôm trước vào làng gặp ông cụ Chu Trọng Miễn, 85 tuổi, cụ bức xúc nói chuyện ông sư Thịnh phá nát khuôn viên chùa Nhạn Tháp quê ông bằng các công trình hai tầng bê tông, nhà sàn như quán cà phê trong chùa, nhà ông sư ở thì làm mái kiểu nhà dân tộc Thái, chẳng hợp cảnh tí nào. Ông Miễn còn mở ngoặc, ông Thịnh chửi các vãi đến chùa và nấu cơm hầu ông Thịnh… như hát hay. Bây giờ nghe bà cụ “nhậm chức” thay cho các bà bị chửi kia kể, mới hay rằng “không muốn tin cũng phải tin”. Bà bảo, thầy chửi ghê lắm, chửi rằng nấu thế này thì chó nó ăn được à, các bà là cái loại…

    Đưa nhà sàn vào chùa cổ

    Ừ thì, chuyện thị phi biết đâu mà lần, dù biết rõ rằng “chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chịu”, như các cụ nói. Ý là, hai ba ý kiến ở các bối cảnh, các không gian khác nhau cùng kể về một chi tiết trùng khớp, khó có lý lẽ nào bác bỏ được. Nhưng cái này thì chắc ăn. Sư trụ trì sau bảy tám năm “mượn cảnh di tích quốc gia đi tu”, đã gây nên nhiều tổn thất to lớn cho không gian cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh của di tích chùa Nhạn Tháp - một viên ngọc kiến trúc phong cảnh của miền Bắc, đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chùa Nhạn Tháp được xây trên nền cũ của dinh quan Thái úy Trần Ngô Lương, là một trong những tướng giỏi của nhà Trần đã trực tiếp đánh bại quân Nguyên Mông ở trận Đông Bộ Đầu.

    [​IMG]
    Nhà hai tầng bằng bê tông, như cái lô cốt trong khuôn viên chùa.
    Trong chùa Nhạn Tháp có một sập đá do nhiều khối đá lớn ghép lại, tương truyền do quan Thái úy trong một trận đi đánh Chiêm Thành mang về. Trải qua nhiều biến thiên, bà con bảo chùa đã nhiều lần phải chỉnh trang, tu sửa, thế nhưng, cái sập đá ấy thì vẫn vẹn nguyên như ngày quan Thái úy mang về. Như thế là rất quý, được vinh danh rất sớm, chứng tỏ rất có giá trị. Thế nhưng, “sư ông Thịnh” đã “cơi nới, cải tạo” chùa một cách rất đáng sợ. Cổng chùa xây sai vị trí ngày xưa của di tích, mở lối to cho ô tô vào. Cổng xích dây sắt, với mặt hổ phù hai bên rất kệch cỡm.

    Kinh dị hơn, đường vào chùa phải chui qua một cái nhà sàn bằng bê tông cốt thép to như cái lô cốt, tầng phải chui qua của nó thấp lè tè, với những hàng cột thô kệch. Dưới gầm sàn đó, tượng gỗ phủ đầy vải vóc bẩn thỉu, các hộc tường xi măng xếp các ông bà tượng bóng nhoáng. Xe ô tô của nhà sư đỗ gần hàng tượng. La liệt gỗ của một ngôi nhà sàn cũ, sư ông mới mua về chưa kịp dựng. Nhà sàn này mà dựng xong, là chùa Nhạn Tháp cổ kính, nổi tiếng với cái sập đá mấy trăm năm tuổi, mái ngói âm dương bên các tàng cây xanh um kia sẽ giữ kỷ lục Việt Nam: "Chùa có tới 3 cái “nhà sàn” theo đúng nghĩa đen". Một nhà sàn bê tông với kiến trúc mới toe thay thế kiến trúc cũ, xây hai tầng, tầng nào cũng thờ Phật, tầng dưới thờ Phật kiêm luôn nhà để xe và lối đi, tầng trên thờ Phật kiêm luôn thờ các cặp rắn thè lưỡi xanh đỏ, có mào phục vụ công việc của những người lên đồng (thờ mẫu).

    [​IMG]
    Việc nhà chùa lắp đặt, xây dựng nhà sàn dân tộc thiểu số trong khuôn viên di tích quốc gia cổ kính, chùa Nhạn Tháp, giữa đồng bằng Bắc bộ, khiến nhiều người phản đối.
    [​IMG]
    Bức thông báo này được dán khắp chùa
    Bên cạnh, các góc chùa là tờ giấy A4 in các dòng chữ nguyên văn của “Trụ trì chùa Nhạn Tháp”: “Chùa Nhạn Tháp thông báo: Cấm những người kêu thay lạy mướn, tự do, tự động tới Chùa Nhạn hành nghề. Cấm mang những giấy sớ linh tinh không có nguồn gốc minh bạch vào chùa. Khi dùng điện xong phải tắt đi không để lãng phí của Tam bảo chịu quả báo!”. Tờ thông báo dọa dẫm, phản giới luật nhà Phật này được dán khắp ngõ ngách trong chùa, nó thật sự khiến chúng tôi lấy làm ngạc nhiên.

    Coi thường luật pháp và di sản văn hóa

    Nhưng ngạc nhiên hơn là sự bừa phứa, coi thường luật pháp và di sản văn hóa trong quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia. Là Di tích Quốc gia do Chính phủ quản lý, thì mọi tác động làm ảnh hưởng đến di sản hay cảnh quan phải được bàn bạc, xin thỏa thuận, xin phép của Cục di sản với các hạng mục quan trọng.

    Vậy mà, theo xác nhận của Bản quản lý di tích tỉnh Hưng Yên (khi chúng tôi về thành phố Hưng Yên có cuộc làm việc chính thức), thì cán bộ ở đây cho biết: Sư Thịnh tự ý tổ chức các hoạt động tu sửa, xây mới kể trên. Không giấy phép của Ban, cũng không xin Bộ. Phải nói là nhà sư này cứ làm bừa, và cơ quan quản lý cũng bất lực hoặc mặc kệ một cách lạ lùng! Ngoài nhà bê tông hai tầng làm nơi thờ Phật, chùa Nhạn Tháp dăm bảy năm trước đã dựng một nhà sàn và đã tập trung vật liệu sẵn sàng dựng thêm một nhà sàn Mường, Thái gì đó nữa.

    [​IMG]
    Gắn lên bờ tường nhà chùa, ngay cổng ra vào là một "hạng mục", thật không biết tên gọi là gì, có hình giống như hình cô gái vốn không có ở chốn tôn nghiêm như chùa chiền…



    [​IMG]
    Nhiều người xác nhận đã đến nhà sàn của nhà chùa ngâm vịnh rượu chè. Đặc biệt sư Thịnh còn cho lắp camera ở cột nhà để theo dõi mọi "biến động". Dãy nhà gồm bếp, phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn của sư trụ trì làm theo kiểu nhà người dân tộc Thái, với mái ngói to, dài, đỏ au, nó không hợp tí nào, và không thể chấp nhận được trong khuôn viên của di tích quốc gia nổi tiếng là chùa Nhạn Tháp.

    Cả sư chùa bên - ông Thích Thanh Mão, cả ông cụ đi đầu trong bảo vệ di sản của Mễ Sở - cụ Chu Trọng Miễn, đều cho rằng: Xây các loại nhà sàn trong chùa là phản cảm. Nó phù hợp với nhà phố thị, với quán cà phê, với nơi hát hò giải trí hơn là với khuôn viên chùa. Nó dở miền núi, dở đồng bằng, dở vùng thiểu số, dở vùng xuôi, dở cổ, dở kim.

    Đặc biệt sửng sốt, có lẽ chỉ các bức ảnh mới nói hết lên được - rằng ngôi nhà hai tầng kiểu nhà sàn bê tông đã trở thành hạng mục trung tâm, điểm nhấn của toàn bộ Di tích Quốc gia chùa Nhạn Tháp kia, nó đã được trang trí bằng đồ gốm sứ Bát Tràng cổ kim giao duyên. Và gắn lên bờ tường nhà chùa, ngay cổng ra vào là một "hạng mục", thật không biết tên gọi là gì, có hình giống như hình cô gái vốn không có ở chốn tôn nghiêm như chùa chiền…
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/15
    viendu thích bài này.
  2. decemboytn91

    decemboytn91 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    15/11/12
    Bài viết:
    1,308
    tl;dr
    d.m dài vãi nhồn đọc qua ếu có cái thông tin gì hot.
     
  3. changdasau

    changdasau C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/11
    Bài viết:
    1,833
    Xin lỗi phật chứ, cho ngộ giao hoan đất trời cái con mẹ thằng thầy đểu này phát
     
  4. Thiên Vân

    Thiên Vân Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/1/08
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    vinh city
    Phát ngôn chất đấy, hiểu rõ nhân tình thế thái mới dám nói thế, khác hẳn mấy anh sư ăn lén ăn lút
     
  5. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,023
    Cơ mà có ai hiểu biêt về phật pháp ko nói xem ông này nói có đúng ko. Vụ chả có quy định nào yêu cầu ăn chay. Đấy tất cả chỉ là niềm tin giá trị được truyền lại một cách ko hoàn hảo vs
     
  6. xXTeenTitanXx

    xXTeenTitanXx Persian Prince GameOver

    Tham gia ngày:
    6/1/08
    Bài viết:
    3,524
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Đại khái Phật pháp truyền theo hướng Sir Lanka -> Thái -> Cam -> Việt Nam (miền Nam) thì các Sư được cho phép ăn thịt nhưng chỉ ăn thịt những con vật đã chết, ăn trước chính ngọ và chỉ ăn 1 buổi duy nhất trong ngày. Ngoài ra thì các Sư cũngđược phép ăn nhẹ bánh ngọt, trái cây, uống sữa... sau chính ngọ
    Rượu bia, thuốc lá thì bị cấm triệt
     
    Elementwow thích bài này.
  7. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Godslayer Κράτος Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,867
    Theo Nam Tông tiểu thừa thì sư sãi đi khất thực => người ta cho gì ăn đó kể cả đồ mặn. Tuy nhiên do tình trạng sư giả đi khất thực quá nhiều nên từ lâu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã yêu cầu sư sãi 0 đi khất thực nữa. Ở VN tiểu thừa là nhánh Phật Giáo truyền từ Ấn Độ qua Campuchia vào VN và hiện phổ biến trong cộng đồng người Khmer.

    Theo Bắc Tông thì sư sãi ăn chay. Trước có xem qua có chỗ viết chuyện ăn chay này là do một ông hoàng đế Tàu ra lệnh => Phật giáo bắc Tông truyền từ TQ => VN nên cũng theo cái lệ đó

    Ngoài ra các sư sãi chỉ thọ trai (ăn) trước giờ Ngọ (12g -1g trưa)
     
    Elementwow thích bài này.
  8. LAX Girl

    LAX Girl Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    5,887
    Nơi ở:
    Wonder Land
    Đọc hết rồi, tiên sư !
    =))
     
  9. Seta Kenji

    Seta Kenji Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/4/10
    Bài viết:
    398
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Không bàn ăn chay ăn mặn ở đây, nhưng mà sư thầy gì mà trả lời câu hỏi kiểu vô học thế này =))
     
  10. XileRo56

    XileRo56 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/08
    Bài viết:
    4,417
    Nơi ở:
    Planet Earth
  11. LAX Girl

    LAX Girl Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    5,887
    Nơi ở:
    Wonder Land
    Mạn phép trả lời theo ngu kiến của mình.
    Bản chất của việc không ăn thịt, là để không giết hại chúng sinh, thể hiện chữ Thiện.
    Ngày xưa, không chỉ sư sãi, cả người bình thường cũng rất đói khổ. Cho nên là sư đi khất thực nhiều khi gặp cả làng đều đang chết đói. Vì lẽ đó nhà sư ngày xưa, miễn là còn sống được thì không sát sinh, không ăn thịt, nhưng có những giai đoạn quá đói, không có gạo lúa gì, bắt con ốc con rắn con lươn ăn cho khỏi chết đói, âu cũng là hợp đạo lý, dẫu sao mạng người vẫn hơn mạng vật. Cũng có những nhà sư một mình đi bộ trèo đèo vượt suối, như thế đi hàng chục năm, có khi băng qua núi cao vực sâu không có người sinh sống, cũng không có cây quả gì ăn được, buộc phải ăn thịt.
    Tóm lại, sư không nhất thiết không được ăn thịt, nhưng sư phải hạn chế tối đa, bần cùng bất đắc dĩ mới ăn thịt.
    Ngày nay sung sướng, đồ chay thừa mứa, nhưng vẫn lấy thịt chúng sinh làm ngon, ấy là mang miệng của người phàm, không phải người tu nữa.
    Bần tăng xin hết, kính mong các đồng đạo chỉ dạy thêm.
     
    zitan181, YPgamer, Tui_la_ai? and 6 others like this.
  12. _[Kyo]_

    _[Kyo]_ Persian Prince

    Tham gia ngày:
    26/1/09
    Bài viết:
    3,720
    Nơi ở:
    Hỗn Độn
    lại nhớ cái film gì của bọn Tàu mà đám sư bắt con chó đem nướng lên xong nhậu như đúng r =))
     
  13. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    thực ra ăn chay khiến cơ thể thiếu chất mệt mỏi, ko nên chơi
     
  14. SeaQueen

    SeaQueen Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/10/04
    Bài viết:
    2,905
    1 tháng giữ xe cho nhà hàng chay, bắt ăn chay trg do nhà hàng cung cấp
    Tốc độ đói lại nhanh dần đều, trốn ăn mặn, dc vài bữa bị ông chủ thấy, chửi xối xả, bị đổi chỗ trực lun =))
     
  15. LAX Girl

    LAX Girl Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    5,887
    Nơi ở:
    Wonder Land
    Ai nói thím vậy =))
    Thím thử ngày ba bữa quất cơm trắng muối vừng lạc rang xem, đảm bảo thím khỏe như trâu nhé. Với điều kiện ăn nổi, vì món đó nó chán lắm :))
    Đồ chay nhiều thứ khủng hơn đồ mặn nhiều đó :))
     
    antonionguyen85 thích bài này.
  16. Boy-hp

    Boy-hp Persian Prince

    Tham gia ngày:
    5/8/05
    Bài viết:
    3,564
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    sư không được để râu , thế sao mấy thằng cha cao tăng thiếu lâm trong phim toàn râu trắng bạc :-??
     
  17. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    vãi cả sư không được uống say =)) dm mà làm cả lít rượu trắng mà còn chưa say thì lên thành thần luôn rồi =))
     
  18. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    làm gì có, ta từng có thời gian chả ăn thịt vì chán này, toàn đậu, lạc rang, rau luộc, canh trứng
     
  19. XileRo56

    XileRo56 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/08
    Bài viết:
    4,417
    Nơi ở:
    Planet Earth
    ăn chay là không ăn thịt, k nạp đạm vào người. Với người bình thường thì sẽ là cực hình nhưng với người tu hành thì lại là chuyện khác, sư sãi tu hành người ta không hoạt động nhiều, k phạm sắc dục, không tiêu tốn năng lượng nhiều, sáng tối tu hành thiền tịnh quét lá cây thì cần đếch gì ăn thịt? thậm chí họ còn trường thọ và khỏe mạnh hơn rất nhiều người bình thường vì chế độ ăn uống theo kiểu power saving mode ấy

    còn thằng ất ơ trong bài này đéo chấp, đi ngược lại đạo lý và những quan điểm cơ bản của phật pháp rồi cãi láo cãi lếu, chung quy cũng chỉ là con súc sinh phàm ăn ngu xuẩn ngông cuồng :7cool_feel_good:
     
  20. CACC

    CACC Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/06
    Bài viết:
    5,562
    Nơi ở:
    epic7
    cơm lạc, muối vừng ngon mà.
    lúc còn đi học sáng nào cũng làm 1, 2 bát đi học
     

Chia sẻ trang này