Thấy cái thím đùn qua đẩy lại mãi mà phát chán, nay xung phong lập thread này để các cao nhân cũng như thấp nhân viết những điều tâm đắc của mình về MH3U. Nội dung guide ko hạn chế, có thể là weapon guide, hoặc những tips/tricks, hoặc link down những tư liệu/ software hữu ích. Note : Tranh luận thoải mái - không chat chit. --- MH3U Weapon Guide : Dual Blades Dual Blades trong MH3U là 1 loại vũ khí khá cơ bản. Hình ảnh cặp song đao thì quá đỗi gần gũi vì hầu như game RPG/action nào thể nào cũng có nó – và thường thường là đi kèm với những class như sát thủ, thích khách. Điều đó cũng dễ dàng hình dung về đặc trưng của loại vũ khí này : nhanh nhẹn, gọn ghẽ, tốc độ cao, sát thương trung bình, ra đòn đẹp mắt và gắn liền với những chuỗi combo vô tận. “Dài một tấc, mạnh một tấc. Ngắn một tấc, hiểm một tấc”. Châm ngôn Trung Hoa này chưa bao giờ sai khi nói về đặc tính của vũ khí cả. Với chiều dài hạn chế thì việc nhập nội để tấn công luôn mang 1 hệ số nguy hiểm rất cao, cho cả mục tiêu lẫn cho bản thân mình. Vì vậy nếu bạn có cá tính mạnh mẽ, thích sự liều lĩnh, đam mê tốc độ, tự tin vào phản ứng nhạy bén của bản thân – hoặc chỉ thuần túy muốn tập trung vào tấn công và bỏ qua mọi thứ khác, thì Dual Blades chính là lựa chọn cho bạn. I/ Skill cơ bản và diễn giải : X : chém thường A : chém xoáy X + A : đâm thẳng Combo hữu dụng : XXAA R : Demon Mode R + X + A : Demon Unshealth Trong trạng thái Demon này thì cây Stamina sẽ bị rút từ từ, bù lại tốc độ đánh, damage của bạn sẽ tăng đáng kể, chưa nói đến khả năng Flurry : 1 hit đánh nhiều lần. Ngoài ra nút B – roll, giờ đây sẽ thành Dash – lao thẳng tới kẻ địch chứ ko cần lăn lộn rồi đứng dậy nữa. Khi gây damage trong trạng thái Demon, sẽ có 1 thanh energy gauge từ từ tăng lên. Khi nó đầy thì dù bạn có tắt Demon Mode vẫn có thể có những bonus của Demon Mode, và cây Stamina sẽ ko còn tụt nữa – mà thay vào đó là thanh energy gauge này sẽ tụt. Lưu ý là trong trạng thái Demon Mode, khi bạn bị dính đòn hoặc cây Stamina tụt về 0 thì trạng thái này sẽ tự hủy. Cất vũ khí vào/ bấm R cũng tự hủy Demon Mode. • Archdemon Mode Khi đã charge đầy cây Demon Gauge, nếu tiếp tục bấm R thì sẽ vào trạng thái Archdemon Mode với hiệu quả còn hơn thế. Đồng thời khi bấm cùng lúc X + A trong Archdemon Mode sẽ thi triển đòn tấn công mạnh nhất của Dual Blades : Demon Flurry với damage cao nhất game – ngang ngửa Charge lv3 của Greatsword. Và đặc thù của đòn này là đánh rất nhiều lần với tốc độ rất cao. Lưu ý thêm là các đòn finish combo của Demon/Archdemon Mode luôn đi kèm hiệu ứng Mind’s Eye (Fencing) : không bao giờ bị bounce (dội, bật) ra bất kể đánh vào part nào của boss hoặc độ bền nào của vũ khí. II/ Đặc trưng : Damage gốc của Dual Blades tương đối thấp, chỉ nhỉnh hơn Sword & Shield 1 tí tẹo, do đó là vũ khí có dmg thấp nhì game. Tuy nhiên với tốc độ đánh cực nhanh và khả năng chain combo thì lượng DPS của Dual Blades lại là cao nhất game. Với đặc thù này thì khác với đa số vũ khí khác cần boost damage, Dual Blades nên tận dụng tốc độ đánh nhanh của mình để inflict các loại Status và Elemental Damage thì tốt hơn. Thực sự thì cùng với SnS, Dual Blades là thứ vũ khí cận chiến có khả năng gây Status nhanh nhất game (Poison, Sleep, Paralyze, Slime) Những ai đã có kinh nghiệm chơi game action nhiều có lẽ sẽ cảm thấy DB là vũ khí thích hợp cho mình hơn các loại khác. Do đó thoạt nhìn qua thì có thể DB cảm thấy dễ chơi, nhưng thực sự thì nó là vũ khí dánh cho veteran. Vì với đặc tính tấn công thuần túy, trừ phi nắm rõ hết pattern di chuyển của boss, sấn sổ lao thẳng vào mà không hề có khả năng đỡ đòn không khác gì tự sát cả. Việc đánh thường hay sử dụng Demon Flurry cũng cần phải cân nhắc cho kĩ – và chuyện roll/dash/ shealth vũ khí liên tục là bình thường luôn. Đặc biệt Dual Blades có tốc độ rút/ cất kiếm rất nhanh, phù hợp cho những trận thủy chiến hoặc những tình huống linh hoạt cần di chuyển nhanh. Dual Blades có tầm đánh khá ngắn, do vậy với việc phá part/ cắt đuôi của những con boss cao thật ra hơi khó. Do đó Dual Blades rất thích hợp để đánh những con boss nằm rạp xuống đất như Lagiacrus/ Agnaktor … hoặc có thể hình to lớn, đánh đâu cũng trúng. III/ Những Skill cần thiết : Sharpness +1 : Hiển nhiên thì với tốc độ đánh nhanh kinh khủng của nó thì DB cũng là thứ vũ khí bị mài mòn lẹ nhất. Và Sharpness +1 gần như là best choice của mọi Blademaster. Razor Sharp : Cùng lí do trên Speed Sharpener : Cùng lí do trên Status +2 : Như đã nói, với tốc độ đánh nhanh thì việc tận dụng Status là hiển nhiên (Felyne Specialist sẽ tăng thêm nữa) Bombardier : Thích hợp với DB Dios (Slime), cũng như những player có tư duy tốt thích sử dụng Barrel Bomb các loại để tăng hiệu quả trận đánh (Felyne Pyro sẽ tăng thêm nữa) Evade Extender : Tăng 50% khoảng cách roll/dash. Rất hiệu quả khi áp sát/ né tránh Evasion +2 : Tăng thời gian bất tử khi roll/dash từ 0.2s > 0.4s Stamina : Giảm 50% tốc độ rút Stamina của chạy/ Demon Mode. Muốn duy trì Demon Mode lâu hơn thì nên có. Focus : Cây Demon Gauge tăng nhanh hơn. Tuy vậy skill này cũng ko thật sự cần lắm vì cây này nó tăng lẹ sẵn rồi. Earplug/ HG Earplug : Không bị ảnh hưởng khi boss rống lên. Điều này cực kì có lợi vì tận dụng thời gian nó hú hét mà táng vào mồm nó cũng như ko bị hủy combo chain. Expert +3 : Tăng 30% Affinity. Tăng tỉ lệ và damage chí mạng thì chả bao giờ là thừa, đặc biệt khi tốc độ đánh nhanh đồng nghĩa với tỉ lệ sẽ ra nhiều hơn. Đặc biệt thích hợp với người dùng DB Hidden của Nargacuga Destroyer : Giảm độ bền part của quái 30%. Với tốc độ đánh cao và combo chain của Archdemon thì việc phá part cho nhanh rất thích hợp với DB. Fire/Water/Ice/Thuner/Dragon Atk +2 / Element Atk +1 : Tăng 20% damge của các loại damage thuộc tính element. Thích hợp cho người chơi dùng nhiều loại DB Element tùy điểm yếu của từng loại boss.
MH3U Weapon Guide : Switch Axe Switch Axe trong MH3U là 1 loại vũ khí đặc biệt, khi nó có thể chuyển đổi thành 2 dạng vũ khí khác nhau với các đặc tính khác nhau hoàn toàn. Axe Form : trong trạng thái này, S.A là 1 cây rìu dài. Tốc độ di chuyển sẽ bị hạn chế, tốc độ tấn công ban đầu tương đối chậm chạp, nhưng với đặc tính là có thể chain combo đến vô tận – điều mà ko 1 vũ khí nào khác có thể làm dc. Blade Form : trong trạng thái này, S.A là 1 thanh kiếm lớn. Damage, tốc độ đánh cải thiện đáng kể, đặc biệt là mọi đòn đánh của Blade Form đều có skill Mind’s Eye (Fencing), ko bao giờ bị bật ra bất kể độ cứng part của boss lẫn độ bền của vũ khí – khi thanh phial gauge của nó ít nhất là màu vàng (dưới 50% thì thành màu tím đỏ). Ngoài ra Blade Form cũng có thể thi triển Elemental Discharge, 1 đòn ougi của S.A với damage cực mạnh. Blade Form sẽ tự unlock thuộc tính ẩn của vũ khí, được hiển thị dưới cái tên Phial : • Power Phial : S.A của dòng này có raw damage cao nhất, gần bằng Greatsword và Hammer cùng tier • Dragon Phial : S.A dòng này dạng Blade Form sẽ gây damage element Dragon • Element Phial : S.A dòng này dạng Blade Form sẽ gây damage element (element gì thì tùy vào loại boss cung cấp part để craft nó) • Poison Phial : S.A dòng này dạng Blade Form sẽ inflict Poison status • Exhaust Phial : S.A dòng này dạng Blade Form sẽ rút Stamina của boss lẹ hơn Nhìn chung thì S.A là 1 loại vũ khí tập hợp ưu điểm của Greatsword và Longsword, khi sở hữu damage xếp hàng nhất nhì game và tốc độ đánh tương đối ổn thỏa của Longsword. Nhiều ý kiến cho rằng S.A là loại vũ khí overpower nhất game – thật ra cũng ko phải là sai. Tuy vậy nhưng đa số tình huống sử dụng S.A chủ yếu là ở dạng Blade, vì dạng Axe có nhiều bất cập. Bù lại khi sử dụng S.A dạng Blade sẽ rút thanh phial gauge khá nhanh, và khi thanh này tụt xuống 0 thì sẽ tự động chuyển về dạng Axe. Khi chuyển dạng thì tốn khá nhiều thời gian đứng ráp lại vũ khí, dễ thành mục tiêu của boss. Do đó nên chủ động thay mode chứ đừng để cạn phial. S.A là khắc tinh của những con boss có cánh và thích bay bay như Rathalos, Rathian, Plesioth, Qurupeco … vì đặc tính pattern đòn rất có tầm rất xa. S.A cũng là vũ khí dành cho veteran players, vì thật sự nếu ko master di chuyển và chọn thời điểm thích hợp trong MH3U thì S.A chỉ là 1 gánh nặng mà thôi. I/ Skill cơ bản : Axe Form : X : chém bổ tới A : chém ngang B : roll R (phial <50%) : reload phial R : chuyển form R + X + A : Blade Form Unshealth Blade Form : X : chém bổ tới A : chém ngang B : roll B + Left/Right Circle Pad : Sidestep X + A : Elemental Thrust > spam X : Elemental Discharge > X : Elemental Final Burst • Elemental Discharge là ougi của Switch Axe, là 1 skill rất mạnh. Khi sử dụng skill này người chơi phải đứng 1 chỗ để channel, đồng thời tiêu tốn 1/3 phial gauge + kha khá độ bền của vũ khí. Sau khi discharge đủ damage thì S.A sẽ phát nổ, gây damage dạng explosion và chuyển về Axe Mode. Elemental Discharge luôn đi kèm Mind’s Eye và ko thể dùng để cắt đuôi dc. II/ Đặc trưng : Như đã nói ở trên, S.A rất thích hợp để đánh với những con boss có cánh, chân dài, thích bay lượn. Vì với đòn X chém quét lên và đòn A chém ngang thì hầu như kiểu gì cũng chém trúng, ko trúng đầu mình cánh cổ đuôi thì cũng trúng chân. Đặc biệt thích hợp khi dùng để break sừng và cắt đuôi của những con như Diablos, Rathian, Rathalos …. Với những con bay lơ lửng như Rathalos, Rathian thì khoảnh khắc nó bay là đà táng 2-3 hit bằng X là nó té như sung. Chưa kể khi nó chuẩn bị đáp xuống thì rút Blade Mode sẽ negate Wind pressure của nó. Có thể nói S.A dc thiết kế chuyên để đánh không chiến. Sử dụng S.A cần phải linh hoạt trong di chuyển và nhạy bén nắm bắt thời điểm. Gần như 80% trường hợp thì sẽ phải dùng R + X + A để unshealth ngay thành Blade Mode. Tuy vậy nếu linh hoạt chuyển đổi 2 dạng thì sẽ hạn chế việc thanh phial tụt quá nhiều. Lời khuyên : cố gắng reload khi phial < 40% để có 1 cây phial đầy > Mind’s Eye effect. Tất nhiên phải xem trường hợp nào, vì nếu boss đang stagger/ té/ mệt thì nhảy vào mà táng vào mồm nó nhiệt tình luôn. Sử dụng Elemental Discharge mọi lúc mọi nơi khi boss nó KHÔNG RAGE, và càng tốt nhất là khi nó té/ mệt. Combo XAXA > đè A của Axe Mode cũng là 1 combo rất mạnh, tuy nhiên từ khi đè A thì nó sẽ tự múa và mỗi đòn sẽ rút 1 lượng Stamina kha khá. III/ Skill cần thiết : Attack Up L : Với raw damage cao ngất ngưởng thì việc boost Atk gần như là hiển nhiên Evasion +2 : Tăng thời gian bất tử khi roll từ 0.2s > 0.4s Evasion Extender : Tăng 50% khoảng cách roll Razor Sharp : Giảm 50% tốc độ mài mòn vũ khí Speed Sharpener : Tăng tốc độ mài bén vũ khí, từ 3 lần mài > 1 lần Focus : Tăng tốc độ hồi cây phial gauge khi đánh = Axe Form, cũng như tăng lượng gauge hồi khi reload thêm 20% Constituion +2 : Giảm tốc độ ngốn Stamina của combo Axe Form 50% Expert +3 : Tăng 30% Affinity Destroyer : Giảm độ bền part của boss 30% Fire/Water/Ice/Thunder/Dragon Atk +2, Elemental Atk +1, Status +2 : tăng 20% damage của element/status, chọn loại nào tùy thuộc vào phial của mình Stamina Drain : Tăng 20% damage của Exhaust Phial
Bravo đại ca! cho em góp ý chút nha: Switch axe nè~ - Axe form di chuyển nhanh hơn blade, cầm axe còn chạy đc cơ mà. - SA không phải vk duy nhất có combo vô tận: LS, GS, HM, đều có thể combo chán chê thì thôi anh ơi - Bổ sung nếu anh chưa biết, khi Elemental Thrust thì có thể làm liên tục 3 lần khi full thanh gauge, sau khi X+A rồi spam X cho đến khi lưỡi kiếm gần đến điểm cao nhất thì nhấn A để rút kiếm lại, sau đó tiếp tục X+A lần thứ 2 và đến lần thứ 3 thì kết thục bằng đòn nổ dame. Phù hợp với tình trạng quái đang dính trap, Dire đang nằm nghỉ,.. - Khi chơi SA nên học cách sử dụng R chuyển form liên tục trong khi đánh để tiết kiệm gauge, nếu đã quen thì hầu như sẽ không bao giờ hết phial nếu không dùng Elemental Thrust. về vụ chuyển form này e sẽ viết kỹ sau khi coi lại xem có bao nhiêu tư thế để chuyển form khi đang đánh. Đây mới chính là sức mạnh thực sự của người sử dụng SA chứ không phải từ đầu đến cuối chỉ vác blade form đâu anh ạ. anh bổ sung vào nhé
MH3U Weapon Guide : Sword and Shield I. Giới thiệu: Sword and Shield sau đây được viết tắt là SNS. Đây là vũ khí cơ bản của dòng game MH, xuất hiện từ bản MH đầu tiên. Với hình dạng chiến đấu là 1 bên kiếm 1 bên khiên, khi bạn sử dụng SNS bạn sẽ có cảm giác của 1 chiến binh Sparta. THIS IS SPARTA!!! II. Ưu và nhược điểm: 1. Ưu điểm: - Tốc độ rút và cất vk nhanh. - Combo linh hoạt, có thể đánh ở mọi tình huống và roll ngay sau tất cả các đòn đánh. - Deal dame status cực khủng và dame element thuộc vào top hàng đầu của game. - Atk speed cao. - Có thể sử dụng Item ngay cả khi đang cầm vũ khí, rất tiện lợi. - Có 1 cái khiên be bé để đỡ các đòn tấn công nhẹ, wind, hay roar của monster. Cái khiên này còn có thể gây stun nữa đó, pro không - Khá là cool, khi cầm SNS bạn nhìn rất là "chiến" đấy. 2. Nhược điểm: - Dame raw thấp. - Sharpness đầu game cùi bắp, về cuối game thì mới thực sự tỏa sáng với các weap có sharpness dài lê thê. - Khó cắt đuôi ( cái này là ý kiến của một số bạn) còn riêng tớ thấy cầm SNS vẫn break đc tất cả các part và cắt đuôi bất cứ con quái nào có thể. Nhưng nhìn chung là khó hơn so với LS, SA, lance, GL...nên tạm cứ cho nó là nhược điểm đã. - Cái khiên tuy đỡ được đòn nhưng vẫn mất 1 lượng máu nhất định chứ không guard pro được như GL hay lance. * Nếu bạn là một thợ săn thích sự mạo hiểm, chặt chém hổ báo, hay team đang cầm 1 hunter để cưa chân quái thì SNS sẽ là lựa chọn rất tuyệt. III. Control- armor skills: Nhìn chung SNS là vũ khí khá cơ bản nên nó không có move, combo nào khó thực hiện cả. Hãy cứ đánh theo cách của bạn. 1. Control cơ bản: - running+ X: nhảy tới phía trước và chém kiếm xuống, đây là động tác khởi động. - X-A : tất cả đều là chém thôi, phối hợp được với nhau ở mọi đòn đánh. Nên chú ý đòn đánh cuối cùng của combo có dame mạnh nhất là đòn A chém xoay người. Mấy hit đầu có thể hụt nhưng đừng để hit cuối hụt là được rồi. - Ở trạng thái đã rút kiếm: X+A để nhảy về phía trược, bổ kiếm xuống. Đây là đòn đánh bá đạo nhất của SNS, rút ngắn cự ly với quái 1 cách nhanh chóng, ở một sỗ tình huống thì còn có thể thay cho roll của bạn nếu tạm thời không có stamina để roll. Rất hay đúng không? 2. Shield attack- Guard: - Tổ hợp phím R+X+A: rút ngay ra khiên và vào thế thủ. - R để guard, khi guard thì không move đc như GL hay lance, nên cân nhắc kỹ các tình huống dùng guard của SNS kẻo không lại phản tác dụng. - R+Y: sử dụng item khi đang cầm vũ khí. - R+X; R+A: Vừa guard vừa đánh, nhưng phải đưng yên 1 chỗ và...khá vô dụng. hầu như không dùng đến bao giờ kể từ thời tớ chơi sleep bomb ở bản MHFU. Tốt nhất là không dùng. - Tiến tới + X - X: dùng khiên đập xuống và gạt về phía trước gây impact dame. Nên kết hợp các đòn khiên vào giữa các combo vì dame từ khiên gây ra sẽ khiến quái mau rút stamina hơn. 3. Armor skills khuyên dùng: - atk up L: cái này vk nào chẳng cần, nói thừa. - Sharpness +1, razor sharp: như trên. - evasion +1(+2): như trên thôi. - Status +2: cần phải có nếu bạn chơi SNS status. - element atk up: như trên thôi. - Mind’s Eye: về cuối game nên có để xử 1 số con cứng đầu. - Bombadier: phải có nếu bạn dùng SNS Dios. - (H)Earplug : có thì tốt, không có thì dùng khiên cũng ok. - Destroyer: khuyên dùng khi cầm SNS Dios và đã có Bombadier. uhm...Xong! Về lý thuyết thì SNS là vũ khí khá thân thiện với người chơi, nhưng trên thực tế để sử dụng linh hoạt và hiệu quả hết khả năng của SNS thì đòi hỏi người chơi phải phản ứng nhanh nhạy, tư duy combo tốt. Nếu đã thuần thục được SNS thì nó sẽ khiến bạn trở thành 1 chiến binh Sparta thực thụ, không sợ bất cứ đối thủ nào cả. *Kinh nghiệm khi chơi SNS: Đây là vũ khí cận chiến rất cơ động trong mọi tình huống, mọi nhịp độ trận đấu nhưng không phải vớ chỗ nào cũng đánh đc vì không cẩn thận bị bounce đòn khi không có fencing là mất cục máu to to đấy. - Chơi SNS là bạn phải tập cách đánh thật chuẩn vào chân sau của quái, tất cả các con quái hầu nhu đều có chân sau yêu hơn chân trước (trừ các con dạng như Jho, barroth, Brachy có chân trước bé xíu), nhất là khi lên GR thì chân trước của chúng nó bọc thép rồi. Luôn là 4cus 2 chân sau khiến nó bị ngã ra, rồi khi đã nằm thì sự lựa chọn tấn công vào đâu tiếp là tùy ở mỗi con quái khác nhau. - Phải định hình trong trận đấu với quái, nó yêu chỗ nào để 4cus cho nó gục thật nhanh do SNS là vũ khí tốc chiến tốc thắng, cứ lai rai kiểu gì cũng mắc sai phạm. Thật nhanh, thật chính xác. Cái này luyện từ từ sẽ lên tay. - Chỉ dúng khiên khi không còn cách nào roll. Các tình huống nên dùng khiên đỡ và rất hiệu quả: + Các đòn Wind + Các đòn tailwhip + Đòn Flash của Gobul, Crimson Qurupeco + Các đòn tấn công nhẹ...nhưng nếu không đỡ hay né kịp thì đòn sau nhận được sẽ rất thảm hại. + Dùng khiên để chém Bomb nếu bạn không mang bomb nhỏ, chỉ bị bật lại thôi, không mất máu đâu, đây là tùy cơ ứng biến nhé. - SNS có thể giết mọi con quái, nhưng đặc biệt hiệu quả với các con dạng thằn lằn ( Lagi, agknator, lurdoth...) các con to to, có dame aura nêu không đủ tự tin thì không nên dùng SNS. Đặc biệt là dòng Rath, nếu pro SNS thì không sao, nhưng tập đánh mà sài SNS lên nó thì gần như là thảm họa vì 2 cái chân của chúng khá là khó tiếp cận. Đó là những lời tâm huyết của mình, rất mong sẽ có thêm chiến hữu xài SNS như mình để chia sẻ kinh nghiệm. -EDITED-
Monster"s Habits Guide "Làm cái guide ngắn ngắn về thói quen của quái và các điểm cần lưu ý khi chiến đấu, cái này thích hợp cho newbie tham khảo, các veteran thấy sai xót gì thì góp ý hén, thứ tự quái đi từ dễ đến khó cho tiện theo dõi vậy - Thân - " 1. Great Jaggi, Baggi, Wroogi [SPOIL] [/SPOIL] Mấy con này khá đơn giản nên gom lại và không có nhiều điểm cần lưu ý lắm, nhưng nhìn chung có mấy mấy điểm chung nhất của 3 con này đó là: - Bọn nó có khả năng kêu đồng bọn (minion) ra chơi chung. - Đầu bọn chúng là thứ duy nhất có thể Break, khi break thường rơi shinny. - Chúng ăn Bone để phục hồi stamina. - Khi gần chết, bọn chúng lê lết về chỗ ngủ và thường sẽ đi đường tắt mà ta không theo đc, nên nếu ko rành map nên ném paint ball trước. - Khi ở G rank, tốc độ chúng tăng gấp đôi. - Great Wroogi khi bị break phần mang ở cổ lượng khói độc phun ra sẽ nhỏ hơn và mau tan hơn. - Flash bomb ảnh hưởng rất nhiều với cả 3. - Cả 3 đều sợ thuộc tính FIRE. 2. Qurupeco [SPOIL][/SPOIL] Thuộc hàng yếu nhất của họ Wyvern nhưng lại có skill rất khủng, đó là "Devil Jho's Close Friend". - Có thể gọi các quái to khác ra tham chiến giúp như Diablos, Zinogre, Deviljho.... - Có skill y như Hunting horn, có thể buff máu, Atk, Def cho nó và các con quái xung quanh. Có cả gây trnagj thái ngủ cho mọi thứ xung quanh, kể cả bản thân nó.... - Khi nó đang thổi kèn (nghĩa đen) có thể làm ngắt quãng bằng cách atk liên tục gây stagger hay ném 1 Sonic bomb và làm nó rơi shiny. - Khi bị ngắt quãng như vậy, tất cả tác dụng buff sẽ trở thành buff cho hunter, và nó thường rơi shinny. - Có thể break mỏ và hai viên đá hai bên đầu cánh nó. Khi bị break mỏ, điệu nhảy buff của nó mất gấp đôi thời gian. - Nước bọt của nó các tác dụng làm giảm def và các res. - Yếu đối với ICE. - Khi đi đánh nó nên mang nhiều sonic bomb và dung bomb. 3. Crimson Qurupeco [SPOIL][/SPOIL] Không khác lắm với tên kia, trừ vài việc: - Tiếng rống của nó cần có Earplug để chống ồn. - Dam nó gây ra khi chập cánh là dam Thunder thay vì Fire. - Nó có chiêu Flash Bomb. - Nó có thể triệu hồi monster khác khi con đầu tiên đã bị kill. 4. Barioth [SPOIL][/SPOIL] Tên này khá khó chịu đối với newbie do tốc độ và sức mạnh đều rất vựot trội. - Nên tập trung break 1 bên cánh nó trước, việc này giúp cho nó bị trượt ngã, chậm 1 tí khi Jump. Và có thể rơi shinny khi té. - Có thể break Răng nanh, 2 bên cánh, cắt đuôi. - Ảnh hưởng Flash Bomb khá lâu. - Điểm yếu ở đầu. Yếu đối với Fire và Thunder. - Khi nó chuyển area và chưa đáp xuống đất, rất có khả năng nó sẽ nhằm vào hunter mà đáp. 5. Sand Barioth [SPOIL][/SPOIL] Gần như tương tự bản gốc của nó, ngoại trừ vài điểm: - Phun ra cát và gió thay vì phun băng. - Khi phun ra xoáy lốc lớn, nó có thể cưỡi lên và aim hunter vô cùng nhanh và chuẩn. - Cấp G nó có thể tạo thêm 2 con lốc xoáy mini để truy theo hunter. - Yếu đối với Ice và Thunder. 6. Diablos, Black Diablos [SPOIL] [/SPOIL] Nỗi ám ảnh của sa mạc, đánh với con này rất dễ ức chế đây. - Tiếng rống của nó phải có HG earplug mới chống ồn nổi. - Nó rất khoái chui xuống cát, khi nó chui xuống hoàn toàn ném sonic bomb cho nó kẹt trong cát (chỉ khi không rage nhé). - Khi nó dưới đất mà băng ngang qua shock trap sẽ làm hỏng shock trap. - Đánh với nó ở map sa mạc có thể lợi dụng các trụ đá (breakable by monster) để nó cắm sừng vào đó, rơi shiny và tha hồ thẩm (đương nhiên nó phải còn ít nhất 1 sừng). - Điểm yếu nó nằm ở bụng và mặt dưới đuôi, yếu đối với Ice. - Black Diablos là Sub của con trên, độ điên khùng hơn hẳn 1 bậc, tốc độ khi rage lên nhanh hơn và đánh đau hơn, còn lại giống hệt. 7. Giginox [SPOIL][/SPOIL] Con thằn lằn 2 đầu này đánh rất bực bội. - Chống ông cần HG earplug. - Khi đánh nó nhảy qua lại rất nhiều và tạo wind khó tiếp cận. - Khi cận chiến nó có thể bất ngờ thả khói độc rất nguy hiểm (đề xuất skill poison negate). - Khi trạng thái bình thường đầu nó mềm, đuôi nó rất cứng. Lúc rage lên đầu nó rất cứng, đuôi lại mềm, điểm yếu chuyển từ đầu sang đuôi. - Nó ko có mắt nên Flash bomb không có tác dụng. - Khi nó bám trên trần có thể dùng 2 Bounce Bomb để nó rụng xuống. - Nó yếu đối với lửa. 8. Baleful Giginox [SPOIL][/SPOIL] Khá giống con kia, ko có gì cần lưu ý thêm. - Nó phun ra thunder tạo trạng thái paralyz thay vì phun độc. - Khi phá vỡ răng nó, thunder ball của nó đổi màu xanh và ko gây para nữa. - Yếu đối với Water. 9. Nargacuga, Green Nargacuga [SPOIL] [/SPOIL] Tốc độ nó rất nhanh nhưng dễ dàng hơn Barioth 1 tí. - Khi bị trúng các loại Barel bomb hay Sonic bomb nó sẽ vào rage mode. - Đuôi con đen chỉ bị cắt khi ở rage mode. - Chỉ khi rage mode chúng mới rơi vào Pitfall Trap. - Ném sonic bomb khi chúng ở tư thế chuẩn bị (chân trước chân sau cao) sẽ làm chúng bị té khá lâu. - Con Green có thể dập đuôi 2 lần liên tục và sau đó sẽ stand by khá lâu. - Điểm yếu nằm ở đầu. Yếu đối với Thunder và Fire.
Wroggi chẳng những ko sợ fire mà còn kháng fire rất cao nữa anh ơi. Điểm yếu của nó là ice, kế đến là water
GunLance Giới thiệu: ngu văn nên k biết viết !-Skill. X- Chọc. A- Bắn đạn X+A- Chọc lên trời. Tiến lên+X- Chạy chọc ( Nếu đã cất vũi khí thì tiến lên+R+X). R- Thủ. R+X+A- Thủ ngay lập tức khi đã cất vũ khí. A khi thủ- Thay toàn bộ shell. X khi thủ- Chọc khi đang thủ (Guard Poke khá là vô dụng ... dam raw cực yếu, dùng khi cần thiết) B- Nhảy lùi hoặc nhảy sang 2 bên.(sau mỗi lần nhảy lại thì ấn a cái để thay đạn) X+A khi đang thủ- Wyvern Fire(WF)-Bắn 1 phát tụ khá to, mất tầm 2s để tụ, dùng xong thì sẽ mất 1 lúc để cooldown- để ý mỗi loại GL sẽ thay đổi khi dùng WF xong, vd: có khói hoặc bị mở ra ... Sau mỗi lần chọc bạn có thể ấn A để băn 1 phát. Ấn thêm A lần nữa để thay 1 lần đạn nhanh. Đạn bắn ra sẽ theo hướng mà bạn chọc GL. Dùng chọc lên trời thì bắn lên trời (cái này hành mấy con bay bay thích lắm ) Mỗi lần chọc xong nếu bạn giữ R và bắn đạn thì đạn sẽ đc tụ lại tạo nhiều dam hơn tý :3.(x1.2 hoặc x1.45 cho Wide type) *Bắn đạn sẽ reset combo* Sau 2 lần chọc thì lần thứ 3 sẽ là Slam.Bạn sẽ đập cả cái GL xuống đất và đây chính là đòn melee mạnh nhất (xếp sau là chạy chọc và chọc lên trời). Nếu bạn bắn sau khi Slam thì bạn sẽ xả hết toàn bộ đạn (Burst)(gây dam của đạn x số đạn). p/s: sau khi Slam bạn WF luôn cũng được bằng cách ấn R+X+A Ok, nó chung thì cũng khá nhiều nhưng chơi dần r quen . ii- Shells: Có 3 loại Shells GL . -Normal(5 viên) (x1.1 Burst) Loại thì thì chỉ dùng để Burst Tiết kiệm đạn để Burst thôi 5 viên cơ mà Combo cơ bản cho loại này:Chạy chọc+chọc+chọc+chọc lên trời+Slam+Burst. (Hoặc là thay vì Burst bạn WF luôn cũng đc). ((CirclePad+X)+X+X+(X+A)+X+A hoặc (R+X+A)) Về cơ bản thì nếu thấy ko đủ thời gian để chọc thì chọc lên trời luôn r nhảy ra. -Long(3 viên)(1.2 WF) Loại này thì , đạn chủ yêu để nối combo. đùng nên tụ, tốn thời gian(trừ khi muốn bắn lên trời). Combo cơ bản : Chạy chọc+chọc+chọc+đạn+ chọc+chọc+ đạn.... cứ thế hết đạn thì Slam hoặc chọc lên trời trước r Slam. ((CirclePad+X)+X+X+A+X+X+A...+(X+A)+X hoặc (R+X+A)) Đừng mất công Burst đạn này, phí. Đạn này tăng đam WF là chính, dùng nhiều vào cố mà học cách căn để WF đc mọi lúc mọi nơi , không chỉ chờ quái ngã mới WF -Wide(2 viên)(x1.45 dam charge) Tụ là chính nhé 1.45 k phải ít đâu. Thay đạn nhanh dùng rất tốt vs loại này ,vì nó có mỗi 2 viên Combo cơ bản: dùng như cái Long thôi, mỗi tội charge mỗi lần chọc xong ((CirclePad+X)+X+X+(R+A)+X+X+(R+A)....(X+A)+X+A hoặc (R+X+A)) (note: ko đc dùng Burst với loại này x0.9 dam đấy :<) -WF và Shells tạo dam thường + 1 chút dam lửa. xong phần combo với đạn r sang skill thôi iii- Amour Skills. -Dùng GL thì có 2 cách đánh , dùng Shield hoặc tập né. Với mấy bạn mới chơi thì cứ Guard+1/2(đứng vững khi thủ) và Guard Up(thủ được thêm vài đòn mà bình thường không đỡ được) mà táng thôi. (Bạn nào giỏi r thì dùng chạy chọc(CirclePad+X) để tránh đòn cũng đc ) p/s: tùy mỗi người tại GL thủ tốt hơn lance r, nên tập chơi né cũng vui -Speed Sharpening (10 điểm Sharpener) -Razor Sharp ( 10 điểm Sharpness) 2 cái trên cũng khá cần vì đạn tốn sharpness lắm :( -Artillery Novice/Master( 10/15 điểm Artillery) Novice x1.1 đạn với WF Master x1.2 đạn với WF và trừ thời gian cooldown WF -Load up (tăng số đạn)- tùy bạn .... -Các skill như AUL, Sharpness+1,Expert v.v dùng được hết, tùy các bạn *Skill ăn: Felynx Bombardier thôi x1.1 vào đạn với WF, có thể dùng với Artillery :X iiii- Câu hỏi thường gặp: 1) Có nên dùng Elements với GL ? - Đc nhưng nên dùng raw. (GL với poison status thì khá là vô đối nên GL rathian hoặc Narge Lucent rât đc chuộng trong 3rd/3u) 2) Đạn+WF khá là vô dụng? Nố, bản trc thì đùng là vô dụng thật cơ mà từ dòng 3 này khá là ngon :X 3)Dùng set nào? HR thì mình không để ý nhưng mà G rank thì steel Uragaan khá là bá đạo:X 4) Lance khỏe hơn ? Đùng là Lance gây dps khá nhiều , cơ mà dùng GL vui vđ chọc cái xong nổ chất lừ 5) Dam đạn như thể nào? Đây vừa google cho : | Shelling | | Type / Level| Neutral | Charged | Burst | Fire | | Normal 1 | 10 | 12 | 11 | 4 | | Normal 2 | 14 | 16 | 15 | 5 | | Normal 3 | 18 | 21 | 19 | 6 | | Normal 4 | 21 | 25 | 23 | 7 | | Normal 5 | 24 | 28 | 26 | 8 | -------------------------------------------------- | Long 1 | 15 | 18 | 15 | 9 | | Long 2 | 21 | 25 | 21 | 11 | | Long 3 | 28 | 33 | 28 | 14 | | Long 4 | 32 | 38 | 32 | 16 | | Long 5 | 36 | 43 | 36 | 18 | -------------------------------------------------- | Spread 1 | 20 | 29 | 18 | 6 | | Spread 2 | 30 | 43 | 27 | 8 | | Spread 3 | 40 | 58 | 36 | 10 | | Spread 4 | 44 | 63 | 39 | 11 | | Spread 5 | 48 | 69 | 43 | 12 | -------------------------------------------------- ================================= | Wyvern Fire | | | Level | Neutral | Long | Fire | | 1 | 30X4 | 36X4 | 10X4 | | 2 | 35X4 | 42X4 | 11X4 | | 3 | 40X4 | 48X4 | 12X4 | | 4 | 45X4 | 54X4 | 13X4 | | 5 | 50X4 | 60X4 | 14X4 | | Large Barrel Bomb+: 150 | ---------------------------------
BOSS PROFILE : BRACHYDIOS Code Name : Phồng Tôm Ultimate Skill : Đấm phát chết luôn ! Brachydios lần đầu tiên xuất hiện trong Monster Hunter 3 Ultimate và được xem như mascot (linh vật) của phiên bản này. Với thiết kế tạo hình rất đặc biệt, Brachydios để lại ấn tượng mạnh trong lòng người chơi MH3U với cái trán gồ và 2 nắm đấm phủ đầy Slime, một thuộc tính đặc thù chỉ riêng nó có. Brachydios là 1 con boss khá overpower trong game, khi mà Capcom cho nó xuất hiện tại High Rank – lúc mà đại đa số người chơi vẫn còn thiếu thốn trang bị, cũng như đang quen dần với nhịp game tương đối chậm của lũ boss cùng rank. Thật sự Brachydios là 1 bài toán vất vả đối với những người lần đầu chạm trán nó, và thật ra thậm chí những người chơi trên 150 giờ chơi cũng đôi khi cảm thấy ngán ngẩm. Brachydios có pattern đánh phức tạp nhất game, cũng như sát thương cao ghê gớm và tốc độ rất nhanh nhẹn. Brachydios là boss duy nhất sở hữu thuộc tính Slime trong game, cũng như vũ khí tạo ra từ part của nó cũng mang thuộc tính này. Slime là 1 loại chất dịch màu xanh lá trên tay và đầu Brachydios, và dính vào đối tượng khi chạm vào. Sau 1 thời gian, chất Slime sẽ chuyển từ màu xanh lá > vàng > cam > đỏ và phát nổ, gây sát thương dạng Explosive, có khả năng phá part và làm stagger rất tốt. Người chơi sẽ bị dính Slime vào người nếu bị Brachydios đánh trúng. Slime sẽ phát nổ sau khoảng 10 giây, và có thể hóa giải bằng cách roll xuống đất 3 lần, hoặc có skill Antiseptic/ Bio Master. I/ Thông số cơ bản : (thang điểm 10) Normal Attack : 6 Normal Defense : 6 Normal Speed : 7.25 Rage Attack : 9 Rage Defense : 6 Rage Speed : 9 Element Resistance : Fire : 0 Water : -20 Ice : -15 Thunder : 10 Dragon : 5 Status Resistance : Poison : * Sleep : * Paralyze : * Dizzy : * Fatigue : * Explosive : *** Part có thể break : Đầu, 2 tay, đuôi. II/ Move List : • Normal : Body Drift : Đây là 1 chiêu làm nên tên tuổi của Brachydios. Nó chống 1 tay xuống đất làm điểm tựa và xoay người nửa vòng, để lại dưới đất 1 bãi Slime sẽ phát nổ sau vài giây. Động tác này có thể giúp nó né tránh đòn đánh của hunter, thậm chí đảo vị trí ra sau lưng hunter rất bất ngờ. Phản xạ tốt nhất lúc này là roll ngay ra xa khỏi nó vì chiêu kế tiếp thường là Slam. Damage : 4/10 Slam : Brachydios rút 1 tay lên cao rồi đấm tay xuống đất, để lại 1 bãi Slime. Trạng thái này sẽ khiến nó đứng yên khoảng 3 giây, rất thích hợp để đánh vào đuôi. Các loại vũ khí có ougi ngắn như Demon Flurry của Dual Blades có thể thi triển lúc này. Damage : 5/10 Slam Walk : Brachydios vừa đi vừa đấm tay xuống đất và để lại nhiều bãi Slime trên 1 đoạn đường dài. Chiêu này nếu ko tránh kịp sẽ rất phiền, vì đến 80% là sẽ bị nó ủi tung lên theo chiều nó đi, rơt xuống kế 1 bãi Slime và lồm cồm bò dậy ngay lúc nó sắp nổ. Damage : 6/10 Jump Smash : Brachydios sẽ giật lùi 1 chút, lắc đầu 2 cái và lấy đà nhảy tới đấm xuống đất, để lại 2 bãi Slime. Chiêu này né khá dễ, chỉ cần roll vào phía nó vừa nhảy đi là được. Sau khi tiếp đất nó cũng đứng im khoảng 3s. Damage : 6/10 Tail Spin : Quất đuôi là 1 chiêu đáng sợ của hầu hết boss trong MH3U, nhưng rất tiếc với Brachydios thì đây lại là chiêu ngu học nhất của nó. Do cái đuôi nó quá cao, chỉ có thể quất trúng nếu ai xúi quẩy đứng ngay cái chót đuôi của nó thôi, do đó hunter thường lợi dụng lúc nó quất 2 vòng mà tha hồ tung ougi vào chân nó. Damage : 3/10 Head Shake : Đây chả phải là 1 chiêu tấn công gì, mà có thể nói là 1 cái “bug” mà Capcom cố tình làm ra để hunter dễ thở hơn với Brachydios. Trong trạng thái nó sẽ cúi lưng 1 cái rồi đứng lắc đầu 2 cái. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây, rất thích hợp để tung chùy các kiểu. • Rage Mode : Khi ăn đủ 1 lượng damage nhất định, Brachydios sẽ rống lên và vào trạng thái Rage. Trong trạng thái này thì đầu, 2 tay và lưng nó sẽ chuyển sang màu vàng, nhìn rất gấu (mặc dù mặt nó vẫn rất ngu). Trong trạng thái Rage thì damage và tốc độ của nó tăng lên rất đáng kể, với cấp G-Rank Def 600 ăn 1 đấm vớ vẩn của nó vẫn có thể mất đến 50 – 75 HP. Body Drift : Cũng như Normal Mode, tuy nhiên nó có thể làm đến 2,3 lần liên tiếp, khó mà đoán dc. Damage : 6/10 Grand Slam : Cú đấm của Brachydios bây giờ sẽ đi kèm hiệu ứng phát nổ với bán kính khá rộng, roll vớ vẩn ko canh đúng lúc vẫn bị thổi bay như thường, và damage thì rất là đau. Damage : 8/10 Grand Slam Walk : Tương tự như Slam Walk, nhưng giờ đây nó đi tới đâu thì phát nổ tới đó với bán kính tương đương Grand Slam, và nó ko chỉ đi thẳng mà còn biết lái 1 chút vào hướng có hunter nữa. Damage : 7/10 Aerial Jump Smash : Đây là chiêu mạnh nhất của Brachydios . Với tốc độ và damage tăng kinh khủng, ăn 1 đấm vào mặt kèm luôn hiệu ứng phát nổ thì hoàn toàn có thể có hiện tượng “đấm phát chết luôn”. Cách né duy nhất là roll về phía nó vừa đứng trước khi nhảy. Động tác báo trước vẫn là giật lùi lắc đầu 2 cái, tuy nhiên ở cấp G-Rank thì đôi khi nó nhảy mà ko báo trước luôn. Damage : 9/10 Tail Spin : Vẫn ngu như trước, trừ việc nó quay lẹ hơn và đánh đau hơn (nếu trúng). Damage : 5/10 Head Shake : Như trên Head Smash : Brachydios đập đầu xuống đất, gây ra 1 trận sóng chấn lực phát nổ trên 1 đường thẳng với cự li và bán kính khá dài. Damage : 8/10 Titanic Nova : Brachydios ngẩng đầu lên lấy đà rồi cắm đầu xuống đất. 3 giây sau mặt đất xung quanh nó phát nổ với bán kính rất rộng. May mắn là trước khi nổ thì trên mặt đất có dấu hiệu nhá sáng để biết tầm nổ tới đâu để mà né. Damage : 9/10 Double Grand Slam : Đây là 1 chiêu khá mất dạy của Brachydios. Nó là 1 phát Grand Slam đi kèm ngay sau đó là 1 cú đấm móc ngang ko nổ. Rất nhiều người chủ quan hí hửng tưởng né dc Grand Slam mà ăn cú đấm thứ 2 vào mồm. Damage : 8/10 – 7/10 III/ Các trạng thái bất lợi : Stagger : Khi Brachydios bị break 1 part nào đó (đầu, mình, tay, chân, đuôi) nó sẽ niểng niểng và giật lùi lại 1 chút. Riêng chân đang Rage thì sẽ stagger. Knockdown : Khi Brachydios bị break chân lúc đang Normal thì nó sẽ té lăn ra đất và giãy dụa trong khoảng 5 giây. Nếu bị Knockdown lúc đang bị mệt thì thời gian dãy dụa tăng gấp đôi. Fatigue : Sau khi nó Rage vài lần và ăn damage khá nhiều thì nó sẽ cạn Stamina và bắt đầu mệt. Dấu hiệu nhận thấy là tốc độ của nó giảm rõ rệt, ngay cả khi Rage. Và khi Stamina cạn hẳn thì nó sẽ đứng yên và nhểu nước bọt. Tuy nhiên ngay cả khi bị mệt nó vẫn có phản xạ nhích qua 1 bên nếu bị áp sát đánh. Eating : Khi mất 1 lượng HP kha khá thì Brachydios sẽ chạy qua Resting Area và ăn thịt mấy con thú nhỏ để hồi máu. Lúc này có thể tranh thủ đặt bomb hoặc đánh nó thoải mái. Wounded : Khi gần chết Brachydios sẽ bắt đầu chạy qua map khác, đi cà nhắc. 100% là nó chạy về Resting Area. Sleep : Khi cà nhắc thì Brachydios sẽ chạy về Resting Area và nằm ngủ sau 15 giây nếu ko có hunter nào trong khu vực đó. Khi ngủ nó sẽ hồi máu, tuy vậy damage đánh vào nó trong khi ngủ gây x3 damage. Đây là lúc thích hợp để đặt Shock Trap ngay người nó và ném Tranq Bomb để capture. IV/ Tổng kết : Brachydios khá overpower khi gặp ở HR, tuy nhiên lên GR thì sẽ còn nhiều con khắm hơn nó như Black Diablos, Lucent Nargacuga … Thực tế trên G-Rank ngoại trừ chuyện nó trâu hơn 1 tí và đấm đau hơn vài tí thì Brachydios ko thay đổi gì nhiều so với HR, cho nên ai đã quen thuộc pattern của nó thì sẽ đánh khá nhàn. Nếu chấp nhận đánh kĩ lưỡng và mất thời gian (tầm 20 – 25’) thì chuyện ko tốn bình máu nào là có thể. Vũ khí của Brachydios rất ngon với raw damage khá ổn và thuộc tính Slime (boost bởi skill Bombardier và Felyne Pyro).
SPECIAL WEAPON GUIDE : KELBI BOW Sau đây là phần viết về Kelbi Bow, 1 loại vũ khí đặc biệt dc mệnh danh là “Số 13”, vì tuy là Bow nhưng cách sử dụng nó hoàn toàn khác với các loại Bow mainstream truyền thống. Sử dụng Kelbi Bow ko hề phải charge, cũng ko hề phải giữ khoảng cách hoặc canh Arc Shot. Sử dụng Kelbi Bow cũng chả cần phải apply Coating. Sử dụng Kelbi Bow cũng như vũ khí cận chiến, lăn xả vào và spam – và chết, nếu lớ ngớ, vì Def của Gunner Armor chỉ = 50% của Blademaster. Tuy vậy, sức phá hoại của Kelbi Bow là cực kì đáng sợ, nêu ra 1 số feat để tham khảo : Kelbi Bow vs Agnaktor GR : 10’ Kelbi Bow vs Duramboros HR : 6’ Kelbi Bow vs Brachydios GR : 12’ --- Ngoại trừ đuôi, tất cả các part khác đều có thể bị phá hoại ko thương tiếc, điển hình như con Duramboros HR : 10 giây đứt Tailcase, thêm 10 giây gãy 2 sừng. Vậy, sức mạnh của Kelbi Bow đến từ đâu ? Đáp án : thuộc tính ẩn Slime. Slime của Kelbi Bow lv3 có thể coi là cao nhất game (Base : 350 – Bombardier : 420 – Felyne Pyro : 450) Nhưng, nếu chỉ đơn thuần có thế, thì có lẽ người ta thà dùng Dios Bow, vì khỏi mắc công dùng skill Awaken để unlock hidden Slime như Kelbi. Giá trị thực sự của Kelbi Bow nằm ở chỗ : những phát bắn thường, đã là 5 mũi tên spread ! Điều này khiến cho việc trúng target nhiều lần với tốc độ cao khiến Slime nổ liên tục, làm nên sức mạnh phi thường của Kelbi Bow. --- Tất nhiên, trong con mắt của dân chơi Bow “nhà nghề”, thì Kelbi vốn ko dc xem là Bow. Vì, họ cho rằng, nó thiếu tầm nghệ thuật của dân chơi Bow, khi mà cần phải phối hợp các level charge, và canh Arc Shot để tạo ra những cú bắn thần thánh. Chơi Kelbi Bow, đơn giản là bạn đang tự bóp rái chính mình, khi mà sử dụng lối đánh của 1 Blademaster với 1 bộ giáp của Gunner. Tất nhiên, sự bù đắp vào khoảng tấn công mà Kelbi Bow mang lại cũng xứng đáng với cái giá 50% Def phải trả đó. --- Q : Những ai nên xài Kelbi Bow ? A : Những Blademaster pro, muốn đổi gió qua Bow. Hoặc đơn giản là muốn tìm kiếm 1 thứ vũ khí mới có damage output vượt trội mà lại có tầm đánh mid-range. Hoặc, đơn giản hơn, là muốn đơn giản hóa mọi thứ, kể cả chuyện khỏi uống Potion. Q : Kelbi Bow set làm có dễ ko ? A : Có, và ko – tùy vào vận may của bạn, như mọi loại vũ khí khác thôi. Lưu ý luôn là best armor của Kelbi Bow là set Helios X (nam) và Selene X (nữ), vì vậy chuyện bạn sẽ phải đánh vài chục con Elder Dragon (Ceadeus, Goldbeard Ceadeus, Jhen Mohran) là hiển nhiên. Nếu bạn ko có kiên nhẫn để chơi với lũ to đầu khác, tôi khuyên bạn nên đầu tư vào 1 loại armor khác, Dios chẳng hạn. --- Một số lưu ý khi farm Kelbi Bow : Kelbi Bow lv3 + Helios/Selene X set bao gồm rất nhiều thứ khó tìm, ko phải vì độ hiếm đến nản lòng như Mantle hay Pallium, mà chủ yếu do chỉ có từ bọn Elder Dragon, vốn tốn rất nhiều thời gian để đánh. Sau đây là 1 số tips để farm cho dễ hơn : - Blue Kelbi Horn : có thể săn Kelbi mà carve. Nếu dùng vũ khí yếu để đánh rồi dùng Harpoon finish thì tỉ lệ ra cao hơn. Hoặc cũng có thể nhận Q làng 1* Prescription Pick-up, đem theo 2 Kelbi Horn vào trả Q ngay, chờ 20s nhận thưởng có tỉ lệ ra Blue Kelbi Horn khá cao. Nhận xong thì lấy lại 2 Kelbi Horn (luôn luôn cho) để lập lại Q liên tục. (thanks viking3.vn) - Elder Dragonblood : đánh Jhen Mohran đập chân hoặc phá vây lưng. Tuy nhiên rate lại ko cao bằng đánh con Ceadeus làng - Earth Dragongem : cái này rất chua, vì chỉ có ở Jhen Mohran. Khi đánh nó cố phá cho dc 2 cái răng nanh, cố tìm cách đeo skill Speed Gatherer để carve đủ 8 lần (4 ở mình, 4 ở đầu) để tăng tỉ lệ tìm dc. - Dark Dragongem : rate cái này cực thấp, đánh Goldbeard Ceadeus có lẽ 4 con mới ra 1 cục. Có ở reward + carve - G.Ceadeus Fur : cái này cần tới 13 cái để full set đồ, và cũng khá chua. Đánh vỡ bộ râu của Goldbeard Ceadeus thì reward sẽ có thể cho 0 – 3 cái, tùy số nhọ tới đâu. - Conqueror’s Seal : cái này đánh mấy Q G-Rank có 3,4 con boss là sẽ dc 1 cái /quest. Nên đánh Q GR 6* Sweltering Showdown (2 con G.Jaggi, 2 con Volvidon) cho nó nhanh. - B.Diab Curlhorn+ : sừng của con quỷ Black Diablos. Cho ai chưa biết thì lên G-Rank Black Diablos là 1 con quỷ đúng nghĩa. Chúc may mắn (break sừng thì có lẽ đánh 3 con sẽ đủ 2 cái) - Rugged Pleura+ : gai nhọn trên cánh của con Sand Barioth. Rate khá cao, nên cũng dễ xong. Chiến thuật : Đánh Kelbi Bow thật sự rất đơn giản, chỉ việc đứng spam X liên tục, né khi cần, chấm hết. Bản thân set Helios/Selene X đã có đủ mọi skill mà Kelbi Bow cần. Awaken : unlock hidden Slime của Kelbi Bow (150/220/350) HG Earplug : nhân lúc boss nó hú hét thì bắn cũng phải dc 5-6 phát Part Breaker : kết hợp với tỉ lệ nổ Slime liên tọi của Kelbi Bow thì part vỡ như gạch chọi vô cửa kính Bombardier : +20% damage của Slime và Barrel Bomb, cực chuẩn men khi đặt bom rồi bắn cho bom nổ banh chym boss Vì bản thân cây Great Kelbi Deershot đã có tới 3 slot, cho nên hoàn toàn có thể ép thêm 1 skill nào đó vào. TH của tôi là vì có Charm +4 Stamina/ +11 Thunder Res nên ép dc tới 2 skill : Marathon Runner và Thunder Res +20. Nếu ai cảm thấy ko muốn quá mạo hiểm thì có thể ép thêm Evade Distance vào cũng dc. Note : Great Kelbi Deershot mạnh hơn Kelbi Strongshot 1 tỉ lần (bắn 5 mũi vs 3 mũi, dmg mạnh hơn, Slime khủng hơn), cho nên bằng mọi giá cũng phải up lên Great Kelbi Deershot, vì đây là lí do duy nhất để chọn đánh dòng này. Kelbi Stingshot/Strongshot ko có vé.
GUNLANCE ANTI-EVERYTHING GUIDE : BỘ TỨ SIÊU ĐẲNG Sau hơn 1 năm tự sướng với MH3 tri bản tiếng Nhật , mình quyết định viết 1 guide dành riêng cho việc đánh nhau với 4 con quái thuộc hàng trâu chó , khốn nạn , mắc dịch nhất bản MH3U : Gold rathian , Silver rathalos , Lucent Nargacuga , Abyss Lagi . Và chúng có thể bị đánh bại bởi gunlance , đảm bảo ko thành công ko ăn tiền . Tuy nhiên , trước khi đi vào vấn đề chính , mình sẽ nói lại 1 vài thứ về Gunlance . I/ Lựa chọn đồ chơi , skill , giáp . [spoil]1 / Gunlance : + Gunlance trọng về độ sát thương nhưng độ cơ động kém +Gunlance có 3 loại shell , normal 5 viên dành cho burst fire , long 3 viên dành cho wyvern fire , Spread 2 viên dành cho normal shot . +Sát thương của gunlance được xếp vào loại piercing , có nghĩa là bạn vẫn sẽ gây full dam dù vũ khí có bị bounce ra chứ ko bị giảm đam như các đồ chơi khác . +Gunlance có khả năng phòng thủ tốt nhất trò , ngang ngửa lance . Đó là 4 thứ cơ bản bạn cần biết về gunlance , giờ cây gunlance nào bạn cần tìm ? **Best choice** Zvolta Demolisher / Monster : Brachydios . Raw damage : 598 , Slime 380 . Long type . Nhận xét : Có lẽ đây là cây gunlance phá hoại cả trò , cực kì vô đối , nguy hiểm , độ bền của cây này theo mình nghĩ là khá tốt . Đây là vũ khí có slime cao nhất trong dòng Brachydios , là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi đánh quest nhiều quái hay đánh tứ đại thiên vương , nếu bạn ko sở hữu được cây này thì xin thưa bạn tự đánh mất 1 thú vui bình dị . 2 / Skill : Phải có : Mind 's piercing : ESP , đánh ko bị bật ra , là skill quan trọng nhất khi đánh bộ tứ siêu đẳng . Guard +1 / +2 : Tăng khả năng phòng thủ , giảm lượng máu và lượng stamina bị mất , đừng ngac nhiên trước việc tứ đại thiên vương đánh rất là thốn , cực kì đau . Bombardier : tăng 30% dam cho bom và slime attack , đó là lí do vì sao mình chọn cây Gunlance của Braggidos . Skill hỗ trợ đi kèm : Critical eye : tăng xác xuất đánh critcal hit . Attack up : Tăng raw dam . Destroyer : Phá hủy bộ phận của quái nhanh hơn , đặc biệt là với bọn tứ đại thiên vương mình đồng đầu sắt . Constitution : Giảm lượng stamia mất khi thủ , pro tip : uống mega juice , xong . Evade dist : tăng khoảng cách nhảy lùi , có thể cần trong trận đánh với abyss lagi ,nếu bạn có charm tốt . Sharpness : Vũ khí bền hơn . Handicraft : Tăng độ bén lên 1 bậc 3 / Áo giáp : Steel Uragaan Z : Def max : 606 Skill : Mind 's eye , guard +1 , Artillery Expert ,Bio master , doggy pad . Fire : 20 , water : -30 , ice : -5 , thunder : 5 , dragon : -10 Nhận xét : Đây có lẽ là áo tốt nhất dành cho gunlance , mind 's eye cực kì hữu dụng và sẽ giữ cho bạn sống sót và ko chết nhảm vì vũ khí bị bật ra , arty expert tăng dam của wyvern fire , nên nhớ , wyvern fire mạnh nhất khi cầm gunlance long type . gắn thêm tí ngọc , bạn sẽ có guard + 2 . Doggy pad giảm tốc độ của bạn khi bơi nhưng mình thấy nó ko ảnh hưởng gì nhiều . Với charm tốt , bạn có thể gắn thêm skill bombardier hoặc attack up , nhưng cái đó tùy bạn quyết định , cá nhân mình thì mình thêm skill bombardier để hỗ trợ dam của slime . [/spoil] Tất cả là vậy đó , giờ chúng ta sẽ đi vào phần chính . II / Bộ tứ siêu đẳng : 1 / GOLD RATHIAN rating : dễ . [spoil]Nhận xét : Chỉ là 1 rathian với thêm tuyệt chiêu . So với rathalos , G.rathian dai sức hơn hẳn và đánh dưới đất nhiều hơn , G rathian sẽ spam liên tục chiêu charge và super fireball . G rathian yếu ở cánh và kháng điện yếu , đầu rất cứng nhưng ko nghĩa lí gì trước slime và mind 's eye . Thứ bạn cần ở đây là học cách phản ứng đúng lúc . *Attack : + Bite : khá phổ biến sau khi rathian chạy tới bạn , cô nàng sẽ cắn 1 phát nhè nhẹ với thêm một luồng lửa hỗ trợ => counter : đỡ , phản công ngay lập tức sau khi đỡ , đánh 1 hit . + Charge / triple charge : Rathian sẽ chạy tới bạn và ráng đè dẹp lép bạn . có 2 phiên bản , 1 là chạy 1 lần , 2 là chạy tới 3 lần , phiên bản 2 có thể kết thúc bằng bite , super fireball hoặc back flip . => counter : đỡ , ngay lập tức quay lưng lại * trong khi vẫn thủ * và chọt 1 phát ,tùy kích thước của G rathian ,bạn có thể chọt trúng đuôi hoặc ko chọt được . + Fireball : Rathian sẽ phun ra 1 hoặc 3 cầu lửa với bán kính nổ nhỏ nhưng đau vl => counter : Nếu bạn đang ở gần thì sau khi đỡ hoặc né thì nên thi triển wyvernfire . + Super fireball : phiên bản nâng cấp của fireball , rathian sẽ rống lên và bước lui , sau đó sẽ phun ra 1 quả cầu lửa với bán kính nổ lớn , dam lớn và sẽ để lại 1 đám lửa nhỏ dưới đất , rathian sẽ thi triển tới 3 lần và tùy trường hợp quả cầu thứ 3 sẽ thay thế bằng back filp . => counter : thủ cho xong , vì rathian sẽ bước lui khi thi triển đòn này , bạn sẽ ko có cơ hội tới gần , và phải đảm bảo là stamina lúc đó ko quá thấp . + Back flip : Rathian sẽ gầm gừ , bước lui và sẽ quay đuôi ngay lập tức , chuyển sang chế độ bay , có 2 phiên bản , quất đuôi dọc , nhắm các mục tiêu phía trước , có thể thi triển tới 2 lần để tóm thợ săn ko cẩn trọng , quất đuôi vòng cung , có thể tóm các thợ săn đứng 2 bên nhưng tầm đánh ko xa . Cả 2 phiên bản dam rất mạnh và gây Poison . => counter : khi nghe tiếng gầm gừ bạn nên thủ ngay lập tức , sau đó bắt đầu tấn công đuôi bằng upper cut , nên chú ý phiên bản đầu tiên vì sau khi quất cú đầu tiên rathian sẽ đáp ngay xuống đất để thi triển lần 2 , rathian khá nặng cân nên nêu bạn đang đứng ngay dưới rathian thì chắc chắn sẽ ko vui vẻ gì đâu . + Tail spin: quay đuôi 180 độ , quay 2 lần . => counter : đỡ nếu bạn ở gần , sau đó tấn công chân hoặc đuôi . + Roar : Rathian sẽ gào lên , chỉ thi triển một khi rathian vào rage mode . Sau khi gào xong rathian sẽ bay . => counter : đỡ * Fast backflip * rage mode only : Đây là chiêu nguy hiểm nhất của G rathian , rathian sẽ bay lại gần bạn rồi đột ngột bay lẹ sang bên sườn hoặc ngay sau lưng bạn để thi triển backflip . => counter : đó là lí do vì sao mình bảo bạn phải học cách phản ứng lẹ , G rathian sẽ làm đòn này rất nhanh và nếu bạn ko đỡ kịp lúc , bạn sẽ sớm được đi taxi mèo miễn phí . [/spoil] To be continued....
Ý bạn là giết boss nhanh hơn ý à? Dual blade deal dam status và ele nhanh hơn, thiên về công, có chiêu dash rất sướng nhưng Demon mode lại tốn stamina, và khi làm chiêu A+X thì bị delay không làm gì được, thích hợp cho những người đã quen với MH. Còn SnS thì đơn giản hơn, Roll dễ xài hơn, có cái khiên để chống gió và gầm, rút vũ khí ra vẫn cắn đc item, thích hợp hơn cho những người mới làm quen với game.
BOW MASTERY - THE GUIDE --- - Bạn đã chán với phong cách cắm cúi lăn xả của những Blademaster thần thánh, suốt ngày cứ lòn háng của những con boss ? - Bạn đang tìm kiếm một thứ vũ khí linh hoạt, phù hợp với phong cách chơi nhanh nhẹn và tùy biến hợp lý ? - Bạn là người tôn thờ vẻ đẹp truyền thống và căm thù máy móc hiện đại, hay nói cách khác, bạn đã mệt mỏi với cảnh "Đang hay thì đứt dây đàn/ đang aim hết đạn thật là dễ điên" của Bowgun ? - Bạn hâm mộ truyền thuyết Hậu Nghệ bắn rụng 9 mặt trời hoặc chàng Elf lãng tử Legolas với những mũi tên thần sầu, "Lệ bất hư phát" ? - Bạn đã chán ngán với cảnh bị bóp khoái lạc song châu bởi đồng đội bằng những pha "bay lên nào em bay qua hàng rào" của các thể loại Hammer/ Greatsword/ Longsword/ Switch Axe/ Gunlance ? - Hay đơn thuần là bạn căm thù con Gigginox đến mức thề không đội chung nón với nó ? Dù vì lí nào như trên đi nữa, thì việc bạn chọn Bow làm vũ khí là một quyết định rất sáng suốt trong đời. Một tràng pháo tay hoan hô bạn ! --- I/ Đôi điều về Bow : Bow là 1 loại vũ khí đặc biệt, sát thương của nó tuy không thật sự cao, và tốc độ kết liễu quái cũng như break part cũng khá là bình thường. Điều khiển bow không dễ, nếu không muốn nói là rất khó vì cái đường curve aim của nó. Bow có lượng Coating giới hạn khá ít và không thật sự cần thiết cho lắm. Bow không thể cắt đuôi, trừ phi bạn muốn tốn 50 phút dùng mũi tên cận chiến để làm chuyện đó. Và trên hết là, sử dụng Bow đồng nghĩa với việc khoác trên người 1 set đồ của Gunner với Def rất thấp, gia tăng đáng kể tỉ lệ bạn sẽ được về làng bằng cáng của mấy con mèo. Nhưng. Bow cũng là 1 loại vũ khí đáng sợ nếu nằm trong tay của những veteran thực thụ, những con người tìm kiếm sự hoàn mỹ và cảm hứng trong tột cùng hiểm nguy. Bow cũng là loại vũ khí với nhiều kiểu đánh linh hoạt nhất và có thể tùy biến bất cứ lúc nào trong trận đấu, và với những người có khả năng aim tốt thì việc break part bằng Bow sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn thành thục những kĩ năng di chuyển của Bow, cũng như phối hợp với những skill cần thiết, thì về cơ bản bạn đã là "untouchable", khái niệm Def vốn không cần thiết nữa. II/ Những điều cơ bản về Bow : 1/ Phím điều khiển : X (Unshealth) : Rút Bow ra X (Shealth) : Bắn X (đè) : Charge / X (thả) : Bắn A : Chém B + D-Pad : Roll B (đứng/ đang bắn) : Backstep R : Mở curve nhắm R (đè) + D-Pad : Di chuyển curve nhắm R + X (đè) > Charge Max > A : Arc Shot X + A : Gắn Coating L (đè) + X/B : Scroll danh sách Coating 2/ Charge : Bow có đặc thù là có thể đè X để charge, mỗi level charge sẽ có những hiệu quả khác nhau, và người dùng cần nắm rõ đặc tính của từng loại charge để tùy biến theo thể hình quái hoặc vị trí cần bắn. Thông thường mỗi cây Bow có 3 level charge, level thứ 4 ẩn cần unlock bằng skill Load Up. Tuy nhiên một số Bow cấp hi-end đã có sẵn level 4 không cần unlock. Có thể vừa Charge vừa di chuyển thoải mái, nhưng cây Stamina sẽ rút dần, điều này có thể khắc phục bởi skill Marathon Runner. Tuy nhiên khi bắn xong thì cây Stamina sẽ phục hồi rất nhanh, cho nên có thể không cần để ý lắm. Khi charge mà kéo cạn cây Stamina, lúc này đè X sẽ không charge nữa mà sẽ bắn charge 1 (bắn thường) liên tục về 1 hướng. Có 3 loại charge khác nhau : Spread, Pierce và Rapid. * Spread : - Bắn 3 - 5 mũi tên theo hàng ngang - Xạ trình rất ngắn - Elemental Damage cao - Tăng 30% damage bởi skill Pellet Up - Khó bắn trúng những part nhỏ - Thích hợp vs những con quái có thể hình to lớn và chiều ngang dài như Agnaktor, Lagiacrus - Dễ sử dụng với những người chơi không dùng Circle Pad Pro - Không cần aim nhiều, chỉ cần lock target, quay mặt lại và bắn * Rapid : - Bắn 3 - 4 mũi tên bay theo đường thẳng, rớt thành chùm - Xạ trình trung bình - Elemental Damage khá thấp - Tăng 10% damage bởi skill Normal/ Rapid Up - Rất thích hợp để bắn những part nhỏ - Rất thích hợp vs những con quái thể hình nhỏ hay chạy lung tung như G.Baggi, Lagombi - Tận dụng tối đa được sự hỗ trợ của skill Tenderizer - Cần phải aim khá chuẩn để bắn trúng hết tên * Pierce : - Bắn 1 mũi tên, nổ nhiều lần khi trúng mục tiêu - Xạ trình xa - Elemental Damage cao - Tăng 10% damage bởi skill Pierce Up - Rất khó bắn trúng những con quái nhỏ - Thích hợp để nhắm bắn những vùng part lớn, có thể ăn hết damage nổ như bụng của Deviljiho, bọn Elderdragon - Cần phải aim khá chuẩn và phải giữ khoảng cách không quá gần mới phát huy hết sức mạnh --- Như vậy, việc dùng charge nào là tùy vào chủng loại Bow, cũng như tùy tình hình và vị trí của con quái. 3/ Coating : Coating là những loại thuốc với tác dụng khác nhau được bôi lên tên để bắn. Có 8 loại Coating : Power, C-Range, Paint, Poison, Sleep, Paralyze, Slime, Exhaust. * Power : Tăng 50% damage vật lý của Bow, không ảnh hưởng đến element của Bow. Có thể mang tối đa 50 cái. * C-Range : Tăng 30% damage của đòn đánh cận chiến A, không ảnh hưởng đến element. Sharpness giờ sẽ tương đương với màu trắng. * Paint : Đánh dấu con quái trên bản đồ, tác dụng tương tự Paint Ball. Đè lên element của Bow. Có thể mang 99 cái. * Poison : Gây hiệu ứng Poison cho quái, tùy vào con quái kháng Poison đến đâu mà cần ít hay nhiều lần bắn để thành công. Đè lên element của Bow. Có thể mang 20 cái. * Sleep : Gây hiệu ứng Sleep cho quái, tùy vào con quái kháng Sleep đến đâu mà cần ít hay nhiều lần bắn để thành công. Đè lên element của Bow. Có thể mang 20 cái. * Paralyze: Gây hiệu ứng Paralyze cho quái, tùy vào con quái kháng Paralyze đến đâu mà cần ít hay nhiều lần bắn để thành công. Đè lên element của Bow. Có thể mang 20 cái. * Slime : Tích lũy màu Slime lên quái, sẽ phát nổ sau màu Đỏ. Đè lên element của Bow. Có thể mang 20 cái. * Exhaust : Khiến cho quái mệt nhanh hơn. Đè lên element của Bow. Có thể mang 20 cái. Coating của Bow chỉ có tính chất hỗ trợ là chính, chứ không phải cực kì bắt buộc như đạn của Bowgun. Tốc độ nạp Coating có thể cải thiện bằng skill Reload Speed. Mỗi cây Bow có thể bôi 1 số loại Coating nhất định chứ không phải tất cả, và 1 số Bow hi-end sẽ tăng hiệu lực của 1 loại Coating nào đó. 4/ Arc Shot : Arc Shot là ougi của Bow, có sát thương khá ghê gớm. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự tính toán thời điểm và góc độ rất nhiều, do đó để sử dụng nó thành công cần rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm. Tùy vào Bow mà mỗi cây sẽ có 1 loại Arc Shot khác nhau. Arc Shot là 1 cú bắn 1 gói thuốc nổ đi vòng cung lên trời và rơi xuống tại 1 điểm xác định, theo sau ngay đó là 1 mũi tên khiến nó vỡ ra trên không và rơi xuống. Điều này khiến cho việc tấn công những mục tiêu khuất sau các chướng ngại vật như đá, cây ... rất dễ, và ở 1 cự ly khá xa. Có 3 loại Arc Shot : Focus, Wide, Blast. * Focus : - Tương tự như Rapid Shot, có diện tích tiếp đất khá nhỏ - Damage tập trung tại 1 điểm nên rất mạnh - Elemental Damage cực cao - Có thể Knockout (stun) nếu bắn vào đầu quái - Không ảnh hưởng đến bồ * Wide : - Tương tự Spread Shot, có diện tích tiếp đất khá lớn - Damage rải rác trong 1 AoE nên chỉ thích hợp với những con quái to lớn - Elemental Damage cao - Có thể bắn trúng nhiều mục tiêu trong AoE - Không cần aim kĩ lưỡng - Không thể Knockout - Làm bồ bị khựng lại, thậm chí rút Stamina nếu họ đang block * Blast : - Có diện tích lớn hơn Focus 1 chút - Damage tập trung rất cao tại 1 điểm - Elemental Damage tệ - Có thể bắn trúng mọi mục tiêu ngay điểm rớt - Có thể gây Knockout rất hiệu quả - Có thể bắn văng bồ đi tứ phía --- Lời khuyên về Arc Shot : Trừ phi bạn cực kì tự tin vào kĩ năng timing của mình, ngoài ra hãy xem như Arc Shot không tồn tại, bởi vì khả năng bắn trúng quá nhỏ mà khả năng bóp khoái lạc song châu bồ quá lớn. Cái được không đủ bù cho cái mất. II/ Những Armor Skill nào cần thiết cho Bow : - Fire/ Water/ Ice/ Dragon/ Thunder Atk +2, Elemental Atk +1 : Tăng 20% elemental damage tương ứng cho từng loại Bow. Bow gây dmg chủ lực là element cho nên đây gần như là điều bắt buộc. - Rapid/ Pierce/ Pellet Up : Tăng 10% (30% với Pellet) cho những loại charge tương ứng - Evade Extender : Tăng 50% khoảng cách roll/ backstep - Destroyer : Giảm 30% độ bền của part, cho phép break part nhanh hơn - Tenderizer : Với những part của quái có độ cứng trên 45, gây thêm 5% damage - Focus : Giảm thời gian charge 20%, rất cần thiết với những cây Bow có chủ lực là charge 3 hoặc 4 - Load Up : Unlock charge lv4, trừ phi Bow có sẵn lv4 rồi. - Reload Speed +1/2 : Giảm 50/100% tốc độ gắn Coating (Reload Speed +2 không cần apply Coating, chỉ cần scroll vào là xài được ngay) - Marathon Runner : Giảm 50% tốc độ rút Stamina khi charge hoặc chạy nhanh - Constitution +2 : Giảm 50% tốc độ rút Stamina khi roll - Quick Shealth : Tăng 50% tốc độ rút/ cất vũ khí, khá quan trọng vì Bow có tốc độ rút/ cất khá chậm - HG Earplug : Chống tiếng rống của quái, khá cần thiết nếu sử dụng những Bow có đòn đánh chính dạng Spread cần phải đứng gần quái III/ Một số preset cho Elemental Bow : Đây là những set đồ cho mình tự farm cho mỗi cây Bow khác nhau. Điều mình khuyên là thay vì phí thời gian làm như mình, các bạn hãy nhờ bạn bè hoặc nếu tự tin vào trình solo, cố gắng farm Alatreon để làm set đồ Gunner của nó, vì đó là set quá chuẩn cho Bow User. Set Escadora (Alatreon High-Rank) Max Def : 315 Resistance : 5 Fire/ -5 Water/ 5 Ice/ 5 Lightning/ -5 Dragon Skill : Blightproof Elemental Atk +1 Latent Power +1 Evade Extender Double Stun Slot : --/-- 1/ Fire Set : Build này của mình là thuần túy full công, 2 loại tấn công chính thường dùng là charge 1 Spread và charge 2 Pierce nên không cần Focus. Có thể thay Pellet Up bằng Destroyer hoặc Evade Extender, tùy các bạn. 2/ Ice Set : Sau khi cân nhắc giữa set Barroth Z và set Barioth Z thì mình quyết định làm set này. Lí do là HG Earplug hấp dẫn hơn Constitution +2. Set có khá ít slot nên cũng không thật sự có nhiều lựa chọn khác. Với Gunner thì Def là không cần, tuy nhiên có sẵn 18 điểm Defense từ đồ + charm nên ép luôn Defense Up L. 3/ Thunder Set : Ban đầu mình thật sự bất ngờ vì đây là 1 set rất dễ làm, mà hiệu quả của nó đem lại rất đáng nể, và quan trọng nhất là có thể ép thêm 2 skill Load Up cùng Focus vào luôn. 4/ Water Set : Đây là 1 tùy biến từ set Kelbi Bow của mình, và hiệu quả nó đem lại cũng rất đáng ngạc nhiên. Bamboo Kaguya với 470 Water dmg ẩn thật sự rất phù hợp với set Helios/ Selene X này. Đáng tiếc là chỉ thiếu đúng 1 slot để mình có thể xóa cái Demonic Blessing kia đi, nhưng nếu đánh kĩ lưỡng thì cũng chả phải vấn đề. 5/ Dragon Set : Do còn thiếu 1 cục Zin Skymerald nên chưa hoàn thành được set Zinogre Z, nên tạm nợ hình sẽ up lên sau. Set Zinogre Z Blademaster thật sự khá nhảm vì mình không dùng Greatsword, tuy nhiên set Gunner của nó thì lại khá tốt. Đáng tiếc là skill Focus của set Blademaster lại bị thay bằng Load Up, nhưng cũng chẳng sao hết. Zinogre Z Max Def : 320 Resistance : 5 Fire/ -5 Water/ 5 Ice/ -25 Thunder/ 25 Dragon Skill : Peak Performance Dragon Atk +1 Load Up Evasion +1 Stamina Rec Down // Có thể up lên Dragon Atk +2 và Evasion +2 đấy ^_^ Vũ khí : Worldseer's Bounty (đánh Jhen Mohran và Deviljho) Attack : 300 Dragon Attack : 250 Arc Shot : Wide Slot : O-- Charge 1 : Rapid 3 Charge 2 : Pierce 3 Charge 3 : Spread 4 Charge 4 : Pierce 4 --- THE END THANKS FOR READING
WEAPON GUIDE : LANCE BÁ VƯƠNG THƯƠNG - "Tôi sẽ tìm thấy cái gì ở Lance ?" - Bạn hỏi - "Không có gì cả" - "Tại sao ?" - "Vì phía trước mũi Lance tất cả đều tan biến vào hư vô. Tất cả" --- Lance là 1 thứ vũ khí đã góp mặt từ rất sớm trong dòng game Monster Hunter, và đã từng giành lấy những vầng hào quang chói lóa, cho đến khi người anh em Gunlance của nó ra đời. Thật đáng buồn. Nhưng thật sự dáng vẻ cool và những phát nạp đạn shotgun đậm chất Hero của Gunlance dễ dàng khiến người ta phải liêu xiêu vì nó hơn. Và có lẽ cũng chẳng ai buồn ngoái nhìn lại Lance, bởi lẽ người ta cho rằng Gunlance mạnh hơn và đẹp hơn. Nhầm. Họ đã nhầm. To thật là to. 12 thứ vũ khí trong MH3U không có món nào trội hơn món nào. Cũng như một câu nói cũ mà vẫn đúng : Võ công vốn không phân cao thấp, cao thấp là do trình độ người dùng. Lance vẫn là nó của ngày xưa, vẫn sừng sững chỉa thẳng lên trời như một ngón tay thách thức, vẫn là 1 món thần binh lợi khí tỏa ra ngùn ngụt bá khí của thần thánh. "Thập bát ban vũ khí, đệ nhị chi thương" - 18 món vũ khí, thương đứng hàng thứ 2. Chỉ xếp sau cung tiễn, trên chiến trường thì để xung phong hãm trận, bất luận là kị binh hay bộ binh, dù là công hay thủ, thì bá khí của trường thương vẫn là thứ không gì sánh nổi. Lance trong MH3U cũng vậy. Chắc chắn, công thủ toàn diện, cơ động, uy lực vô biên, và đơn giản đến bất ngờ. Nhưng Sát thương của Lance chỉ ở mức trung bình nếu so với những món vũ khí bá đạo với sát thương vượt quá con số 1000 như Greatsword, Hammer, Hunting Horn, Switch Axe. Tốc độ tấn công cũng chỉ ở mức tầm tầm, ngang với Longsword, chậm hơn nhiều so với Dual Blades, Sword and Shield và các loại Bow/ Bowgun. Combo của Lance thật sự vô cùng đơn điệu đến mức nhàm chán. Vậy. Bạn hỏi tôi "Thế thì Lance có cái cờ hó gì đáng để dùng ?!" Đáp án đó là : Những điều tưởng như nhược điểm kể trên, thật ra chính là ưu điểm của Lance. - Sát thương trung bình, nhưng bù lại Lance sở hữu damage vật lý và element rất đồng đều nhau, khiến cho việc build đường nào cũng thuận tiện. - Tốc độ tấn công vừa phải, khiến cho việc ngắt combo để né hoặc block rất dễ dàng, cũng như gia tăng hệ số an toàn lên đáng kể bằng việc tự do di chuyển trong khi đánh. - Combo đơn giản nhưng hiệu quả, nó được thiết kế để làm đúng thứ nó cần làm : Hủy diệt. Đơn giản đến mức hoàn mỹ - thêm một chút là thừa, bớt một chút là thiếu. --- Và bạn sẽ lại hỏi tôi "Ủa nghe nói Lance có 1 cái khiên và đỡ kinh lắm mà, sao không noí tới ?" Đáp án của tôi là : Tôi cố tình phớt lờ nó đấy. Đúng vậy, Lance cũng là thứ vũ khí sở hữu 1 cái khiên với lực phòng thủ cao nhất game, tính theo thứ tự : Lance = Gunlance > Greatsword > Sword and Shield > Heavy Bowgun Nhưng tôi cố tình không nhắc tới nó, là vì muốn nhấn mạnh nhấn mạnh nhấn nhấn nhấn thiệt mạnh rằng : Bạn chọn Lance vì cần 1 thứ vũ khí thuần công. Bạn chọn Lance vì bạn cần sự hủy diệt triệt để. Bạn chọn Lance vì sát khí và bá khí của nó. Chứ không phải chọn Lance để làm 1 cái bao cát di động, 1 cái bị thịt. Bởi vì. Bạn không thế giết 1 con boss bằng cách đứng block rồi lạy trời rơi thiên thạch xuống 1 cái đùng cho nó chết toi đi được. Bạn đứng thủ suốt sẽ chẳng được gì ngoài chuyện Stamina và HP sẽ tụt thảm hại. Bạn đứng thủ sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội để tấn công. Và tôi nghĩ rằng bạn sẽ không muốn làm 1 Quest với thời gian gấp 2 lần các loại vũ khí khác. Tuy nhiên block cũng là 1 cứu cánh cho bạn, nếu sử dụng hợp lý, đúng thời điểm, và quan trọng là đừng quá lệ thuộc vào nó. Do đó. Nếu bạn chết nhát, đừng chọn Lance. Nếu bạn do dự, đừng chọn Lance. Nếu bạn xấu trai/ gái, đừng chọn Lance. --- I/ Kiến thức cơ bản & Control : 1/ Control : * Shealth/ Unshealth : X * Sheatlh Attack : (Unshealth) X * Thrust : X * Upward Thrust : A X và A là 2 đòn tấn công cơ bản và thường dùng nhất của Lance. X đâm thẳng tới và bạn cũng nhích tới trước 1 chút. Còn A thì đâm chéo lên trên và bạn nhích tới 1 khoảng ngắn hơn X (Cự li di chuyển : 3A = 2X = 1 roll = 1 backhop). Dù đánh A hay X thì 1 combo chỉ có 3 hit, với X và A có thể tùy ý xen kẽ. X thích hợp để nhích đến tấn công nếu bạn đứng cách boss 1 khoảng roll, và để chọt vào chân để đánh ngã nó, và X có tầm đánh xa hơn A 1 chút. A thích hợp để đánh vào đầu/ đuôi/ bụng cũng những con boss chân cao. Và Combo AAA nên thường sử dụng nhất để có damage cao nhất. Cần lưu ý là các đòn đánh của Lance nếu để nó tự vận động thì sẽ có những animation thừa. Do đó sau mỗi đòn đánh/ combo nên quan sát tình hình và chủ động ngắt combo bằng backhop/ sidestep để vào trạng thái Block hoặc đổi góc đánh khác. * Side Sweep : X + A Đây là 1 đòn đánh khá tào lao với damage thấp và thời gian thi triển lâu, do đó trừ phi bạn cần phải tém dẹp cái đám quái lóc chóc đang bu xung quanh bạn thì nó không hề có ứng dụng nào khác. * Block : R (đè) * Unshealth Block : (Unshealth) R (đè) + X + A R là giơ khiên lên đỡ. Khiên của Lance có thể đỡ hầu hết những đòn tấn công vật lý (trừ tông vai của những con Elderdragon) và những đòn đánh element (trừ những đòn dạng bắn tia). Khi đỡ thì sẽ bị mất 1 chút HP và 1 lượng Stamina (tùy vào damage của đòn đánh đó) và sẽ bị đẩy lùi nếu đòn đánh quá mạnh. Unshealth Block thật ra là cách để rút vũ khí cực nhanh, và nên sử dụng nó thay vì Unshealth thường. * Block Charge : R (đè) + Analog Up + X (1) * Shield Bash : (1) + X Đây cũng là 1 đòn tấn công quan trọng của Lance : Bạn sẽ lao tới với khiên che trước mặt. Sát thương không đáng kể nhưng bù lại có thể sử dụng để đi tới 1 quãng ngắn ( = 1 roll). Shield Bash là cú đập khiên sau đó, đi kèm hiệu ứng Mind's Eye và có thể KO nếu đánh vào đầu (tuy nhiên Impact Damage khá thấp nên đừng trông mong vào nó nhiều quá). Tác dụng chính vẫn là để áp sát và đổi cự li thôi. *** Lưu ý là Block Charge luôn tốn 1 lượng Stamina cố định, cho nên có thể dùng nó chủ động lao tới block 1 đòn tấn công để không mất nhiều Stamina và cũng không bị đẩy lùi. * Counter Block : R (đè) + A Đây là 1 đòn tấn công đặc thù mà chỉ có ở Lance : phản đòn. Nếu timing chuẩn thì không những bạn không bị đẩy lùi khi block mà còn có thể đánh trả lại con boss nữa. Tuy vậy thì đây vẫn là 1 chiêu khó sử dụng cho hiệu quả. Có định luyện nó hay không là tùy bạn. * Joust : R (đè) > X + A (2) * Joust End : (2) + B * Joust Finish : (2) + X Đây chính là đòn tấn công làm nên tên tuổi của Lance. Bạn sẽ lấy đà và lao tới, xiên cọc tất cả mọi thứ trên đường đi, kể cả đồng bọn. Sau khi lao đi 1 quãng thì đầu mũi thương sẽ lóe sáng đỏ, đó là báo hiệu bạn đã có đà chạy và được tăng damage. Có thể lái đường chạy qua 2 hướng trái phải bằng Analog (tốc độ quẹo hơi trễ). Joust chỉ kết thúc khi bạn cạn Stamina hoặc va phải chướng ngại vật (đất đá, cây) hoặc đâm vào phần cứng của con boss (độ bền khi Joust giảm 1 cấp, và Mind's Eye không có tác dụng). Nếu đâm vào phần mềm của boss thì Joust sẽ xỉa liên tục như 1 mũi khoan, gây sát thương rất đáng sợ. Và nếu Joust trúng đồng đội thì bảo đảm họ sẽ bay tứ tán, cam đoan không có 1 thứ vũ khí nào khác có thể bóp khoái lạc song châu cùng lúc 3 đồng đội (trừ Arc Shot Blast của Bow). Có thể chủ động ngưng Joust bằng cách bấm B để đứng lại lập tức hoặc X để đâm tới 1 phát. Phát đâm này có damage cao hơn 1 chút, đi kèm Mind's Eye. Nếu có ý định dùng Joust khi đánh multi thì hãy nhìn kĩ đường đi và phải biết dừng đúng lúc, kẻo sau khi 3 thằng bị bóp khoái lạc song châu là tới mình bị bóp cổ. Joust khi dưới nước là 1 công cụ di chuyển vô cùng bá đạo. Đây chính là cách thức để rút ngắn thời gian khi đánh Ceadeus dưới làng và để bơi đua với nó đó. * Guard Poke : (R) đè + X Đây là 1 đòn đánh khá ăn hại, sát thương kém và khi đánh để hở toàn thân, rất dễ bị ăn gạch. Không nên sử dụng. Có thể dùng để kích nổ Bomb khá an toàn. * Backhop : B (3) * Sidestep : (3)/ sau 1 đòn đánh + Analog Left/Right + B Đây là phương pháp mà những veteran sử dụng Lance dùng để né đòn chứ không hề Block. Block chỉ là cứu cánh sau cùng nếu không còn chỗ để né thôi. Đây cũng là lí do tại sao đầu bài tôi nói rằng cái khiên là 1 công cụ hỗ trợ, chứ không phải là 1 thứ để phụ thuộc vào hoàn toàn khi bạn chọn Lance. Đây là cũng là phương pháp duy nhất để chain Combo của Lance. Do giới hạn 1 combo dù X hay A gì cũng chỉ có 3 hit, nên mỗi lần đánh xong combo hãy chủ động backhop/ sidestep để đánh tiếp hoặc block. Nếu sử dụng thuần thục tổ hợp đánh/ step/ block/ chain thì lượng DPS bạn gây ra sẽ rất đáng sợ. Đây chính là lí do tại sao dù damage không thật sự cao nhưng Lance vẫn có thể so kè với những thứ vũ khí khác, thậm chí giành lấy 1 thứ hạng cao trong dòng vũ khí tấn công. Việc tiết kiệm rất nhiều thời gian để lăn lộn, shealth, chạy trốn, uống Potion, áp sát, đổi góc đánh v.v... sẽ gia tăng đáng kể hiệu suất tấn công, rút ngắn thời gian làm Q của bạn. 2/ Kiến thức cơ bản về Lance : - Lance là thứ vũ khí rất dễ tụt độ bền, do tính chất của nó là đâm chọc trực tiếp vào phần cứng của boss. Joust càng khiến độ bền tụt mau hơn nữa. - Lance có thuộc tính Cut, đi kèm với Pierce. Điều này có nghĩa là dù với những đòn đánh bị dội ra, Lance vẫn gây damage full chứ không bị giảm như các vũ khí khác. - Dù để block, step hay Joust gì thì việc tốn Stamina là chắc chắn. Do đó Mega Dash Juice chính là người bạn đường đáng tin cậy của mọi Lancer. Khuyến khích tuyệt diệt dòng họ R.Ludroth để farm Dash Extract. - Sử dụng Lance cần lưu ý đến lối đánh của nó. Dù X hay A gì thì sau mỗi cú đánh đều nhích tới 1 chút. Do đó cần backhop/sidestep đúng lúc để duy trì vị trí cần đánh. - Nếu sử dụng Status Lance thì nên tận dụng Guard Poke vì combo không giới hạn và tốc độ đánh nhanh, cũng không bị nhích tới. II/ Armor Skill của Lance & Diễn giải : * Fencing : Vì mọi lí do ở trên, đi kèm với việc bản thân Lance không hề có 1 ultimate nào có sẵn Mind's Eye, cho nên Fencing là thứ BẮT BUỘC phải có. Bởi vì vị trí tấn công của Lance chủ yếu là nhắm vào đầu và đuôi những con boss chân cao, mà ở cấp G-Rank thì những chỗ đó rất cứng, dù sharp tím vẫn dội ra như thường, do đó Fencing là phải có. * Guard Up : Tạm thời có thể chia Block Level của game ra 3 cấp : - Level 1 : Block được các đòn vật lý đơn giản, không block được element - Level 2 : Block được các đòn vật lý (trừ tông vai nặng), block được element (trừ dạng tia) - Level 3 : Block tất Thì GS, SnS và H.Bowgun là Level 1. GL và Lance là lv2. Guard Up sẽ tăng 1 block level. * Guard +1/2 : Khiến cho ta không bị mất 1 chút HP khi block, giảm lượng Stamina mất khi block đi 10/20 điểm và không bị đẩy lùi. Trong trường hợp muốn gia cố phòng ngự vì nhiều lí đo thì Guard +1 và Guard Up là khá đủ. Và tất nhiên là chuyện thủ nhiều hay công nhiều là do lối đánh chứ không phải do skill. Vì thế đeo Guard các kiểu vào không có nghĩa là để làm bị thịt, chớ có hiểu lầm. Không bị đẩy lùi sau khi block là 1 lợi thế to lớn để duy trì nhịp đánh đấy. * Sharpness +1 : Với mọi vũ khí cận chiến thì Handicraft luôn là lựa chọn hàng đầu. Lance cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng ai có thể từ chối việc được tăng 1 lượng dmg còn nhiều hơn cả Attack Up L (từ sharp lam lên trắng/ tím) cũng như độ cứng có thể chọc xuyên những part cứng của boss hết. Tuy nhiên điều đáng buồn là decoration Fencing sẽ trừ Handicraft, cho nên cũng có nhiều thứ phải cân nhắc khi quyết định đấy. * Elemental Attack +1 : Từ sau khi đánh Alatreon High Rank thì chuyện craft được decoration Elemental Atk khá dễ dàng, và điều tuyệt vời đó là ta có thể tùy ý thay đổi vũ khí mà không cần quan tâm đến chuyện nó là element gì. Nhưng chuyện có nên dùng Elemental Atk không còn phải xem element gốc nhiều hay ít. Nếu element < 300 thì có lẽ nên đầu tư vào raw damage hơn. * Attack Up L : Cùng lí do như trên. Một số vũ khí hạng nặng (như của Dire Miralis) vốn có dmg raw thấp thì ta nên đầu tư vào Element hơn. * Razor Sharp/ Speed Sharpening : Vì lí do độ bền tụt lẹ còn hơn quần con gái của Lance, việc duy trì/ phục hồi độ bền trở nên khá cấp thiết. Tuy là với Fencing thì độ bền nào cũng không quan trọng, nhưng việc bị giảm dmg do độ bền kém thì chẳng ai ưa thích rồi. Razor Sharp rất khó đi kèm với Handicraft, cho nên Speed Sharpening có vẻ thích hợp hơn, do nó khá dễ làm. * Constitution +2 : Giảm 50% Stamina cost khi evade/ block. Ở cấp G-Rank thì ăn 1 đòn của boss, lượng Stamina mất đi là RẤT NHIỀU. Do đó đôi khi Cons +2 có hiệu quả hơn cả Guard +2. Tuy không có được lợi thế không bị đẩy lui của Guard, nhưng Cons còn giảm Stamina của việc evade/ backhop/ sidestep nữa, cho nên giá trị của cả 2 là ngang nhau. Tuy vậy nếu bạn chọn uống Mega Dash Juice thì Cons rõ ràng là vô nghĩa. * Evade Extender/ Evasion +2 : Guard/ Cons các kiểu là option dàng cho noob. Pro sẽ chọn cách nhảy lùi/ ngang để né đòn, và vì vậy Evasion mới là lựa chọn thích đáng của họ. Tất nhiên nếu không thành thục chuyện này thì không nên tập đú theo, mà cứ ngoan ngoãn an phận với Guard cho nó lành. * HG Earplug/ Rock Steady : Tuy là ở khoảng cách xa 1 chút thì có thể block được các hiệu ứng rống/ gió ... Nhưng với những người chọn lối đánh Evade thì Earplug thật sự rất cần thiết. * Bombardier/ Status +2 : Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết, Status/ Slime trong MH3U thực chất là 1 thanh chỉ số của boss, mỗi con mỗi khác. Mỗi đòn đánh mang Slime/ Status sẽ rút dần thanh này, và đến 0 thì con boss sẽ bị dính Status/ nổ Slime. Thí dụ : Boss có thanh Status là 1000, và Lancer dùng Lance có Poison là 300. Như vậy player cần đánh 4 lần (3.25 lần) để con Boss bị dính Poison. Thời gian Poison dài hay ngắn là do con boss đó kháng ít hay nhiều - rõ ràng là Gigginox sẽ kháng Poison tốt hơn Duramboros rất nhiều rồi. Sau khi Status kết thúc, thanh Status của boss sẽ lại đầy và NHIỀU HƠN ban đầu. Vì thế sẽ cần phải đánh nó nhiều lần hơn để gây Status lần 2. Một trận đấu dai dẳng lắm thì chỉ gây cùng 1 loại Status giỏi lắm được 3 lần. Vì vậy Status chỉ nên dùng để hỗ trợ team trong Multi chứ đừng chọn làm dmg chính, và cũng chỉ những vũ khí có tốc độ đánh nhanh mới nên dùng Status. *** Handicraft vs Fencing : Với Lance thì 2 skill này thật sự khá nan giải. Sự tồn tại của 2 skill cùng lúc là rất khó, mà dù có thì cũng sẽ hết slot để gắn những skill khác. Vậy thì giải pháp tối ưu là bỏ 1 chọn 1. Thế nhưng, bỏ ai và chọn ai ? Rõ ràng, xét trên ưu thế thì Fencing là buộc phải có cho Lance. Thế nhưng Handicraft cũng là 1 skill quá hấp dẫn để có thể bỏ qua mà không cần nghĩ lại. Đáp án là gì ? Đó chính là : Tùy set. Tùy đối tượng. Thí dụ với set Lance lửa, với Lance của Dire Miralis làm tiêu chuẩn. Bản thân nó đã có sharp tím khá dài mà không cần Handicraft. Các đối tượng sợ lửa như Giggniox, Lagiacrus ... rõ ràng có những part vô cùng cứng mà dù sharp tím cũng không chọc thủng nổi. Như vậy rõ ràng Fencing cần được ưu tiên cho trường hợp này. Với Lance băng thì lại khác. Các đối tượng sợ băng như Diablos, Sand Barioth ... có thể dễ dàng đâm xuyên qua dù là sharp lam. Như vậy thì Handicraft có lợi thế hơn hẳn do Fencing mất hoàn toàn tác dụng. Thậm chí có thể bỏ qua cả Handicraft để lấy một thứ gì đó khác cũng không có vấn đề. III/ Một số Preset Armor cho Elemental Lance : Đây là 1 số set do tự tay mình farm. 3 set Fire, Ice, Water mình rất ưng ý. Bù lại Lance Dragon và Thunder thì vẫn còn hơi lấn cấn do thật sự elemental dmg của 2 cây này quá tệ. Hiện tại mình chọn giải pháp là boost Attack cho 2 cây này. 1/ Fire Lance : Dire Miralis + Agnaktor X Đây là 1 set tương đối hoàn mỹ, skill rất đẹp và đầy đủ. Mỗi cái Flame Aura tào lao chả hiểu để làm gì =) 2/ Water Lance : Goldbeard Ceadeus + Selene Z Từ lúc làm set Selene Z đến nay thì mới thấy nó có chỗ dùng =) 3/ Ice Lance : Cuốc đá đào khoáng + Selene X 4/ Thunder Lance : Zinogre + Hyuga Prime 5/ Dragon Lance : Stygian Zinogre + Hyuga Prime Ngoài ra bạn nào thích đánh Slime thì có thể làm Lance của Dios hoặc Diablos (460 Slime ẩn) Newbie có thể farm set Agnaktor Z khá dễ và hiệu quả cũng rất tốt (Guard +2, Guard Up, Fencing, Constitution-1) THE END THANKS FOR READING
Thêm thắt 1 tý vào cái bow guide nhé: - Charge của bow là charge càng cao thì dam càng mạnh hơn. - Dam arc shot là dam impact + exhaust -> làm quái mệt và stun bằng arc shot đc ( kể cả wide type) - Focus và wide sẽ tạo tối đa 7 shot khi chạm đủ vào quái, - c-range dam bắn gần mạnh nhất nên dùng với bow pellet , có dam shot vs cut. -pierce shot là bắn xuyên quái , đánh các con quái dài rất hữu dụng . Bắn từ đầu đến đít luôn, và làm tupe có thể bắn từ khoảng cách xa nhất mà vẫn tạo đc nhiều dam Rapid nên cách quái khoảng 3-4 lần nhảy lùi để có dam mạnh nhất , và tên cao nhất có dam lớn nhất Spread nên đứng cách quái tầm 1-2 bước , vừa đủ để có dm cao nhất và quái lãnh đủ tên, tên giữa cho dam cao nhất Pieêc đứng cách quái tầm 5-6 bước , bắn xuyên quái , phát đầu dam mạnh nhất - Skil nên xếp theo thứ tự như sau : Focus, E-attack up, ,status atck up, marathon runner - Focus là quan trọng nhất , vì charge càng nhanh thì dam sẽ lơn hơn và element sẽ tăng lên vì chủ yếu bow thường có charge 3-4 là lv3-4-5 +tiết kiệm stamina hơn -power coating+ là skill dễ gép và quan trọng nếu muốn đánh quái nhanh với raw bow .(nếu bow không có) - nên sử dụng eva distance hơn là eva+ Dành cho newbie: Mới chơi bow thì thì các set và bow hữu dụng như sau LR: Set - Jaggi thần thánh - Wroggi : negate poison và rapid up, stt atck up - Luroth: marathon runner, water attck - volvidon : evasion, attck up, rapid up Bow: -wroggi : poison + rapid -luroth: là bow đàu có pierce và water, dùng để chạy uragaan và agnaktor ở village - peco : tuy là bow spread nhưng có dam lửa cao, dễ đánh các quái yêu lửa ở lowrank -arko nulo Y : bow đc nhiều ng dùng vì có dam thunder HR Set: Ưu tiên hàng đầu đó là rath soul, có hearing, expect và rapid up thừa sức mà chạy đến Grank Bow: Barioth bow: là bow có dam raw cao + ice ele -> bow ice rapid tốt nhất trong game Zin bow : pierce thunder Uragaan : bow rapid fire thay cho bow peco của bạn Jhen bow : là bow đầu tiên có dragon ele Bow brachydios : khỏi nói GR: Set thì như bác Jin là hợp lý Còn bow thì S.Zin bow > bow dragon tốt nhất trong game Như thế đã tối về sửa =p~
MONSTER HUNTER CHARM/TABLE GUIDE Phần I: Charm và Charm Table I. Giới thiệu: - Không chỉ có mặt trong Monster Hunter 3 Ultimate, hệ thống Charm Table đã xuất hiện từ những phiên bản trước đây trên PSP như Monster Hunter Tri hay thậm chí cả ở những phiên bản tương lai như Monster Hunter 4. Hệ thống này giúp gameplay của Monster Hunter trở nên đa dạng và đạt đến chiều sâu không tưởng mà hiện tại ít có Game nào trên thế giới bì kịp. - Chính vì ở Monster Hunter 4, hệ thống Charm Table là bất biến. Nên mặc dù ở thời điểm hiện tại khi Monster Hunter 3 Ultimate đã bị mổ xẻ be bét, tôi vẫn quyết định cho ra đời bài hướng dẫn này. II. Charm/Table là gì? 1. Charm: - Có tác dụng giống Decoration(Ngọc) hay Armor(Giáp trụ), khi đeo Charm nhân vật của bạn sẽ được cộng/trừ điểm của các skill tùy theo charm mà bạn sở hữu (Ví dụ Evasion +6/ Attack -2), cũng có một số charm sở hữu sẵn các lỗ để người chơi khảm Decoration(Nhiều nhất là 3 lỗ). - Có 4 loại Charm với độ quý hiếm tăng dần: Mystery Charm/ Shining Charm/ Timewon Charm/ Enduring Charm. Tuy nhiên, không phải cứ là Enduring Charm thì mạnh và có giá trị hơn Timewon Charm. Một charm có giá trị với bạn khi nó có những skill mà bạn cần. Ví dụ, tôi muốn kích hoạt skill Evasion +1, lúc này trong hòm đồ của tôi có 1 chiếc Enduring Charm với giá trị Evasion +3/ Pellet Up +3 và một chiếc Timewon Charm có giá trị Evasion +5/ 2 Slot. Lúc này, tuy chiếc Enduring Charm trên có đến 2 skill, nhưng skill Pellet Up đối với tôi vô tác dụng, và chỉ số Evasion cũng chỉ được 3 điểm, nên tôi chọn chiếc Timewon Charm còn lại. - Các Charm sẽ̃ xuất hiện ngẫu nhiên ở Reward sau khi bạn hoàn thành một Quest, hay đi đào khoáng, bới đất. Tuy nhiên, ở cấp độ Low rank sẽ chỉ có Mystery Charm và Shining Charm, tương tự Shining/Timewon Charm ở High Rank và Shining/Timewon/Enduring Charm ở Grank. 2. Table: - Monster Hunter 3 Ultimate có tổng cộng 17 Charm Table. Charm Table là tổ hợp tất cả các Charm mà bạn sẽ nhận được trong quá trình chơi Game sau này. Mỗi Charm Table lại có một đặc điểm riêng biệt phù hợp với các loại playstyle cận chiến/đánh xa khác nhau. Cụ thể: Table 1: Đây là table ổn định nhất, đánh xa cũng hợp mà cận chiến cũng ổn. Nếu đây là lần đầu bạn tiếp cận với dòng game MH, đây là table thích hợp cho bạn. Table 2: Gần giống với Table 1 nhưng sở hữu ít Charm quý hiếm hơn. Table 3: Một Table ổn định khác. Tuy nhiên, Table này có số lượng charm tốt về Evasion rất lớn. Table 4: Đa số Lancer chọn table này (Tùy Playstyle, mình cũng chơi LC nhưng nếu phải chọn thì mình chọn Table 7 - Sẽ đề cập sau) Table 5: Bao gồm nhiều Charm về Evasion và Earplug, cũng là Table hợp với những xạ thủ sử dụng Heavy Bowgun. Table 6: Table này chú trọng vào các Charm dành cho cận chiến, tuy nhiên cũng có một vài charm đánh xa trong trường hợp người chơi thích "đổi gió". Table 7: Đây là Table chuyên về Evasion - Evasion cộng với khả năng Backstep của Lance là lý do mình chọn Table này như đã nói ở trên. Table 8: Đa số là các charm tốt về Evasion, nhưng "biến thái" một chút về Guard - Nếu bạn ưa thích việc chiến đấu dưới nước hãy chọn table này, dưới nước Guard là thứ cứu cánh hữu dụng nhất. Table 9: Table siêu việt của những player chọn lối đánh xa, ngược lại hoàn toàn với Table 10. Table 10: Ngược lại với Table 9, Table 10 nổi trội với những đại diện rất bá đạo như: FreeElement 7/Handicraft 5; Evasion 4/Handicraft 5; Edgemaster 3/Sharpess 5; Edgemaster 3/ Fencing 3... mà vốn chỉ dành cho vũ khí cận chiến. Table 13: Giống Table 1 nhưng không có gì nổi trội. Table 14: Giống Table 6 nhưng nổi hơn về cận chiến. Table 11, 12, 15, 16, 17 là các Cursed Table, sở hữu số lượng Charm rất ít và kém chất lượng. III. Chọn lựa và xác định Charm Table: 1. Xác định: - Khác với Monster Hunter Tri khi Charm Table tùy biến mỗi khi bạn bắt đầu chơi, Charm Table trong Monster Hunter 3 Ultimate sẽ được lựa chọn ở thời điểm bạn nhấn nút New Game và từ đó trở đi sẽ không thay đổi được. Muốn biết nhân vật của bạn ở Charm Table nào, hãy tải về Athena's MH3U Charm Table Search. 2. Chọn lựa: Muốn tự chọn Charm Table của mình, bạn chỉ cần chỉnh giờ chiếc Nintendo 3DS/Wii U về ngày 21/01/2012, sau đó nhấn New Game ở các thời điểm tương ứng với mỗi Table như sau: Table 1 00:14:11~13 Table 2 02:14:39~42 Table 3 00:11:28~30 Table 4 00:05:47~49 Table 5 00:56:43~45 Table 6 00:42:17~20 Table 7 01:43:58~01 Table 8 09:25:48~51 Table 9 07:09:58~01 Table 10 00:14:43~45 Table 13 00:07:46~48 Table 14 00:17:02~05 Cursed Table: Table 11 00:02:43 Table 12 00:06:41 Table 15 00:08:09 Table 16 00:13:22 Table 17 00:20:03 Ví dụ: Nếu muốn chọn Table 10, tôi sẽ chỉnh ngày về 21/01/2012, chỉnh giờ về 00 giờ 12 phút, sau đó vào Game rồi đợi đến 00 giờ 14 phút 43 đến 45 giây rồi nhấn New Game. Phần sau sẽ là hướng dẫn chuyên sâu về cách săn Charm (Charm Sniping)
MONSTER HUNTER CHARM SNIPING GUIDE Phần II: Charm Sniping I. Giới thiệu: - Khỏi vòng vo chi cho mệt, vì mấy thứ sau đây rất tốn thời gian và hại não, nên tôi tránh nói luẩn quẩn làm loạn đầu quý vị, đây là bài hướng dẫn giảm độ hiếm của charm từ 0,0001% xuống còn khoảng 0,1%. II.Điều kiện: - Đã chơi đến Hunter Rank 6. - Mặc bộ Leather(Không upgrade gì cả để có Def nhỏ nhất có thể) và 1 thứ vũ khí/Charm có 3 slot, Gắn 5 viên ngọc Bombboost vào để có skill Bombardier. - Chỉ làm được trong chế độ Offline (Solo). - Vứt 2 con đệ ở nhà. - Nếu có Argosy Captain trong làng thì làm quest kelbi horn để đuổi hắn đi. - 3 Quả Bomb L, 2 Quả Bomb L+, 5 Cái cuốc, các thứ khác vứt ở nhà hết. - Tải Athena's Charm Table Search và 1 phần mềm bấm giờ bất kì. - 1 cái đầu nhạy bén và biết suy nghĩ. - Lì hơn mấy anh Main Char trong Shounen Manga. III. Random Number Generation(RNG): - Cái này nghe thì kinh vậy chứ đơn giản mà nói, RNG là một dãy số luôn chạy ngầm trong Game từ 0 đến khoảng 5400. 5400 ở đây là tổng số Enduring Charm mà bạn sẽ nhận được trong quá trình chơi. Giả sử bạn đào được một Enduring Charm trong khi làm quest, sau khi kết thúc quest, đồng hồ RNG dừng ở điểm 910, thì bạn sẽ nhận được chiếc Charm tương ứng là Free Element +7/ Handicraft +5 - Tuy RNG không thể nhìn thấy ngay trong Game, nhưng chỉ cần nhập dữ liệu của Charm bạn kiếm được vào Athena's Charm Table Search, bạn sẽ biết ngay giá trị RNG của nó. IV. Charm Sniping: Sau khi đọc qua phần 3 có lẽ nhiều người sẽ đoán luôn được nội dung của phần 4. Phần 4 này sẽ là phần trọng tâm nhưng lại rất đơn giản: B1. Secret Area của Misty Peak là nơi sở hữu số lượng Enduring Charm nhiều nhất Game. Đào đất 30% và đào khoáng 10%. Vậy nên, muốn thực hiện Charm Sniping bạn chỉ cần ăn Cá và Rượu để có skill Felyne Explorer (Luôn vào Secret Area), chọn 1 Quest GRank bất kì ở Misty Peak(Không phải Quest Harvest Tour) rồi đào lấy Enduring Charm. Lưu ý: Để đảm bảo luôn có Skill Felyne Explore, trước khi ăn nên sử dụng Voucher/Gournet Voucher. B2. Sau khi đào bới xung quanh xong, hãy tự sát bằng 3 quả Bomb L -> Hồi sinh -> Chạy ra 1 -> Tự sát bằng Bomb L+ -> Hồi sinh -> Chạy ra 1 -> Tự sát bằng Bomb L+. Lưu ý: bước này phải làm một cách nhanh nhất có thể. B3. Sau đó bạn sẽ nhận được những Charm mà mình vừa đào, nhập dữ liệu của các Charm đó vào Athena's Charm Table Search sẽ cho ra giá trị RNG tương ứng. B4. Sau khi biết được bạn đang đứng ở đâu trong đồng hồ RNG, nếu quá xa chiếc Charm bạn cần, hãy chạy vào Moga Wood đứng 1 lúc để đồng hồ RNG chạy tiếp rồi về nhà Save lại. 1 phút ở trong này tính bằng 1000 RNG. Giả sử: Tôi cần Charm ở vị trí 4000. Sau khi đánh bom cảm tử tôi biết RNG của mình là 1000, vậy tôi sẽ chui vào Moga Wood đứng 3 phút rồi Save lại. B5. Thoát Game sau đó vào lại Game, làm lại bước 1. Nhưng lần này trước khi bắt đầu Quest, bạn hãy bật phần mềm bấm giờ vừa down lên. Sau đó cố gắng thực hiện bước 2 nhanh nhất có thể, lúc cho nổ quả Bomb thứ 3 hãy dừng đồng hồ bấm giờ lại, ghi thời gian vừa bấm được ra một file text, rồi kiểm tra RNG của các Charm vừa nhận được. Tiếp đến, 1 trong 2 trường hợp sau sẽ xảy ra: 1. RNG của Charm bạn đào được thiếu vài trăm điểm nữa mới đến Charm bạn cần. Lúc này hãy làm lại bước 5, nhưng đợi vài chục giây mới cho nổ quả bomb L+ cuối cùng để tự sát. Mục đích của việc làm này là để đồng hồ RNG chạy tiếp đến sát chiếc Charm bạn đang Snipe, cho đến khi chỉ còn cách vài chục điểm. 2. RNG của Charm bạn đào được vượt quá Charm bạn cần, hãy làm lại từ bước 4. Vậy là xong mấy thứ cơ bản, khoai môn khoai lang mọc ở phần sau FOOD LOCKING và CHARM LOCKING. Thật ra định gộp luôn vào bài này mà buồn ngủ quá không chịu đc :( Còn đây là tí thành quả (Còn cái Edgemaster 3/ Sharpness 5 nữa mà chưa làm xong Set nên Show sau): [spoil] [/spoil]
MONSTER HUNTER "NHẦM" GUILD I. Mở bài: - Rảnh chả có việc gì làm nên ngồi viết mấy thứ lặt vặt mà nhiều người hay nhầm, nhân dịp MH4 còn có... hơn 1 năm nữa là phát hành. - Cái Charm Guide để sau viết nốt vì mình chưa có hứng :) II. Thân bài: 1. Attack Up và Critical Eye: - Cái này mình thấy nhiều người nhầm nhất, do có tâm lý GS, HM, SA, HH Atk to tổ bố, có Attack Up thì càng mạnh. Vũ khí chém nhiều, Deal nhiều Dam Per Sec mới cần Critical Eye. - Thật ra, ở các bản MH trước, chỉ số Attack của mỗi loại vũ khí luôn tương đồng với nhau. Ví dụ: 1 cây DS có Atk cao nhất là 300, thì cây GS có Atk cao nhất cũng chỉ khoảng 300. MH3U về bản chất cũng vậy, có chăng những thay đổi cũng chỉ là về cách Capcom muốn thể hiện cho người chơi hiểu sự khác nhau khách quan giữa từng loại vũ khí. - Thêm nữa, một số người tưởng nhầm do thấy khi dùng Attack Up với GS, điểm Atk được cộng nhiều gấp vài lần so với khi dùng Attack Up với DS. Điều này cũng dễ hiểu nếu bạn để ý đến Atk của GS vốn đã gấp DS cùng loại 4 đến 5 lần. "Vậy thì, Attack Up và Critical Eye khác nhau cái gì?" - Về bản chất, Attack Up cộng thẳng điểm vào chỉ số Attack của nhân vật, và chỉ số này bất biến với từng loại vũ khí. Nghĩa là, GS luôn được cộng 150 điểm Ạtk nếu đeo skill này, tương tự 40 cho DB và 190 cho HM.... (Lưu ý đây chỉ là những con số tương đối, vì mình ngại check ra số chính xác =) ) - Critical Eye mặt khác sẽ cộng phần trăm đòn đánh ra được những cú Crit mạnh hơn 25% bình thường, 100% Critical Eye nghĩa là mạnh hơn 25%. => Với những vũ khí có Raw thấp thì dùng Attack Up, có raw cao ngất ngưởng thì dùng Critical Eye. Cụ thể là những vũ khí có lượng Atk vượt quá: Greatsword: 1296 Longsword: 891 Sword and Shield: 378 Dual Blades: 378 Hammer: 1404 Hunting Horn: 1242 Lance: 621 Gunlance: 621 Switch Axe: 1242 Light Bowgun: 351 Bow: 324 Heavy Bowgun: 405 2. Element Atk đối với Greatsword, Hammer: Riêng ở MH3U, Element Atk là lựa chọn hàng đầu đối với GS, HM. do các bản MH trước Dam element không được nhân lên sau khi thực hiện Charg Lvl 3, điều này vốn đã được Capcom cải thiện. 3. Crit Draw không còn luôn Crit: Khác với các bản cũ, trong MH3U nếu vũ khí bạn đang dùng bị trừ Affinity, thì chính điểm trừ đó sẽ ảnh hưởng lên Crit Draw. Ví dụ vũ khí trừ 30% Affinity thì ngay cả có Crit Draw vẫn chỉ có 70% cơ hộ ra đòn Crit. 4. Earplug, High Grade Earplug và Rock Steady: Nhiều người nghĩ Rock Steady là Earplug, nhưng thực ra Rock Steady vẫn chống được nhiều hơn Earplug một số loại gào. Cụ thể: Earplugs cùi nhất: --------------------------- Barroth/Jade Barroth Rathian/Pink Rathian/Gold Rathian Rathalos/Azure Rathalos/Silver Rathalos Barioth/Sand Barioth Uragaan/Steel Uragaan Nargacuga/Green Nargacuga/Lucent Nargacuga Lagiacrus/Ivory Lagiacrus Crimson Qurupeco Zinogre/Stygian Zinogre Agnaktor/Glacial Agnaktor Rock Steady (Mid-grade) bao gồm tất cả các quái của Earplug, cộng thêm: --------------------------- Duramboros/Rust Duramboros Deviljho Alatreon Brachydios HG Earplugs chống tất: --------------------------- Diablos/Black Diablos Gigginox/Baleful Gigginox Jhen Mohran/Hallowed Jhen Mohran Ceadeus/Goldbeard Ceadeus Dire Miralis Abyssal Lagiacrus 5. Kelbi bow là nhất, Kelbi bow bá đạo, Kelbi bow thần thánh: - Bạn Master MH3U rồi, khỏi chơi cho phí thời gian, LOL III. Không có kết luận.
FOOD LOCKING VÀ CHARM LOCKING I. Giới thiệu: - Phần cuối cùng trong loạt bài về Charm Sniping. Hiểu và ứng dụng thành công 2 vấn đề cốt lõi này sẽ giúp bạn mở ra một lối đi trong tuyệt lộ, vượt qua giới hạn bản thân và đi đến một đẳng cấp khác trong Monster Hunter. II. FOOD LOCKING: - Những ai đã hiểu vào làm theo bài hướng dẫn thứ 2 sẽ nghiệm ra: "Tuy phương pháp Charm Sniping thông thường cũng có một hệ số thanh công nhất định, nhưng tỉ lệ đó quá nhỏ và rất dễ gây nản do không phải lúc nào đào khoáng và đào mỏ cũng cho ra Enduring Charm". - Vậy nên người ta mới sinh ra kỹ thuật CHARM LOCKING. CHARM LOCKING nói nôm na là một kĩ thuật được kết hợp, đi song song cùng Charm Sniping, kết quả sẽ cho ra sản phẩm đào khoáng và đào đất ở mỗi lần Snipe giống hệt nhau. Thử giả dụ mỗi lượt bạn luôn đào được từ 3 đến 6 chiếc Enduring Charm, chẳng sớm thì muộn chiếc Charm bạn cần cũng sẽ xuất hiện. - Sau đây là cách kết hợp FOOD LOCKING vào CHARM SNIPING: B1. Vẫn phải giữ nguyên những điều kiện ở phần hướng dẫn trước. B2. Save lại rồi thoát Game, sau đó vào lại Game để đồng hồ RNG không chạy loạn lên sau khi save. Lưu ý: Phải save lúc chưa ăn gì, nếu ăn rồi mới save là hỏng. B3. Ăn cá và Rượu, không sử dụng voucher: + Nếu thấy có skill Felyne Explorer, bạn hãy chọn một Quest bất kỳ ở Misty Peak, sau đó đào đất 3 lần rồi mới đào khoáng. Hãy nhớ lấy những gì bạn vừa đào được. + Không có Skill Felyne Explorer thì nhận một Quest bất kì, abandon Quest rồi Save lại, sau đó thực hiện lại từ bước 3 cho đến khi có skill Felyne Explorer thì thôi. B4. Thoát Game, vào lại Game rồi làm lại từ bước 3: + Nếu sau khi ăn thịt và cá bạn không có skill Felyne Explorer thì nhận một Quest bất kì, abandon Quest rồi Save lại, sau đó thực hiện lại từ bước 3 cho đến khi có skill Felyne Explorer thì thôi. + Nếu sau khi ăn thịt và cá bạn có skill Felyne Explorer, vào Misty Peak đào đất, đào khoáng như bình thường. Lưu ý: Bước này phải làm y hệt những gì bạn đã làm ở Bước 3, ví dụ bạn đào đất 3 lần rồi đào khoáng lúc trước thì bây giờ cũng phải làm y hệt, và thời gian cũng phải tương đương nhau. Nếu những gì bạn đào được giống hệt với bước 3, bạn đã thành công. Nếu không thì nhận một Quest bất kì, abandon Quest rồi Save lại, sau đó thực hiện lại từ bước 3 cho đến khi có skill Felyne Explorer thì thôi. B5. Nếu biết chắc chắn bạn đã có FOOD LOCK, hãy thay đổi thứ tự đào khoáng để có được số lượng Enduring Charm nhiều nhất. Ví dụ lần trước bạn: Đào - đào - đào - đập - đập - đập -đập - đập Thì giờ chuyển thành: Đào - đập - đập - đập - đập - đập - đào - đào... Tùy bạn. Thêm vài cái Video cho dễ hiểu: [video=youtube;RsfkUolPTDs]http://www.youtube.com/watch?v=RsfkUolPTDs[/video] [video=youtube;ngS-4pOvzf8]http://www.youtube.com/watch?v=ngS-4pOvzf8[/video]... III. CHARM LOCKING: - Nhiều người sử dụng hết cả Charm sniping và Food Locking mà mãi vẫn chưa thấy Charm mình cần, RNG cứ dừng ở những con số suýt soát chỉ chệch có 1, 2 đơn vị. Điều này nghĩa là, dù bạn có snipe cả đời, bạn cũng sẽ không bao giờ có được chiếc Charm bạn muốn. - Tại sao lại thế? Tại vì RNG của bạn đang ở một vị trí rất xấu, và nó ngẫu nhiên bỏ qua luôn Charm bạn đang Snipe. - Thông thường, nếu bạn thực hiện Food Locking và Charm Sniping, RNG của bạn sẽ luôn chạy ở một Route cố định. Trong Route này, vị trí của mỗi Charm có 2 skill sẽ cách nhau 7 đơn vị, tương tự là 4 đơn vị đối với charm có 1 skill. Ví dụ cho dễ hiểu: Tôi đang Snipe chiếc Evasion 5/ Expert 10 ở vị trí 2803 RNG, nếu trong quá trình Snipe tôi nhận được chiếc Charm 2796, 2789 hoặc 2810, 2817... thì tôi đang đứng trong đúng Route mà mình cần và chắc chắn sẽ Snipe trúng chiếc 2803, vì 2796+7=2803, 2789+7+7=2803, 2810-7=2803, 2817-7=2803. Ngược lại, nếu ra các charm như 2800, 2801, 2802... thì tôi biết tôi đang đứng ở Route khác, vì các charm trên cộng/trừ 7 đơn vị không bằng 2803. Nếu trường hợp trên xảy ra, đừng lo. Hãy thay đổi cách đào khoáng, đập đá của bạn, điều này sẽ dẫn bạn đến một route khác. IV. Những Charm mà mình snipe thành công: FreeElement 7/ Handicraft 5 EdgeMaster 3/ Sharpness 5 Evasion 5/ Expert 10 FreeElement 6/ Pellet Up 5 (Cái này xài với Kelbi bow hoặc Bamboo Kaguya khá hợp) Sheathing 4/ Fast Charge 3 Stamina 3/ Sharpener 8 Status 5/ 3 slot Evasion 6/ Stun 10 (Xài với Set Nether để lấy kháng 20 Thunder đánh Super Ivory)
BOWGUN GUIDE "The HOW-TO Bible for Dummies" *** WARNING: WALL of TEXT AHEAD. Hình sẽ cập nhật sau *** Đối với những người chơi Monster Hunter 3 Ultimate, Bowgun có lẽ là một phạm trù hoàn toàn khác biệt với 10 dòng vũ khí còn lại. Kể cả so với người anh em họ Gunner có tên Bow của mình, Bowgun cũng sở hữu những tố chất và phong cách đánh “không đụng hàng” – và mọi việc càng rắc rối hơn nữa khi Bowgun chia đến 2 loại: Light và Heavy, cùng hàng tá chỉ số kỳ lạ lẫn một mớ các loại đạn khác nhau. Nhằm giúp đỡ cho những người mới đang muốn dấn thân vào con đường xạ thủ đầy gai góc này (và cũng để chứng tỏ là mình rất rảnh rỗi), Jin Axl tôi đây sẽ mạn phép phác thảo một bài hướng dẫn sơ sài về Bowgun. Lý do để chọn Bowgun: Mọi vấn đề trên đời đều xảy ra do một căn nguyên nào đấy, và vì sao bạn lại chọn Bowgun để chơi cũng hẳn phải có một lý do rất đặc biệt. Nhưng, dù nó chỉ đơn giản như là bạn cần một thứ vũ khí có hỏa lực kinh khủng, ngõ hầu có thể speedrun mọi Q G-Rank dưới 10 phút, hoặc đã quá căm thù những đồng đội Blademaster gà vịt chỉ chực chờ cho bạn đi tàu bay, hoặc, bạn muốn trả thù đời – từ những con boss to đùng như Dire Miralis, Goldbeard Ceadeus, cho đến những con boss be bé hơn như Deviljho, Stygian Zinogre, và cho đến những sinh vật khốn kiếp cứ phá hoại cuộc vui mỗi khi đang cao trào như lũ Bullfango, Giggi,… thì việc bạn chấm Bowgun làm vũ khí của đời mình là một quyết định rất sáng suốt. Cũng như mọi loại vũ khí khác, nếu am hiểu tường tận và được sử dụng hiệu quả thì Bowgun có thể cung cấp một nguồn hỏa lực phi thường mà hiếm có vũ khí nào có thể so sánh được (ngoài Greatsword C3 vào đầu một con boss đang ngủ - cái sung sướng mà không phải lúc nào cũng có dịp thỏa mãn). Còn nhược bằng nếu rơi vào tay một con gà vì lý do này nọ lọ chai, thì hãy coi chừng, vì tiềm năng bóp “rái” đồng đội của Bowgun có thể xếp hàng top của MH3U kia đấy. Để bắt đầu bài học, chúng ta cần biết những gì về Bowgun? Mà cần biết gì thì cứ mặc xác đấy, để sau đã. Trước tiên hãy khắc sâu vào trym những điều cần thuộc nằm lòng khi chơi Bowgun dưới đây, nếu có ý định trở thành một siêu xạ thủ cũng như không muốn bị ăn tạ (và rất có thể là ăn dép, ăn chai… gì đấy nếu đang offline LAN cùng vài ông nóng tính) khi chơi cùng đồng đội. Những điều cần thuộc nằm lòng khi chơi Bowgun: • Đạn dược: Một điểm đặc thù của Bowgun, đó là dù Light hay Heavy gì thì đạn dược luôn là yếu tố quan trọng đến mức sống còn của một xạ thủ đấy. Nếu Bow dù có hay không có Coating cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều, thì với Bowgun việc không có đạn cũng đồng nghĩa với GAMEOVER. Và việc am hiểu tính năng các loại đạn, cũng như nắm bắt rõ đặc tính của từng cây súng, khi nào xài đạn gì,… là việc phải nắm cho kỹ trước khi bấm nút nhận Quest, dù chỉ là Q đào đá trồng rau. • Điểm yếu và đòn đánh của boss: Khoác trên người một bộ giáp Gunner mà cầm trong tay một khẩu Bowgun, cũng đồng nghĩa với việc tự dán lên trán mình cái mác “đại pháo thủy tinh” rồi đấy. Tuy sở hữu sức mạnh cực kỳ đáng sợ, nhưng để có được những phát xạ tiễn “thần sầu quỷ khốc, Gigginox cũng phát rầu” thì đòi hỏi phải có những ngày tháng tập luyện đổ máu ra trò – bởi lẽ, dù viên đạn có uy lực mạnh tới đâu, cũng chẳng có nghĩa lý gì nếu nó… bắn hụt, hoặc ghim vào một vị trí không phải điểm yếu của boss. Nắm rõ tất cả đòn đánh và thói quen của boss là điều kiện tiên quyết, vừa để có những cơ hội chọn góc bắn hiệu quả nhất, vừa để có thể di chuyển và né tránh hợp lý nhất – vì với một Gunner, đừng-bao-giờ-để-bị-dính-đòn-để-rồi-phải-cong-đít-chạy-và-uống-máu. Thời gian vô bổ đó có thể dùng để nã những phát đạn chát chúa vào đầu bọn boss và rút ngắn thời gian kết liễu nó đi 3-5 phút đấy. • Khoảng cách: Nếu lấy 1 lần roll là 1 quãng, thì với đường đạn của Bowgun có thể chia ra khoảng cách hiệu quả từ 1 – 5. Trừ đạn Normal S có cự ly hiệu quả từ 1 – 3, và các loại đạn Element/ Status có sát thương không đổi bất chấp khoảng cách, thì các loại đạn còn lại có sát thương cực đại khi sử dụng ở khoảng cách 2 – 3 (3 – 4 với Pierce S3 và Dragon S). Uy lực của một viên đạn phụ thuộc rất lớn vào điểm ngắm bắn cũng như khoảng cách, vì vậy hãy lưu ý kỹ càng đến vấn đề khoảng cách khi đánh Bowgun. • Mang đầy đủ dụng cụ chế đồ: Không giống như các Blademaster, Gunner có khá nhiều khoảng cách để quan sát tình hình của trận đấu, dẫn đến việc phối hợp hiệu quả các vật phẩm hỗ trợ như thuốc lag, bom, bẫy… để giúp đỡ đồng đội hoặc chính mình, là điều nên làm. Ngoài ra, với việc cơ số đạn mang theo bị hạn chế, và chẳng ai vui vẻ khi dùng hết những loại đạn mạnh để phải sờ đến Normal S1, thì chuyện đem nguyên liệu chế tạo thêm đạn là điều cũng dễ hiểu, đúng không nhỉ? Thông tin cơ bản về Bowgun: Khác với các vũ khí cận chiến, những tình yêu đơn giản chỉ có 3 chỉ số cần quan tâm là damage, độ bền, và thuộc tính – thì Bowgun lại đầy rẫy những con số kỳ lạ có liên quan đến hiệu suất hoạt động và khác nhau đến kinh người trên TỪNG cây súng. Trước khi muốn sử dụng Bowgun, ít ra cũng phải biết rõ cây súng mình đang cầm có thể làm gì và không thể làm gì. Để hiểu được, xin mời cuộn chuột xuống dưới đây. • Những chỉ số cơ bản cần biết: Damage: Sát thương, quá dễ hiểu đúng chưa? Công thức tính sát thương của Bowgun có hơi khác với vũ khí cận chiến, tuy vậy tạm thời cũng không cần quan tâm đến nhiều. Affinity: Tỉ lệ chí mạng. Với số % ghi trên mỗi cây súng, mỗi phát bắn sẽ có tỉ lệ như đã ghi để gây thêm 25% damage. Reload Speed: Tốc độ nạp đạn. Trừ những loại đạn đặc biệt như Pellet, Pierce, Dragon và Status S2, tất cả những loại đạn phổ thông khác đều có tốc độ nạp đạn khá nhanh. Recoil: Độ giật của súng, sẽ đẩy lùi người dùng sau mỗi phát bắn nếu độ giật quá cao, theo các thang từ thấp đến cao: V.Low > Low > Some > Average > More. Cũng như Reload Speed, chỉ có các loại đạn nói trên mới cần quan tâm đến Recoil, còn lại có thể bắn thoải mái không cần để ý. Deviation: Độ lệch của đường đạn. Thật sự không quá quan trọng nếu tuân thủ nguyên tắc khoảng cách 2 – 3, cự ly mà độ lệch vẫn chưa đáng kể. Left/Righ: Low/High là để chỉ hướng bay lệch của viên đạn từ khoảng cách 3 trở đi. Danh sách đạn dược và băng đạn: Mỗi một cây Bowgun sẽ có những loại đạn nó có thể nạp và không thể nạp, cũng như nạp được bao nhiêu viên/ lần. Cần lưu ý cho kỹ mỗi khi muốn làm một cây Bowgun nào đó. • Light Bowgun: Damage: trung bình khá Tốc độ nạp đạn: khá nhanh – rất nhanh Khả năng di chuyển: nhanh nhẹn Tốc độ cất/ rút súng: nhanh Khả năng đặc biệt: Rapid Fire • Heavy Bowgun: Damage: cao Tốc độ nạp đạn: rất chậm – hơi nhanh Khả năng di chuyển: chậm Tốc độ cất/ rút súng: rất chậm Khả năng đặc biệt: Crouch Fire • Điều gì khác biệt giữa Light và Heavy? Đối với các cao thủ, thật sự điểm khác biệt của Light và Heavy Bowgun có lẽ chỉ ở vấn đề là bạn muốn có hỏa lực kinh hoàng hay muốn có khả năng di chuyển/ thao tác linh hoạt mà thôi. Nếu xét rộng ra, LBG có ưu thế cao hơn với các dòng đạn Elemental, trong khi HBG lại có sức mạnh kinh người đến từ các loại đạn vật lý cấp 3. Ngoài ra dưới đây là một số điểm khác biệt đáng chú ý khác: - Rapid Fire: Đây là tính năng độc đáo của LBG, và cũng là một giải pháp để khiến damage của LBG không quá thua kém HBG dù về chuyện chỉ số chênh nhau khác nhiều. Tùy cây LBG mà có thể R.Fire các loại đạn khác nhau, và nói ngắn gọn là nếu có thể R.Fire một loại đạn nào đó, một lần sẽ bắn ra nhiều viên và chỉ tốn 1 viên đạn. Ví dụ như Flame S có thể R.Fire 1 lúc 3 phát chỉ với 1 viên đạn. Damage khi R.Fire ước tính chỉ bằng khoảng 70% so với một viên đạn bắn không R.Fire, nhưng bù lại bằng số lượng thì cũng quá hời. Nhược điểm của R.Fire đó là phải bắn cho hết một loạt đạn thì mới có thể làm chuyện khác, không thể tự ngắt giữa chừng trừ khi bị ăn đòn. Đây cũng là một điều hết sức quan trọng bởi lẽ khi đang R.Fire, gần như nhân vật của chúng ta hoàn toàn mất đi khả năng tự vệ. Một vấn đề có thể là chí mạng của R.Fire, đó là với những loại đạn có Recoil cao như Pellet, Pierce, Dragon… thì dù có chỉ số Recoil của súng là V.Low đi nữa, những loại đạn này cũng sẽ giật tung cả đít lên sau mỗi 1 loạt R.Fire. Do đó, nếu muốn sử dụng các loại đạn nói trên (trừ Dragon S và Status S) cho hiệu quả, nên chọn HBG, hoặc remove limiter cho cây LBG của mình. - Crouch Fire: Tính năng đặc hữu chỉ có HBG mới có này cho phép người chơi chống trụ cố định tại một chỗ, mất đi khả năng di chuyển bù lại có thể bắn liên tục một cơ số đạn rất nhiều mà không cần nạp. Độ giật Recoil cũng giảm 1 cấp khi đang C.Fire. Tùy loại HBG và tùy loại đạn mà có thể C.Fire bao nhiêu viên. Ví dụ với Hallowed Dracannon, C.Fire đạn Normal S3 được 30 viên liên tục trong khi chỉ có thể C.Fire đạn Pierce S3 15 viên. C.Fire là một tính năng khá hữu dụng, cho phép HBG có thể bỏ qua tốc độ nạp đạn cũng như cơ số băng đạn, đổi lấy sát thương liên tục với tốc độ cao. Nhược điểm thì đã quá rõ ràng, đó là mất khả năng di chuyển, trở thành cái bao cát cho boss đánh. C.Fire LẼ RA không thể sử dụng dưới nước, nhưng vì một cái glitch rất dễ thương của MH3U mà những ai tình cờ biết được sẽ rất tung tăng C.Fire vô tư dưới nước. - Attach Parts: Tại ông thợ rèn, các cây Bowgun có thể chọn lựa gắn thêm một số phụ kiện nhất định. Trong đó có 2 thứ mà cả Light và Heavy Bowgun đều có thể dùng chung: Power Barrel và V-Zoom Scope. Power Barrel tăng 10% damage cơ bản, và V-Zoom Scope cho phép tùy ý điều chỉnh độ zoom gần xa của ống ngắm khi bấm R. Ngoài ra, thay vì Power Barrel thì LBG có thể chọn lựa một phụ kiện khác có tên là Silencer. Bộ phận này sẽ giảm 1 cấp Recoil của súng, đồng thời mặc định gán cho người chơi kỹ năng Stealth (giảm thiểu tỉ lệ bị boss chú ý). Power Barrel không thể dùng chung với Silencer, mặc dù cái nào cũng có thể dùng chung với V-Zoom Scope được. Khác với LBG, thay vì Power Barrel thì HBG lại có thể chọn phụ kiện khác là Shield. Đây là một cái khiên có khả năng đỡ đòn ngang với khiên của Lance/Gunlance, đồng thời mặc định gán cho người chơi kỹ năng Auto-Guard (nếu người chơi đang không tấn công hay dùng vật phẩm, mặc định tất cả đòn tấn công sẽ tự động đỡ). Shield không thể dùng chung với Power Barrel, nhưng cái nào cũng có thể dùng chung với V-Zoom Scope được. Với LBG, chọn Power Barrel hay Silencer tùy thuộc vào việc cây LBG đó dùng đạn chủ lực là loại gì, Armor Skill có đủ đáp ứng Recoil hay không. Với HBG, tùy chọn Shield có vẻ khá thừa, vì nếu đã chọn HBG là phải tận dụng hết hỏa lực ghê gớm của nó, hà cớ gì phải đi phòng thủ cho phí? - Remove Limiter: Sau khi hoàn thành Urgent Quest của Rank 7, đánh hạ Dire Miralis thì ngưỡng giới hạn trên Hunter Rank của người chơi sẽ được gỡ bỏ, đồng thời các cây Bowgun từ Rare 6 trở lên có thêm tùy chọn khi Attach Parts là Remove Limiter. Với LBG, Remove Limiter cho phép nạp nhanh tất cả các loại đạn có thể nạp bằng tổ hợp X+A, đồng thời khi đổi qua đạn khác có thể bắn ngay mà không cần nạp lại. Tuy nhiên, khả năng Rapid Fire sẽ bị xóa, do đó có Remove Limiter cho LBG hay không đơn thuần là do lối chơi. Với HBG, Remove Limiter tăng damage thêm 15% (cộng dồn với Power Barrel là khoảng 26.5% tổng cộng), có thể sử dụng đạn Wyvern S, tuy vậy tốc độ di chuyển và cất/ rút súng trở nên cực kỳ chậm chạp, đồng thời khả năng Crouch Fire cũng bị mất. Với trường hợp của HBG thì chuyện có Remove Limiter hay không là tùy thuộc vào cây HBG đó chuyên bắn những loại đạn gì. Phần này sẽ được nói rõ hơn về sau. Thông tin về các loại đạn: Như đã nói ở phần mào đầu, đạn dược là vấn đề sống còn của Bowgun, và nó chính là chìa khóa làm nên sự khác biệt giữa 1 Q hoàn thành trong 5 phút đầy vinh quang và 1 Q vật lộn 45 phút để rồi phải cay đắng Abandon. Hiểu rõ tính năng của các loại đạn và nắm được loại nào dùng khi nào và ở đâu chính là yêu cầu số một của một xạ thủ Bowgun tiêu chuẩn. Dưới đây là danh sách các loại đạn trong MH3U và hiệu năng của chúng: • Nhóm Normal: Đạn Normal S là loại đạn tiêu chuẩn nhất, và cũng có cách sử dụng đơn giản nhất. Tầm cự ly hiệu quả của đạn Normal là ở quãng 1 – 3, xa hơn thì sát thương chỉ còn 50%. Đạn Normal S có đường bay thẳng đơn giản và gây sát thương trực tiếp lên điểm tiếp xúc, thích hợp với người mới chơi và với đa số tình huống khi các loại đạn chuyên dụng đã hết. - Normal S1: Đây là loại đạn được cho sẵn khỏi cần mua với cơ số vô hạn (nạp được bao nhiêu viên/ băng thì còn tùy loại súng). Sát thương của Normal S1 thật sự rất phế thải, vì vậy nếu trong tình huống tệ nhất mà bạn đã không còn bất kỳ loại đạn nào khác để phải dùng đến Normal S1, đừng ngần ngại Abandon ngay Q, vì vật lộn với một con boss sắp chết bằng đạn này cũng mất đến tròm trèm 10 phút! - Normal S2: Normal S2 là loại đạn phổ thông được sử dụng khá nhiều trong các tình huống, và uy lực cũng không phải tồi nếu có các Armor/Kitchen Skill cần thiết hỗ trợ. Một số cây LBG/HBG còn có thể R.Fire/C.Fire Normal S2, khiến tầm ứng dụng của nó khá cao. Tuy vậy, xét theo từng trường hợp đặc biệt, Normal S2 chỉ nên để dành như biện pháp sau cùng khi những loại đạn đặc biệt đã dùng hết. - Normal S3: Normal S3 là một loại đạn khá đặc biệt, vì tùy trường hợp và tùy góc bắn mà sức mạnh của nó có thể yếu hoặc mạnh khá vô chừng. Khi chạm vào bề mặt điểm ngắm, viên đạn sẽ nảy bậc ra và nếu có góc bắn tốt, một viên Normal S3 có thể nảy nhiều lần, tăng damage lên kinh khủng (mặc dù trừ lần nảy đầu tiên, các lần sau chỉ gây 50% damage). Đặc biệt khi sử dụng dưới nước, độ nảy của đạn Normal S3 tăng lên rất nhiều, nhất là đối với những con boss có hình thể lớn như Dire Miralis và Goldbeard Ceadeus. Thật sự những trận thủy chiến trong MH3U sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nếu sử dụng tính năng độc đáo của Normal S3. Bạn từng vật lộn 10 phút+ chỉ để rượt theo giết con quỷ râu vàng G.Ceadeus? Với Normal S3, đầy đủ đồ chế tạo cùng một góc bắn chính diện ngay đầu và một cây HBG mạnh, vấn đề sẽ kết thúc trên dưới 4 phút. Cũng do tính chất đặc biệt này, nếu muốn sử dụng Normal S3 hiệu quả trên bờ, bạn sẽ phải am hiểu rất rõ các góc nảy của đạn, đồng thời mất thêm kha khá thời gian để di chuyển, đổi góc. Vì vậy, trên bờ tốt hơn hãy dùng Normal S2.
• Nhóm Pierce: Pierce S là một dòng đạn khá khó sử dụng để đạt hiệu quả tốt, tuy vậy nếu thuần thục rồi thì uy lực nó gây ra thực sự đáng gờm. Pierce S sẽ xuyên qua điểm chạm đầu tiên trên người con boss và tiếp tục đi xuyên qua các lớp sau, do đó lý tưởng nhất để đối phó với những con boss có thể hình dài như Lagiacrus, Agnaktor, Deviljho… khi một lần bắn góc chuẩn có thể xuyên từ đầu ra đít, gây damage nhiều lần. Lưu ý là đạn Pierce S có tốc độ nạp đạn và độ giật Recoil tệ hơn những loại đạn khác, với đạn Pierce S1 mà Recoil ở mức More là đã bị đẩy lùi một quãng, gây trở ngại khi bắn liên hoàn rồi. Khi sử dụng Pierce S, hãy cố gắng di chuyển và ngắm nếu cần thiết, để chọn cho mình một góc bắn có thể xuyên càng nhiều lớp trên người boss càng tốt. Lấy ví dụ như Lagiacrus, góc chính diện xuyên từ đầu đến đít sẽ mạnh hơn rất nhiều (+50-70%) so với một phát bắn xuyên hông. Và nếu như BUỘC phải bắn từ bên hông vì một lý do gì đó, hãy cố nhắm một góc hơi xéo 45 độ so với trục thân nó, hoặc xuyên qua 1 bên chân. - Pierce S1: xuyên 4 lần. Cần Recoil ở mức Average để không bị giật lùi - Pierce S2: xuyên 5 lần, damage lần chạm đầu mạnh hơn S1. Cần Recoil ở mức Average để không bị giật lùi - Pierce S3: xuyên 6 lần, damage lần chạm đầu mạnh hơn S2. Cần Recoil ở mức Some để không bị giật lùi • Nhóm Pellet: Pellet S lại càng là một dòng đạn “lạc loài” nhất so với các anh chị em của mình. Có thể nói, với Pellet S thì một con gà cũng có thể sử dụng Bowgun thuần thục, miễn là biết di chuyển. Bởi lẽ, Pellet S bắn ra một chùm đạn tán xạ ở cự ly gần trong một góc nhìn khoảng 60 độ, và vì vậy, không thể nào nhắm bắn để khiến đạn tập trung vào một điểm cả (trừ một số trường hợp đặc biệt). Bù lại, nếu có thể duy trì cự ly quãng 2 – 3 và một góc bắn nhìn vào đầu, Pellet S có thể hủy diệt vô số những con boss mà đầu là nam châm hút đạn, như Zinogre, Deviljho, Alatreon… Đặc điểm này sẽ giúp thao tác lấy sừng, mà RẤT NHIỀU các loại vũ khí khác cảm thấy lực bất tòng tâm, trở nên dễ dàng đến buồn ngủ. Với những con boss dạng này, khi bật nòng ngắm và chỉnh hồng tâm vào đầu, không hiểu vì một lý do gì mà đạn Pellet S sẽ tập trung rất nhiều vào điểm đó, khiến damage tăng đột biến, cũng như khiến con boss mau cạn stamina hơn rất nhiều. Và dù cho không ngắm, chỉ cần có góc bắn/ cự ly tốt, nội chuyện xả đạn vô tội vạ cũng khiến đạn bu vào đầu chúng nó luôn. Toẹt vời ông mặt giời chưa nào? Một đặc điểm khác cần lưu ý với Pellet S, đó là nó có thể làm đồng đội bị khựng, và không như Pierce S, việc lái hướng bắn qua chỗ khác để tránh làm phiền bồ là điều không thể. Do đó, trong những trận đánh LAN, hãy cân nhắc xem những cú Pellet S của mình có đủ bù đắp lại lượng damage mất đi do 3 đồng đội bị khựng hay không – nếu có, kệ mẹ chúng nó và hãy mặc tình mà xả đi. Hoặc cũng có thể vô tư xả nếu bồ đang Demon Flurry (Dual Blades) hoặc Charge (Greatsword), vì trong những trạng thái này trừ các vụ nổ và bị boss đánh, ngoài ra không thứ gì có thể làm phiền họ được. Pellet S còn có một công dụng đặc biệt mà có thể khiến cái loại vũ khí khác xanh mặt vì ghen tức: Vì đặc tính bắn đạn chùm diện rộng của mình, chỉ cần 2 – 3 phát Pellet S là có thể dọn sạch sẽ đám quái thú nhỏ cứ bu lóc chóc xung quanh, chực chờ phá đám như bọn Baggi, Bullfango, Giggi, Ludroth… Ngoài ra, Pellet S có vẻ như có cung đạn tụ tập trung hơn khi sử dụng dưới nước. - Pellet S1: Bắn ra một chùm đạn, damage thấp. Cần Recoil ở mức Average để không bị giật lùi - Pellet S2: Bắn ra một chùm đạn với cơ số đạn và damage cao hơn S1. Cần Recoil ở mức Average để không bị giật lùi - Pellet S3: Bắn ra một chùm đạn với cơ số đạn và damage cao hơn S2. Cần Recoil ở mức Some để không bị giật lùi • Nhóm Explosion: Đây là một nhóm khá chuyên biệt, với 4 loại đạn hoàn toàn khác nhau là Crag S, Clust S, Sub S và Wyvern S. Crag S có đặc tính khá kỳ lạ, đó là khi bắn trúng mục tiêu nó sẽ không phát nổ ngay, mà ghim vào đó và một lúc sau mới phát nổ. Damage gây ra là dạng nửa Explosion nửa Impact, có thể break sừng rất ghê và khiến quái bị Stun (như Hammer đập vậy). Damage của Crag S không bị ảnh hưởng bởi cự ly, và theo thứ tự sát thương thì S3 > S2 > S1. Crag S cực kỳ hữu dụng nếu có thể R.Fire vào đầu, hỗ trợ đồng đội rất tốt (với điều khiện là không “vô tình” thổi bay bồ khi nó phát nổ). Clust S lại càng kỳ lạ hơn nữa. Khi trúng mục tiêu, nếu con boss không di chuyển trong một thời gian thì viên đạn Clust “dính” trên đó sẽ nổ thành một chùm, gây sát thương dạng Explosion rất kinh khủng cho một khu vực lớn. Đặc tính này khiến Clust S chỉ hiệu quả với những con boss có điểm yếu là cả một khu vực lớn, như bụng của Deviljho hoặc cánh của Alatreon. Damage của S3 > S2 > S1, và Clust S cũng có thể dùng để dọn dẹp đám quái con lóc chóc, chỉ cần một con trúng đòn và phát nổ thì đám xung quanh cũng lên dĩa theo. Lẽ ra Sub S không thể xếp vào dạng Explosion, nhưng nó khá riêng biệt, càng không thể xếp vào các loại khác. Sub S là một dạng Pellet và uy lực của nó đặc biệt tăng khi sử dụng dưới nước. Nếu các loại đạn khác có xạ trình bị giảm một nửa dưới nước, thì trái lại với Sub S nó không giảm mà còn bắn xa hơn và mạnh hơn. Dĩ nhiên theo logic thì S2 > S1, thế nhưng nó có được hỗ trợ damage bởi kỹ năng Pellet Up hay không thì chưa ai nghiên cứu. Theo ý tôi thì dưới nước cứ trung thành với Normal S3 cho nó lành, vừa dễ hiểu vừa nhiều đạn. Wyvern S là một loại đạn đặc biệt, chỉ có thể sử dụng trên những cây HBG đã được remove limiter. Về cơ bản, Wyvern S chính là phiên bản yếu hơn của tuyệt chiêu cuối Wyvern Fire của Gunlance. Nguyên tắc hoạt động, sát thương, bán kính nổ… đều tương tự, chỉ hiệu quả ở cự ly quãng 1, thổi tung bồ ra tứ phía, giật tung cả đít, và trên hết là sẽ bắn nát đầu một con boss ra. Damage chung có vẻ yếu hơn phiên bản Wyvern Fire hàng hiệu, nhưng với khả năng bắn liên tục và cơ số đạn 10 viên, có vẻ như cũng bù qua sớt lại. Ý kiến của chuyên gia là: thay vì cái thời gian đứng gồng để bắn và thời gian bị khựng do đẩy lùi sau khi bắn, chi bằng để dành mà spam khoảng 10 - 15 viên Normal/Pellet/Pierce S3 còn có lý hơn – trừ lý do đặc biệt, chẳng hạn như bạn có Artillery Expert + Felyne Bombardier và đang cực kỳ rảnh rỗi, như đang đứng trước khe nứt trên lưng một con Jhen Mohran chẳng hạn. • Nhóm Element: Có thể nói rằng yếu tố khắc thuộc tính trong MH3U chỉ thực sự tỏa sáng với Bowgun, đặc biệt là LBG. Bởi lẽ, với công thức tính damage mà các thiên tài toán học trên mạng kết luận, Element trên vũ khí cận chiến bị chia 10 khi tính vào công thức, khiến cho con số 700 Dragon trên thanh Epitaph Eternal từng một thời khiến tôi nhỏ dãi chỉ còn lại 70 vô cùng khiêm tốn. Trong khi đó, một viên đạn Element của Bowgun lại đạt đến 75% damage gốc của cây súng, và con số này sẽ còn được tăng lên nhiều hơn với R.Fire của LBG. Tạm thời có thể xếp Flame/Water/Freeze/Thunder S vào một nhóm, vì ngoại trừ chuyện chúng gây ra damage tùy theo điểm yếu của từng loại boss, về cơ bản cơ chế hoạt động của chúng không khác gì Normal S, trừ chuyện có thể gây damage cực đại bất chấp cự ly. Hiển nhiên để sừ dụng Element S hiệu quả thì nên nghiên cứu kỹ về điểm yếu của từng con boss, bởi lẽ không phải cứ bắn bừa chỗ nào cũng gây damage khủng được, dù nhìn chung là có khắc thuộc tính đi nữa. Dragon S bị xếp vào một nhóm riêng, vì 3 lý do. Thứ nhất, đó là cơ số đạn ít đến thảm thương của nó. Nếu các loại Element S khác có thể mang đến 60 viên, thì Dragon S chỉ có 3. Và điều này dẫn đến nguyên nhân thứ 2, đó là damage của nó gây ra cực kỳ khủng bố, để tóm tắt lại thì 9 viên Dragon S có thể gây ra sát thương tương đương với 60 viên Flame S trên cùng 1 con Lagiacrus. Thứ 3, cũng vì cơ chế phát xạ của nó không giống 4 loại Element S còn lại. Dragon S chính là một loại đạn Pierce S có thuộc tính Dragon, có thể bắn xuyên táo nhiều lớp, và độ giật của nó kinh dị hơn bất cứ loại Pierce S nào, phải cần đến Recoil Low để không bị giật lùi một quãng dài khi bắn THƯỜNG không R.Fire. Tuy vậy, vì đặc tính cơ số đạn thấp, cũng như để phát huy tối đa uy lực của nó, R.Fire là một yêu cầu bắt buộc, dù mỗi khi bắn xong bạn sẽ bị giật lùi cả tấc cứ như mới bị xe tải ủi xong. • Nhóm Status: Để hiểu về cơ chế hoạt động của nhóm đạn Status S, trước hết cần phải nói sơ về “thanh Status” trong MH3U. Mỗi con boss trong MH3U đều có một thanh Status vô hình, và mỗi đòn tấn công Status (Poison/Sleep/Paralyze) sẽ dồn điểm vào thanh này, khi nó đầy thì con boss sẽ bị dính loại Status tương ứng. Mỗi lần dính Status, thanh Status sẽ lại reset và sẽ dài hơn, khiến những lần sau sẽ mất nhiều thời gian để dính Status hơn và hiệu quả Status cũng giảm. Tạm lâý ví dụ như sau: Con boss có thanh Status trị giá 1000, và bạn có một vũ khí với 300 điểm Poison. Như vậy, bạn sẽ cần đánh 4 cú (thực tế là 3.33 cú) để con boss bị trúng độc. Sau khi hết độc, thanh Status này sẽ bị reset về 0, và độ dài của nó sẽ kéo lên 1500, và lần trúng độc thứ 2 con boss sẽ rất mau giải độc, do đã đề kháng. Slime và Exhaust cũng là một dạng Status, tuy nhiên 2 loại trạng thái này tính vào 2 thanh chỉ số khác với thanh Status (Poison/Paralyze/Sleep) nói trên. - Poison S: Khi bắn đủ damage Poison để chạm mốc, con boss sẽ bị trúng độc. Lượng máu của boss luôn mất tổng cộng 10% trong thời gian trúng độc. Một số con boss chuyên dùng độc như Gigginox, Purple Ludroth sẽ khó trúng độc/ mau hết độc hơn các con khác, và một số con thì lại dễ trúng độc/ lâu hết độc hơn, như Uragaan và Duramboros chẳng hạn. Poison S rất hiệu quả để xử lý những con boss giáp dày, trâu chó vì rút máu trực tiếp bỏ qua giáp. Lưu ý là đạn Poison S, đặc biệt là Poison S2 có độ giật khá cao. - Para S: Khi bắn đủ damage Paralyze để chạm mốc, con boss sẽ bị tê liệt trong một thời gian ngắn. Trạng thái tê liệt này hoàn toàn không liên quan gì đến Shock Trap, mặc dù nhìn rất giống nhau. Lần tê liệt thứ 2 thời gian chỉ bằng một nửa so với lần thứ nhất. Tương tự như Poison, đạn Para S và S2 đều có độ giật cao. - Sleep S: Khi bắn đủ damage Sleep để chạm mốc, con boss sẽ lăn ra ngủ, mặc tình cho bạn hãm hiếp. Lưu ý, chỉ cần một đòn đánh nhẹ cũng đủ khiến nó tỉnh giấc, mặc dù damage của đòn đánh thức này sẽ luôn là x3. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội con boss làm “người đẹp ngủ không quần” mà đánh thức nó dậy bằng một cách man rợ như Charge 3 của Greatsword vào đầu, hoặc 8 trái Barrel Bomb L+ kích nổ cùng lúc nhé. Tương tự như Poison, đạn Sleep S và S2 đều có độ giật cao. - Exhaust S: Sử dụng một thanh chỉ số KO khác để làm mốc, các viên đạn Exhaust S chỉ phát huy tác dụng khi bắn vào đầu con boss, vì cơ bản nó chính là damage dạng Impact. Khi gây đủ damage chạm mốc KO, con boss sẽ bị Stun, ngã vật ra giãy dụa như cá nằm trên thớt. Đạn Exhaust S cũng có tác dụng rút Stamina của con boss xuống rất nhanh khi nhắm vào đầu. Exhaust S và S2 đều có độ giật cao. - Slime S: Sử dụng một thanh chỉ số Slime để làm mốc, khi chạm mốc (biểu hiện qua các vũng Slime xanh lá > vàng > cam > đỏ) thì vị trí Slime sẽ phát nổ, gây damage tương đương một quả Barrel Bomb L. Slime là dạng hiệu ứng mới chỉ có từ phiên bản MH3rd, tuy vậy, đối với Bowgun thì hiệu ứng này có vẻ không hiệu quả bằng khi được dùng bởi các món vũ khí cận chiến có tốc độ cao như Dual Blades và Sword & Shield, một phần do cơ số đạn khiêm tốn (12 viên) của mình. Slime S hiệu quả nhất khi dùng để R.Fire. • Nhóm Ultility: Nôm na, đây là nhóm đạn “tiện ích”, bao gồm các loạn đạn không gây sát thương mà có những hiệu quả khác. Tuy vậy, trừ Paint S và Tranq S, tôi không khuyến khích sử dụng các loại đạn còn lại như Recover S, Demon S, Armor S… Lý do? Các loại đạn này sẽ bơm máu/ buff chỉ số cho mục tiêu – và “mục tiêu” ở đây, có thể bao gồm cả bọn boss. Bạn nghĩ nhắm một viên đạn Recover S2 vào một đồng đội nhỏ xíu đang đứng trước 1 con boss to đùng, viên đạn sẽ trúng vào đâu? Vâng, trừ phi vì lý do gì đó mà bạn muốn kéo dài trận đánh bằng cách bơm máu liên tục cho boss, tôi nghĩ, nếu muốn hồi máu cho bồ, hãy cất vũ khí vào và dùng 1 bình Lifepowder. - Recover S: Đúng như tên gọi, loại đạn này sẽ hồi máu cho mục tiêu khi nó bắn trúng. S1 tương đương một bình Potion, S2 tương đương một bình Mega Potion. - Demon S: Loại đạn này sẽ tăng Attack cho mục tiêu khi nó bắn trúng. Hiệu quả có vẻ bằng 5% damage, tác dụng trong 180 giây. - Armor S: Loạn đạn này sẽ tăng Defense cho mục tiêu khi nó bắn trúng. Hiệu quả có vẻ bằng 10% Defense, tác dụng trong 180 giây. - Paint S: Đánh dấu con boss trên bản đồ, tác dụng tương tự Paint Ball/ Paint Coating, tác dụng trong 300 giây. - Tranq S: Bắn 2 viên vào đầu để Capture con boss khi nó đang dính vào bẫy (Shock/ Pitfall Trap). Lưu ý là con boss chỉ có thể Capture khi máu nó chỉ còn <10%, trạng thái nhận biết dễ nhất là nó sẽ đi cà nhắc/ lết qua khu vực khác – tuy vậy, thật ra trước khi có biểu hiện này thì vốn đã có thể bắt được rồi. - Slicing S: Đây là công cụ duy nhất để người dùng Bowgun có thể cắt đuôi bọn boss, bởi vì thay vì gây damage như đạn, nó lại gây damage dạng Cut. Tuy nhiên, sát thương của nó rất tệ, vì vậy trừ phi có thể R.Fire Slicing S, đừng phí thời gian dùng nó để cắt đuôi boss làm gì. Có thể dùng để hỗ trợ đồng đội cắt đuôi cho nhanh cũng được.