Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Chi phí mở quán nhậu

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi binbadecor, 5/11/20.

  1. binbadecor

    binbadecor Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/9/20
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Ngày nay, hình thức kinh doanh quán nhậu bình dân được rất nhiều người qua tâm. Tuy nhiên, nhiều quán nhậu chưa kịp sinh lời thì đã vội đóng cửa vì không có sự chuẩn bị tốt về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu hiệu quả nhất. Cùng đón đọc nhé!

    1. Chọn mặt bằng phù hợp
    Mặt bằng là một trong những vấn đề tiêu tốn nhiều chi phí nhất khi kinh doanh, vì vậy, bạn nên tìm kiếm và cân nhắc chọn mặt bằng phù hợp. Thứ nhất, địa điểm quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến (người lao động, dân văn phòng, người thu nhập cao…). Quán ăn nên nằm ở mặt đường lớn, đông người qua lại, không gian rộng rãi, có chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán nhậu trong hẻm nhỏ có khả năng đẩy quán vào tình trạng “không một bóng người.”
    Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chủ quán nhậu lâu năm, bạn có thể chọn những khu đất trống đang nằm trong một dự án xây dựng để thuê, vì chỉ cần bỏ vốn gia công nền và gắn mái che di động là có ngay mặt bằng để kinh doanh chỉ sau vài ngày.

    Đồng thời, một quán ăn có không gian sạch sẽ và thoáng mát sẽ khiến khách hàng thoải mái, muốn ngồi lại lâu hơn, đồng nghĩa với việc họ ăn nhiều hơn và đem về lợi nhuận cho quán.

    Tại thành phố lớn như TP.HCM, giá thuê tại trung tâm cho một mặt bằng khoảng 40m2 có giá giao động trong khoảng từ 7 – 35 triệu đồng/tháng, phải cọc trước từ 1-2 tháng tùy vào chủ cho thuê. Bên cạnh đó, các chi phí sửa sang, thiết kế, trang trí cho quán sẽ tiêu tốn khoảng 50 – 150 triệu đồng.

    2. Mua sắm vật dụng, đầu tư nội thất cho quán
    Để tiết kiệm chi phí, các vật dụng cho quán nhậu không cần thiết phải đầu tư mua mới 100%, mà có thể thu mua lại từ các quán nhậu phải đóng cửa vì kinh doanh lỗ vốn. Chỉ cần vật dụng còn tốt, không hỏng hóc hoặc quá cũ thì hoàn toàn có thể sử dụng được. Việc thu mua lại nội thất và vật dụng cũ từ các quán đóng cửa sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, đặc biệt đối với người chỉ có vốn đầu tư ít. Chỉ nên mua mới khi không thể tìm được vật dụng cần mua trên thị trường.
    Các loại vật dụng mà bạn có thể tận dụng mua lại từ các quán đóng cửa gồm dụng cụ làm bếp, bàn ghế, tủ kệ… Riêng với chén dĩa, ly cốc, đũa muỗng… thì mua ngay tại xưởng là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ được tận hưởng giá ưu đãi nhiều hơn so với mua trên thị trường. Chi phí mua sắm vật dụng, nội thất quán nhậu sẽ tốn khoảng 15 – 45 triệu đồng.

    >>> Xem thêm: Thiết kế quán nhậu đẹp và hút khách nhất

    3. Thuê nhân viên mở quán nhậu cần bao nhiêu tiền?
    Đối với quán nhậu mới mở, chưa đông khách thì không cần thuê quá nhiều nhân viên để tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự. Chỉ cần tuyển 1 đầu bếp, 2-3 nhân viên phục vụ kiêm thu ngân, 1 nhân viên giữ xe, chủ sẽ là người quản lý chung. Sau này, khi quy mô quán mở rộng thì bạn có thể thuê nhiều nhân viên hơn.

    Thông thường, chủ quán là người trực tiếp đứng bếp, nhưng nếu bạn chưa tự tin với khả năng của mình thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
    Giải Pháp 1: Tham gia các lớp dạy học nấu ăn để mở quán. Nhưng với cách này bạn lại cần thêm thời gian.
    Giải pháp 2: Thuê một đầu bếp có tay nghề vì chất lượng món ăn chính là một trong những lý do khiến quán nhậu của bạn trở thành lựa hàng đầu của khách hàng. Có thể nói, đầu bếp chính là linh hồn của quán ăn, mọi thành bại đều nằm trong tay của người đứng bếp nên bạn cần phải lựa chọn đầu bếp thật kĩ.
    Mỗi nhân viên phục vụ, giữ xe thường có mức lương dao động từ 3.5 đến 5 triệu đồng chưa tính các trợ cấp khác. Đầu bếp chính thường được trả từ 6 đến 15 triệu tùy vào khả năng và kinh nghiệm đứng bếp.
    Trước ngày mở quán, tất cả nhân viên từ phục vụ cho đến giữ xe đều phải được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng nhằm để lại để ấn tượng tốt trong lòng khách hàng ngay từ lần đầu tiên phục vụ. Nhanh nhẹn, niềm nở, tươi cười đón khách đến, chào khách đi… là bí quyết để kinh doanh quán nhậu hiệu quả.

    4. Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu
    Phần chi phí này sẽ được chia làm hai phần: nguyên vật liệu chế biến món ăn và thức uống (bia, nước ngọt, nước đóng chai). Các đại lý bia và chợ đầu mối sẽ là những địa điểm cung cấp nước uống và nguyên liệu giá tốt. Tuy nhiên, để có được mức giá ưu đãi nhất, chủ quán nên tham khảo từ nhiều nguồn đại lý và chợ đầu mối khác nhau, hoặc chọn một nhà cung cấp để gắn bó dài lâu cũng là một trong những kinh nghiệm mở quán nhậu cần biết.

    5. Thực đơn hấp dẫn, đa dạng
    Thực đơn quán nhậu nên cần được đầu tư đa dạng, nhiều món, cách chế biến phong phú và thường xuyên cập nhật mới để khách hàng cảm thấy hứng thú. Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, rõ nguồn gốc, không dùng lại thực phẩm cũ vì có thể gây ngộ độc cho thực khách có vấn đề về tiêu hóa. Quy trình bảo quản, chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là một trong những yếu tố để quán ăn của bạn được khách hàng tin tưởng chọn lựa.

    6. Các chi phí mở quán khác
    Ngoài các khoảng tiền nêu trên, chi phí cho quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh, làm đơn xin cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và làm các giấy tờ quan trọng khác cũng là điều các chủ quán cần lưu ý.
    Bên cạnh đó, cần có một khoản chi hàng tháng cho việc tiếp thị, quảng cáo quán nhậu trong vài tháng đầu vừa khai trương, ví dụ chi phí làm biển hiệu, treo băng rôn khuyến mãi, phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội, quà tặng cho khách… Các loại phí nêu trên có thể tốn khoảng từ 2 đến 10 triệu cho mỗi tháng kinh doanh.
    Như vậy, tùy theo quy mô và vị trí mà chi phí mở quán nhậu sẽ dao động từ khoảng 70 đến 300 triệu.
    Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân vốn ít, lời nhiều mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh. Kinh doanh ẩm thực là một lĩnh vực nhiều thử thách và không hề dễ dàng nên hãy chắc chắn rằng bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về kinh doanh quán nhậu để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
     

Chia sẻ trang này