Dao bếp là một trong số những sản phẩm làm nên tên tuổi của thương hiệu Kai không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Mặc dù được sản xuất với quy trình hàng đầu cùng chất lượng cao cấp, tuy nhiên, bản thân dụng cụ này cũng không tránh khỏi những khi bị mài mòn, kém chất lượng nếu bạn sử dụng chúng sai cách! Vậy, nguyên nhân khiến dao bếp Nhật nhanh bị mài mòn là gì? Làm thế nào để mài dao hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng Chef Studio tham khảo nhé! 5 nguyên nhân khiến dao nhanh chóng hỏng Sử dụng dao trên mặt phẳng thủy tinh hoặc mặt đá cẩm thạch Sai lầm lớn nhất của người dùng khi sử dụng dao bếp Nhật Bản là di chuyển dao trên mặt phẳng thủy tinh hoặc mặt đá cẩm thạch. Phần kim loại nơi lưỡi dao khi va chạm với bề mặt thủy tinh sẽ rất dễ bị mài mòn, thậm chí, hư hỏng nhanh chóng. Sử dụng mặt cắt sai không chỉ khiến dao nhanh hỏng, điều này còn mang lại hiệu quả cắt thái không như mong muốn Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng thớt bằng gỗ hoặc nhựa trong quá trình chế biến thức ăn để giữ cho lưỡi dao sắc bén trong thời gian dài. Không cất giữ gọn gàng trong ngăn bếp Vốn dĩ việc cất dao trong ngăn bếp chung với những vật dụng khác đã là một điều hết sức tối kỵ, mà còn đặt lộn xộn chúng với nhau lại càng nguy hiểm hơn. Bề mặt các vật dụng kim loại khi va chạm với nhau dễ xảy ra tình trạng trầy xước, mài mòn. Chưa kể, nếu không lấy ra cẩn thận, bạn có khả năng bị đứt tay đấy. Tốt nhất là bạn nên trang bị ống đựng dao chuyên dụng hoặc bộ đồ nghề dành riêng để cất giữ giao và đặt chúng gọn gàng trong ngăn bếp, vừa giúp kéo dài độ bền của dao lại đảm bảo an toàn khi chúng va chạm xung quanh. Luôn bảo quản dao trên giá hoặc hộp đựng chuyên dụng để bảo đảm ăn toàn, độ sắc bén của dao Ngâm dao trong bồn rửa chén quá lâu Bồn rửa chén thường được làm bằng kim loại hoặc gốm sứ, những chất liệu không hề “thân thiện” với dao Kai nhập khẩu. Bên cạnh đó, bồn rửa thường chứa đầy bọt xà phòng và chén, đĩa các thể loại, dễ che đi sự hiện diện của dao. Trong quá trình rửa chén, chỉ một phút lơ là thì nguy cơ bạn bị thương tính do dao gây ra là rất lớn. Bởi lẽ đó, không bao giờ để dao Nhật của bạn quá lâu trong bồn rửa mà đổi lại, vệ sinh chúng ngay sau khi sử dụng. Chất liệu cao cấp nên dao Kai dễ dàng vệ sinh với miếng bọt biển mà không cần ngâm trong bồn rửa Đặt dao vào máy rửa chén Công suất hoạt động của máy rửa chén khá lớn, hoàn toàn không phù hợp với những vật dụng kim loại sắt như dao. Lực chảy siết phát ra từ vòi nước khiến dao bị va đập mạnh dẫn đến hư hỏng, mài mòn. Lời khuyên được đưa ra là bạn tuyệt đối không đặt dao vào máy rửa chén. Rửa bằng tay luôn là biện pháp an toàn nhất. Dùng dao sai mục đích Nhiều người trong chúng ta, thậm chí là các đầu bếp hàng đầu thế giới thường có thói quen “tiện tay” sử dụng dao cho những việc khác ngoài mục đích nấu nướng, cắt tỉa thức ăn. Hành động tưởng chừng vô hại này lại vô tình làm dao nhanh bị cùn, mài mòn theo thời gian, thậm chí là hư hỏng phần mũi và lưỡi dao. Bạn nên cố gắng bỏ đi thói quen này nhé! Nên nhớ, sử dụng dao đúng mục đích của nó thì mới có thể dùng lâu dài, bền bỉ. Xem thêm: Các loại thép độc quyền làm nên tên tuổi dao KAI Nhật Dao KAI và những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Hướng dẫn cách mài dao KAI hiệu quả Trước khi tiến hành mài dao, bạn cần chuẩn bị đá mài đạt chuẩn; đồng thời, ngâm đá hoàn toàn trong nước khoảng 10 phút nhằm đảm bảo cạnh dao được làm mát đủ trong quá trình mài. Dao Nhật Kai được phân chia thành 2 loại: dao một lưỡi và dao hai lưỡi. Cách mài mỗi loại cũng có sự khác biệt nhất định. Cách mài dao một lưỡi Bước 1: Đặt mặt được mài và một phần của lưỡi dao lên đá mài Bước 2: Từ phần lưỡi dao, kéo về phía trước với áp lực nhẹ nhàng một góc 45 độ so với đá mài. Lặp lại thao tác này cho đến khi cảm thấy mũi dao đã đủ độ sắc bén. Bước 3: Xoay dao và đặt mặt của lưỡi dao phẳng trên đá và mài sắc nhưng chỉ bằng 1/10 so với khi mài lưỡi dao bên kia. Bước 4: Rửa sạch dao và đá mài trong nước ấm. Cách mài dao hai lưỡi Bước 1: Đặt một bên lưỡi dao lên đá mài Bước 2: Từ phần lưỡi dao, kéo về phía trước với áp lực nhẹ nhàng một góc 15 độ so với đá mài. Lặp lại thao tác này cho đến khi cảm thấy mũi dao đã đủ độ sắc bén. Bước 3: Xoay con dao và tiếp tục mài lưỡi dao bên kia như phần lưỡi đã mài trước đó, lưu ý là phải luôn giữ nguyên góc mài để khi mài xong lưỡi dao 2 bên cân xứng nhau. Bước 4: Rửa sạch dao và đá mài trong nước ấm. Mài dao Nhật theo định kỳ để dao luôn sắc bén Cách mài dao bếp của người Nhật Chef Studio – Địa chỉ phân phối dao Kai Nhật Bản chính hãng Chef Studio tự hào là đơn vị phân phối dao Kai chính hãng hàng đầu với hàng loạt sản phẩm dao không chỉ đảm bảo về mặt hình thức mà còn ưu tú luôn phần chức năng sử dụng. Đến với Chef Studio, bạn không cần phải lo lắng về chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa, khách hàng còn được tư vấn nhiệt tình cách sử dụng, bảo quản cũng như hướng dẫn các bước mài dao hiệu quả. Chef Studio còn kèm theo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cùng dịch vụ miễn phí gia hàng tận nơi trên toàn quốc nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng. Còn chờ gì mà không liên hệ ngay với Chef Studio để chọn cho mình những mẫu dao bếp ưng ý nhất nào!