Một số yếu tố dễ khiến sinh non và xảy thai

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi xetnghiemadn, 23/5/18.

  1. xetnghiemadn

    xetnghiemadn Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/4/18
    Bài viết:
    0
    Có nhiều yếu tố dễ dẫn đến chuyển dạ sinh non. Một vài yếu tố có thể điều trị được, một số yếu tố khác không thể thay đổi.
    Xác định yếu tố dẫn đến chuyển dạ sinh non tự nhiên trước khi mang thai hoặc đang có thai sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ) có thể giúp bác sĩ điều trị và ngăn chặn các biến chứng của sinh non.
    >> Trung tâm giám định adn huyết thống trước sinh
    [​IMG]
    Tiền căn sinh non nhiều lần
    Tiền căn sinh non là yếu tố mạnh nhất dẫn đến sinh non trong lần mang thai tới, thời điểm sinh non thường xảy ra trùng với thời điểm sinh non lần trước.
    Một loạt nghiên cứu cho thấy rằng nếu sản phụ tiền căn có sinh non 1 lần thì tỉ lệ sinh non ở lần sau là 15 - 30%, nếu tiền căn sinh non 2 lần thì tỉ lệ sinh non lần sau là 60%. Nếu sau khi sinh non 1 lần, sản phụ đã sinh đủ tháng được 1 lần thì nguy cơ sinh non lần mang thai kế tiếp sẽ giảm nhiều.
    Có 2 nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 5 - 7% những trường hợp đã sinh non sẽ bị tái phát khi mang thai lần tiếp theo. Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu sản phụ không có tiền căn sinh non thì nguy cơ bị sinh non ở lần mang thai này là khoảng 0,2 - 0,8%.
    Một nghiên cứu đoàn hệ đánh giá hình thái sinh non của lần mang thai trước với nguy cơ tái phát tình trạng sinh non ở lần mang thai kế tiếp cho thấy rằng: nếu lần mang thai trước sản phụ bị sinh non tự nhiên thì ở lần mang thai này, tỉ lệ bị sinh non là 31,6%, nếu lần mang thai trước sản phụ sinh non do có chỉ định chấm dứt thai kỳ thì lần mang thai này tỉ lệ sinh non là 23%. Một sản phụ nếu lần mang thai trước bị chuyển dạ sinh non tự nhiên thì ở lần mang thai này, nguy cơ chuyển dạ sinh non tự nhiên tăng gấp 5 - 6 lần và nguy cơ sinh non do chỉ định chấm dứt thai kỳ cũng tăng nhẹ. Một sản phụ lần mang thai trước có chỉ định sinh non thì ở lần này, nguy cơ chỉ định sinh non tăng và nguy cơ chuyển dạ sinh non tự nhiên cũng tăng.
    Một sản phụ song thai nếu lần mang thai trước đó bị sinh non thì lần mang thai này, tỉ lệ sinh non sẽ cao hơn so với những sản phụ song thai mà lần mang thai trước đó sinh đủ tháng (67,3% so với 20,9%).
    [​IMG]
    Đa thai chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần
    Tiền căn sảy thai
    Một thống kê hệ thống cho thấy những nhóm tiền căn có phá thai thì tỉ lệ bị sinh non cao hơn nhóm tiền căn không có phá thai (8,7% so với 6,8%), nguy cơ sinh non cũng sẽ tăng theo số lần phá thai.
    Sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non.
    Hỗ trợ sinh sản
    Thai kỳ từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng có nguy cơ cao sinh non, nguyên nhân là tỉ lệ đa thai ở những thai kỳ có áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản cao hơn.
    >> trung tâm kiểm tra adn uy tín tại hà nội
    Đa thai

    Đa thai chiếm khoảng 2 - 3% ca sinh nhưng chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần và chiếm khoảng 23% những trường hợp sinh dưới 32 tuần. Ngày nay, do tỉ lệ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tăng, nên tỉ lệ đa thai cũng tăng, hậu quả là tỉ lệ chuyển dạ sinh non cũng tăng. Đa thai gây sinh non có thể là do tử cung căng quá mức, tăng thể tích trong buồng tử cung hoặc do cổ tử cung bị yếu. Ngoài ra, còn có các yếu tố đặc biệt khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng chuyển dạ sinh non, ví dụ: trong những trường hợp song thai, nồng độ estrogen, progesterone và steroid tăng hơn so với những trường hợp đơn thai.
     

Chia sẻ trang này