Bạn có biết báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ? là sao để biết được quy trình làm để biết tư vấn cho khách hàng hiểu được đầy đủ thế nào sao cho phù hợp về lĩnh vực môi trường. Do đó là quá trình tìm cho mình công ty môi trường ETC uy tín nhất hiện nay tại tphcm - Với khách hàng mới làm báo cáo giám sát ETC luôn có chương trình khuyến mãi 10% chi phí cho thủ tục hồ sơ cho tất cả khách hàng cũ và mới trên toàn quốc. Việc làm báo cáo giám sát là bất buộc cho các doanh nghiệp khi hình thành công ty sản xuất các lĩnh vực làm báo cáo giám sát nhà hàng - khách sạn - bệnh viện - phòng khám đa khoa.... bao cao giam sat moi truong lập ra nhằm giúp các cơ quan chức năng trong việc giám sát môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường mà các nhà máy sản xuất, công ty đã cam kết tại các hồ sơ môi trường thông qua các số liệu quan trắc môi trường do đơn vị có chức năng về môi trường đo đạc, giám sát của mỗi công ty. Việc thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ giúp cho mỗi công ty thấy được và ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra giải pháp xử lý môi trường. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2. Các bước lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ + Khảo sát hoạt động sản xuất của công ty, nhà máy, liệt kê các hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới môi trường. + Khảo sát , iệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường mà công ty, nhà máy đang thực hiện. + Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận. + Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác) 3. Các quy chuẩn so sánh đối chiếu với mẫu phân tích trong giám sát môi trường định kỳ + Nước thải: lấy mẫu nước thải tại điểm xả cuối trước khi xả ra hệ thống cống thoát nước chung; các quy chuẩn đối chiếu đôi với nước thải sản xuất: QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp), đối với nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt). + Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các quy chuẩn đối chiếu: QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); QCVN 20:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ); và các Quy chuẩn đặc thù khác có liên quan được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý. + Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: QCVN 26:2010 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn) QCVN 27:2010 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung) Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – theo cam kết đã được các cơ quan chức năng phê duyệt tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần. + Môi trường không khí xung quanh: so sánh, đánh giá theo quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh); QCVN 06:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh);