Như chúng ta đã biết căn bệnh ho là một căn bệnh phổ biếng nhất hiện nay ai với mọi lứa tuổi ai cũng thể mắc phải căn bệnh này . Một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.Vậy nguyên nhân do đâu gây lên căn bệnh ho này mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây : Ho do viêm thanh quản cấp Viêm thanh quản cấp là một bệnh phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho (lúc đầu ho từng cơn, ho khan, sau đó ho có đờm nhầy). Nhiễm trùng đường hô hấp: Ho là một trong những triệu chứng thường gặp khi cảm lạnh, cúm và mắc những dạng nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ho dai dẳng hơn nghẹt mũi và sốt, có thể là do khí quản trong phổi vẫn còn dễ bị kích ứng và viêm. Khi tình trạng này xảy ra, người ta gọi đó là hội chứng ho mạn tính ở khí quản trên (còn gọi là hội chứng chảy mũi sau, chảy nước mũi vào cổ họng do lạnh hoặc dị ứng).Ngoài nhiễm trùng đường hô hấp gây ảnh hưởng tới họng mà còn ảnh hưởng không hề nhỏ tới con đường tiêu hóa gây lên căn bệnh đau dạ dày rất nguy hiểm tới cơ thể Một dạng viêm đường hô hấp nặng hơn đó là viêm phổi, có thể là do vi khuẩn hoặc vi-rút. Ho do cảm cúm Đối với những trường hợp cảm cúm nặng, bên cạnh các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau họng còn xuất hiện thêm cả triệu chứng ho. Ô nhiễm không khí: Nhiều chất gây ô nhiễm và kích ứng trong không khí có thể gây ho liên tục. Thậm chí chỉ cần tiếp xúc khói xe (chạy bằng dầu diesel) trong thời gian ngắn cũng có thể phát ho, có đàm và sưng phổi. Khói bụi cũng có thể làm chứng dị ứng hoặc bệnh suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Tương tự, nấm mốc hiện diện ở trong và xung quanh nhà có thể gây thở khò khè và ho khi hít phải. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh xuất hiện khi đường hô hấp và các phế nang trong phổi bị viêm hoặc tổn thương, hầu hết là do hút thuốc lá. Bệnh thường gặp ở những người trên 45 tuổi. Ở người mắc bệnh, các phế quản tiết dịch nhầy quá mức và theo phản xạ, cơ thể cố gắng khai thông bằng cách ho. Bệnh nhân cũng có thể khó thở do mô phổi bị tổn thương khiến việc đẩy không khí ra khỏi phổi trở nên không dễ dàng. Sau khi loại trừ những nguyên nhân gây ho thông thường, bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không, đặc biệt nếu bạn nghiện thuốc lá. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Bệnh xuất hiện khi a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản do cơ vòng thực quản dưới, có chức năng ngăn chặn sự trào ngược của a-xít, bị suy yếu. Triệu chứng đặc trưng là ợ nóng, ho, đau ngực, thở khò khè. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nếu không được sớm phát hiện và điều trị, sẽ gây ho kinh niên. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh ho Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Trong trường hợp ho cấp tính do cảm cúm, chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh cũng dần dần tự khỏi. Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau, bạn cần đi khám bệnh. Đó là ho có đàm xanh, vàng hay nâu gỉ; ho ra máu; ho có mủ mùi hôi thối; ho có kèm theo đau ngực, ho có khò khè, khó thở, có triệu chứng phù 2 chân; ho thường tái đi tái lại vào ban đêm, sút cân đột ngột, sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính… Xem thêm : căn bệnh noi me day mãn tính