Những người tốt nghiệp cao đẳng nghề sẽ được hưởng cơ chế lương khởi điểm Những người tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề sẽ được hưởng cơ chế xếp lương khởi điểm theo ngạch, bậc - theo tờ trình của Chính phủ tiếp thu ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, tại phiên họp quốc hội về dự án Luật Dạy nghề ngày 27.5. Học nghề cũng là một con đường tiến thân tốt Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề sẽ được hưởng tiền lương, tiền công dựa trên vị trí việc làm theo thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức khởi điểm tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tờ trình của Chính phủ đã tiếp thu bổ sung quy định này, đồng thời, bổ sung thêm chính sách giảm học phí cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học cao đẳng nghề, được tuyển thẳng vào đại học, nếu tốt nghiệp cao đẳng nghề loại giỏi. Chính phủ cũng đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, quy định thời gian học nghề trình độ trung cấp đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ còn từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo, đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Ý kiến của UB cũng đề nghị quy định chính sách cho người học, cụ thể hơn về tiền lương của người học. Trao đổi với PV Lao Động bên lề QH, ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng – cho rằng quy định lương khởi điểm sẽ tạo ra sự hấp dẫn về thu nhập, để khuyến khích học sinh đăng ký theo cao đẳng nghề. Theo ông, chủ trương phân luồng đào tạo nghề, cao đẳng, đại học đã có từ lâu, song thực hiện không tốt. “Làm sao có thể bắt học sinh đi học nghề, nếu không tạo ra được những điều hấp dẫn để các cháu tự nguyện đi học? Ta cần làm cho các cháu nhận thức được rằng học nghề cũng là một con đường tiến thân tốt, nếu các cháu không đủ năng lực học cao đẳng, đại học, hoặc gia đình không đủ điều kiện cho các cháu học đại học, cao đẳng. Chủ trương mà chỉ nói miệng thì không làm được gì, vì ta không “bắt” các cháu học nghề được” – ông nói. “Đừng nghĩ học nghề là bước trung chuyển lên đại học” Ông Đào Trọng Thi cũng khuyên học sinh đăng ký học nghề cần xác định rõ mục tiêu. “Học nghề trước hết là làm nghề, rồi sau một thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm thực tế và đủ điều kiện mới nên quyết tâm đi học nâng cao. Chứ đừng nghĩ học nghề là bước trung chuyển để lên học đại học” – ông nói. http://laodong.com.vn/chinh-tri/tot-nghiep-cao-dang-nghe-loai-gioi-se-vao-thang-dai-hoc-203934.bld# Tin vui cho các thanh niên lười học trong box
Lười học là sao. Chả hiểu sao ở VN học nghề lại mang tiếng xấu như thế. Nước ngoài học nghề thì khác phổ thông cái là học nghề chỉ học mấy cái chuyên vào nghề đấy mà thôi, toán văn anh thì cơ bản ko phải nói rồi. Học xong thích học tiếp thì lên tiếp còn ko thì đã đi làm dc rồi. Học xong đại học vẫn thất nghiệp đầy ra, còn học nghề lúc đi thực tập các kiểu dc cái công ty nào nó nhận thì học xong về làm ngon.
nói không ngoa chứ ở vn tư tưởng học nghề còn ít, vì người ta nghĩ thằng nào éo thể thi nổi vào ĐH hay CD thì mới đi học nghề, tức là dốt nhất rồi mới đi học nghề. thế nên cố sống cố chết cũng vào cho đc ĐH hay CD nào đó. trước ta bảo cho ta đi học nghề xong về nhà làm ở nhà luôn, mở xưởng làm thì lại bị bảo là ngu, học ĐH ko thích lại thích đi học nghề, và bị bắt đi học ĐH.
mình bỏ ĐH đi học nghề nè giờ vẫn kiếm tiền làm việc này nọ giao du với mấy xếp xòng cty lớn thế thôi
tâm lý đấy ăn sâu vào con ng VN từ lâu rồi, từ cái thời lều chõng đi thi mà đến h vẫn khó thay đổi đc
không hẳn, thông thường high paying job vẫn là người học cao có cơ hội nhiều hơn, nên ai có đủ đk và khả năng thì học lên là đúng rồi. ngoài hay trong gì thì vẫn có 1 phần coi trọng cái bằng thôi, tất nhiên tuỳ trường hợp
Ở VN lúc nào cũng có vụ người người học ĐH, nhà nhà học ĐH nên mọc ra cả đống trường vớ vẩn. Cứ tùy năng lực và sở thích mà lựa chọn có phải tốt ko.
Nói vậy thôi chứ muốn kiếm cái bằng giỏi CĐ Nghề cũng khoai lắm đó, số tiết thực hành nó nhiều gấp đôi ĐH
Học nghề giờ có thể ra kiếm việc dễ hơn thật do đang thiếu thợ, chứ mà học chỉ tới nghề thì khả năng chỉ có làm thợ mãi thôi. Muốn lên thầy hay các vị trí cao hơn sau này thì vẫn đòi hỏi phải học lên tiếp.
thường thì bọn nghề thực hành nhiều hơn , còn bọn đại học chép bài nhiều hơn mà bọn nghề còn có bậc thợ còn đại học có gì nhỉ