Trong cuộc sống hôn nhân hiện nay, vì mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, nhưng do nhiều lý do mà một trong hai người bỏ đi biệt tích khỏi nơi cư trú. Có thể có nhiều nguyên nhân: tình cảm vợ chồng không còn, buồn chán… nhưng cũng có nhiều trường hợp muốn gây khó khăn cho quá trình ly hôn… Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) thì Ly hôn với người mất tích thuộc loại Vụ án Ly hôn, đây là một tranh chấp về Hôn nhân và được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Phần thứ hai của BLTTDS; Yêu cầu tuyên bố mất tích là việc dân sự và được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Phần thứ năm của BLTTDS. Do đó, không thể giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích và ly hôn trong cùng một vụ án như trước nữa. Khi đương sự có đơn yêu cầu ly hôn với người đã bỏ nhà đi nơi khác(gọi là biệt tích)thì Tòa án đều bắt buộc đương sự phải nộp đơn yêu cầu Giải quyết Việc Dân sự: Tuyên bố một người mất tích, sau đó mới giải quyết cho ly hôn theo qui định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Hôn nhân và Gia đình (LHNGĐ) quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn hành nghề luật sư nhận thấy. Những trường hợp gây khó khăn cho một bên trong quá trình ly hôn không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, xét ở góc độ tình cảm vợ chồng và mục đích chung trong quan hệ hôn nhân thì việc một người bỏ nhà đi biệt tích đã thể hiện đủ căn cứ cho ly hôn(Khoản 1 điều 89 Luật hôn nhân gia đình và khoản 8 Nghị quyết 02/NG - HĐTP) đó là tình cảm vợ chồng trầm trọng. Mục đích hôn nhân không đạt được, vợ chồng bỏ mặc nhau, không yêu thương, chăm sóc lẫn nhau… Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khoa học khác về vấn đề này, nhưng chúng tôi cho rằng. Giải quyết ly hôn khi một người đã bỏ nhà đi phải qua thủ tục tuyên bố mất tích là điều hợp lý. Khi một trong hai bên bỏ nhà đi biệt tích và xác thời hạn biệt tích từ 2 năm trở lên thì một trong các bên đương sự chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích đồng thời yêu cầu giải quyết sau khi có quyết định tuyên bố một người mất tích thì đương sự sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết cho Ly hôn. Như vậy, với trường hợp vì gây khó khăn bằng cách bỏ nhà đi biệt tích mà không muốn cho người còn lại ly hôn đã có thể giải quyết triệt để bằng qui định cụ thể của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề tài sản và con chung cũng còn nhiều quan điểm pháp lý trái chiều, qui định pháp luật chưa thể giải quyết dứt điểm việc này. Bởi lẽ, vợ chồng còn liên quan đến tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật qui định tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng…!. Khi đó mặc dù đã ly hôn nhưng quyền định đoạt tài sản chung của một bên lại chưa thể thực hiện được, giải quyết vấn đề này phải áp dụng Luật dân sự và chế định về thừa kế, nhưng để thực hiện được điều này cũng phải đợi đến khi đương sự yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết. Đây là một vấn đề gặp vướng mắc khó giải quyết một sớm một chiều. Luật sư: Lê huy Quang – Giám đốc công ty luật hợp danh Danzko – Đoàn luật sư Hà Nội. DĐ: 0904230023/0912519823. ĐT:043.7931223/ Fax: 043.7931224. Email: huyquang12001@yahoo.com. Tuvanphapluat.mobi@gmail.com Http: www.tuvanphapluat.mobi www.thutuclyhon.vn www.tranhchapdatdai.com
Luật sư: Lê huy Quang – Giám đốc công ty luật hợp danh Danzko – Đoàn luật sư Hà Nội. DĐ: 0904230023/0912519823. ĐT:043.7931223/ Fax: 043.7931224. Email: huyquang12001@yahoo.com. Tuvanphapluat.mobi@gmail.com Http: www.tuvanphapluat.mobi www.thutuclyhon.vn www.tranhchapdatdai.com