Mof japanese sweets and coffee phát triển nhờ đâu

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi dieulozi, 12/12/15.

  1. dieulozi

    dieulozi Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/7/15
    Bài viết:
    0
    Mof japanese sweets and coffee Tận dụng mạng xã hội và các trang web thương mại điện tử để bán hàng đang trở thành một xu hướng mới trong ngành kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Việc lên mạng bán hàng đã được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn bởi đây là cách tiếp thị có hiệu quả với chi phí thấp.
    Theo một cuộc khảo sát của Ogilvy & Mather châu Á - Thái Bình Dương, tập đoàn chuyên về quảng cáo và tiếp thị, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, bởi đây là quốc gia đông dân và người dân thường có thói quen ăn uống bên ngoài. Một trong những điểm đáng chú ý mà cuộc khảo sát ghi nhận là các nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà còn đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, đặc biệt là mô hình tiếp thị trực tuyến. Chỉ tính riêng ở TPHCM đã có hơn 2.000 địa điểm quán xá có hiển thị thông tin trên Internet.

    [​IMG]


    Hiệu quả cao, chi phí thấp

    Từ khi sử dụng mạng xã hội làm công cụ để truyền thông, tiếp thị, Mof japanese sweets and coffee đã tăng được doanh thu lên 30%. Đó là điều tiết lộ của bà Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc truyền thông và tiếp thị của MOF Cafe, một thương hiệu cà phê và đồ ngọt của Nhật Bản.

    Bà Vân cho hay, MOF đã sử dụng mạng xã hội để kinh doanh cách đây hai năm. Khi đó, MOF mới có mặt tại TPHCM chưa đến một năm với hai chi nhánh tại đường Lê Lợi và Vincom Plaza (đều ở quận 1). Tuy tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố nhộn nhịp người qua kẻ lại nhưng MOF không phải đã đông khách ngay: khách hàng vẫn còn khá e dè để bước vào “khám phá” xem MOF là cửa hàng thế nào, bán món ăn gì. Nhưng kể từ khi xuất hiện trên mạng xã hội Zing Me, Mof japanese sweets and coffee đã thu hút một lượng khách hàng đông đảo nhờ vào sự lan truyền của mạng xã hội. Chỉ trong vòng hai tháng, trang hâm mộ của MOF (FanPage) trên Zing Me đã thu hút 9.500 người (fan) và 50.000 lượt xem.

    “Khách hàng đã không còn ngại ngần và tìm đến MOF nhiều hơn. Đến nay, doanh thu của chúng tôi đã tăng lên gần 30% so với những ngày đầu”, bà Vân cho hay.

    Không chỉ có MOF, một số cửa hàng khác như Xiên Que (8.000 fan), Kool Scoop (7.000 fan), Many Different Tastes Coffee (3.000 fan) cũng lựa chọn mạng xã hội trong nước như Zing Me để quảng bá thương hiệu.

    Ngoài mạng xã hội trong nước, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ăn uống cũng chọn các mạng xã hội nước ngoài như Facebook hay Yahoo Blog mới để quảng bá thương hiệu.

    Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành tiếp thị truyền thông số thì các doanh nghiệp vẫn có xu hướng chọn mạng xã hội trong nước bởi sự gần gũi về văn hóa và đối tượng tiêu dùng, và bởi một điểm quan trọng nữa là hầu hết các mạng xã hội trong nước như Zing Me, Govn hiện nay đang chưa thu phí tiếp thị.

    Hiểu và lắng nghe

    Nhìn nhận việc tận dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, Giám đốc Công ty Emerald Digital Marketing, công ty chuyên về quảng cáo và tiếp thị trên Internet, cho rằng hiện nay truyền thông xã hội đang phát triển rất mạnh và có nhiều tác động tới doanh nghiệp, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, nếu biết cách vận dụng tốt các phương pháp tiếp thị trên kênh truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí so với các kênh truyền thống mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Các kênh hiện nay được doanh nghiệp sử dụng nhiều gồm các diễn đàn và mạng xã hội như Facebook, Zing Me, Yume, LinkedIn…

    Cũng theo ông Thành, ở một khía cạnh nào đó thì kênh truyền thông xã hội là con dao hai lưỡi. Một khi thông tin bị bóp méo thì việc xử lý khủng hoảng này vừa đòi hỏi lập trường thống nhất trên kênh chính thống vừa đòi hỏi tính mềm dẻo, linh hoạt trên các kênh truyền thông xã hội.

    Chia sẻ kinh nghiệm tiếp thị trên mạng xã hội, bà Vân nói rằng nếu như doanh nghiệp xem mạng xã hội là kênh thông tin tiếp cận khách hàng một cách nghiêm túc, có sự đầu tư về nội dung và trả lời, chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng, thì các thông tin của doanh nghiệp được lan truyền cũng cực kỳ nhanh và rộng.

    “Sau hai năm tiếp xúc và chăm sóc khách hàng thông qua mạng xã hội, MOF Cafe nhận thấy việc khách hàng phàn nàn trên mạng xã hội là việc đáng mừng. Khách hàng còn chịu nói cho mình nghe, nghĩa là khách hàng còn muốn mình cải thiện và còn ý muốn quay lại. Chỉ sợ điều ngược lại. Điều quan trọng là cách tiếp nhận ý kiến và làm khách hàng hài lòng với cách xử lý khi có tình huống không hay xảy ra”, bà Vân nói.
     

Chia sẻ trang này