Bệnh tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến không chỉ với người lớn mà nhiều trẻ em cũng bị. Bệnh tiêu hóa bao gồm nhiều bệnh khác nhau như: thực quản, viêm dạ dày, đại tràng,…Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính. Nguyên nhân có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị, gây triệu chứng chủ yếu: nôn, tiêu chảy và gày mòn.Vậy tìm ra một biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa an toàn này hiện nay khó vì thế chúng tôi đã tìm tòi ra được một số thảo dược trong tự nhiên có thể điều trị được bệnh rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả mà lại an toàn mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau : Một số loại cây thảo dược chữa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét dạ dày , chảy máu thì không nên dùng. Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư… Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi…). Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do Phòng tránh và điều trị rối loạn tiêu hóacác món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe. Rau diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu,. Thường dùng trong món ăn để trợ tiêu hóa, Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non của bệnh noi me day , chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô. Hẹ (cửu thái) : Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ và lá hẹ giúp tiêu thực, trợ tiêu hóa, thường dùng chữa đầy bụng. Tía tô : Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Có thể nấu cháo tía tô hoặc dùng cây tía tô phơi khô, sắc uống trong 3-5 ngày Phòng chống rối loạn tiêu hoá Để phòng chống hiệu quả rối loạn tiêu hoá đặc biệt là hiện tượng rối loạn tiêu hoá sau khi dùng thuốc kháng sinh cần thực hiện tốt một số điều sau đây: Tránh sử dụng thức ăn ôi thiu và nhiễm hoá chất độc hại, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn Ăn đủ bữa, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt Không nên để quá đói Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ Xem thêm : bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản