Đau mỏi vai gáy là một bệnh về xương khớp rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động. Khi có dấu hiệu đau mỏi, nhức mình khu vực gần vai gáy, đau lan xuống bả vai và làm tê mỏi cánh tay, ngón tay, đau gáy kéo dài trong nhiều ngày các bạn có thể nghĩ ngay tới bệnh đau mỏi vai gáy. Nếu tình trạng đau vai gáy lặp đi lặp lại nhiều lần bạn không nên chủ quan, vì khi đó có thể do thoái hóa đốt sống cổ gây thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh trong tủy, thậm chí có thể gây tê chân tay hay tồi tệ hơn là liệt tay. Vì vậy không nên xem thương bệnh đau mỏi vai gáy. Mẹo nhỏ giúp tránh đau vai gáy tấn công Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc bên bàn giấy quá lâu trong một thời gian dài… Để phòng ngừa hội chứng này việc cần làm chính là thay đổi tư thế làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Khi bị đau vai gáy, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày kết hợp việc bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như: canxi, kali, các vitamin C, B, E xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp. Bổ sung Canxi, Kali và khoáng chất, tăng cường Vitamin C, B, E giúp giảm đau vai gáy Nếu công việc đòi hỏi bạn bắt buộc phải ngồi lâu thì phải thay đổi tư thế sau hai giờ đồng hồ bằng cách đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Đây đều là tư thế hàng đầu trong những nguyên nhân gây đau vai gáy. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Xem tivi trong tư thế thoải mái, đúng tư thế Khi ngủ cũng cần phải điều chỉnh tư thế, theo các chuyên gia thì tư thế ngủ nghiêng là tốt nhất cho cơ thể, tuy nhiên không nên nằm co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Nằm ngủ đúng tư thế sẽ tốt cho xương sống Nhiều người trong chúng ta có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa khớp gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh đau vai gáy thêm trầm trọng. Vặn cổ, lắc cổ không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45 - 60 phút giải lao một lần; Tránh căng thẳng; Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống nhẹ nhàng thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Hoạt động thể thao sẽ giúp nhiều trong quá trình ổn định nếu người mắc bệnh đau vai gáy. Nên thường xuyên luyện tập các động tác nhẹ nhàng sẽ giảm bớt các triệu chứng đau vai gáy Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc