Nếu ngành game online là một miếng bánh lớn trong đó đủ các thể loại game như MMOPRG, Casual, Webgame,… mỗi thể loại game đều có một giai đoạn hoàng kim của nó đều chiếm một góc to trong miếng bánh ấy. Từ khi một số game thuộc MMORPG xuất hiện khoảng năm 2005 như: MU (2005), Võ Lâm Truyền Kỳ (2005), Thiên Long Bát Bộ (2007), … từng tạo nên “cơn lốc” trên thị trường game online còn non trẻ ở Việt Nam. Qua đó nó cũng mang lại doanh số cao ngất ngưỡng cho các công ty phát hành như FPT Online hay VinaGame. Người ta cho rằng mấy game này thành công vì xuất hiện đầu tiên và gameplay, hình ảnh đúng sở thích của phần lớn người Việt Nam. MMORPG trở thành thể loại game được nhiều “hâm mộ” và ưu ái hơn các thể loại khác. 2 cái tên tạo nên “cơn lốc” lớn cho làng GO VN Tuy nhiên khi Audition ra mắt vào năm 2006 với trào lưu nhà nhà và người người luyện ngón nhảy dance trên bàn phím, đã cho người ta một cái nhìn khác biệt về game thể loại Casual. Nếu đứng ở vị trí là những nhà kinh doanh thì đây là một “sản phẩm” béo bở có thể đổ tiền vào đầu tư. Tất nhiên kinh doanh thành công hay thất bại không chỉ phụ thuộc vào game được đánh giá là “hay” ở nước sản xuất, mà còn phụ thuộc vào thị hiếu của người Việt và cách làm game của nhà phát hành đó tại Việt Nam. Audition tạo cái nhìn khác biệt cho mảng game casual Cách đây không lâu, người chơi game vẫn còn nhớ đến trận đấu tay ba giữa các nhà phát hành FPT Online – VTC và VinaGame với việc tung ra 3 game cùng thể loại như Special Force (Đặc Nhiệm Anh Hùng), Cross Fire (Đột Kích) và Sudden Attach (Biệt Đội Thần Tốc) nhưng thành công nhất trong ba game đó là CF (Đột Kích), dựa vào doanh số mà nhà phát hành thu về. Trong khi đó theo đánh giá chung của các game thủ gạo cội thì SF là game có độ khó và đáng để chinh phục nhất nhưng nó vẫn không cạnh tranh lại CF, nếu xét về doanh số mà nó mang lại cho nhà phát hành thì CF ở hàng 2, 3 tỉ mỗi tháng và SF ở hàng vài 200 - 300 triệu mỗi tháng là cao (cái này tính nhẩm dựa vào CCU và số tiền trung bình chung mà mỗi người chơi có thể trả cho game ^^, cho là CCU của CF tầm 30.000 và SF là 1000) Cùng thể loại nhưng cách xa nhau về “đẳng cấp” Casual cũng chia thành nhiều loại game theo sở thích chung của người chơi như: bắn súng, khiêu vũ, đua xe, đặt bom, hành động, phiêu lưu… Ở nhóm khiêu vũ chẳng hạn, chúng ta có Audition, Band Master, Hot Step. Cho là Audition do ra đầu tiên, là “một món ăn mới” nên mới mang lại thành công quá bự cho VTC đi, thì xem lại nhóm game đua xe - Zing Speed của VinaGame, mặc dù là game đua xe online đầu tiên nhưng cũng chẳng được chào đón là mấy. Dù dạo gần đây trên các diễn đàn xuất hiện tràn lan các thông tin mới về game này nhưng tình hình chung vẫn bị người ta ca cẩm. Mà có lẽ do cập nhật phiên bản mới nên mới rần rần như thế! Zing Speed rầm rộ với phiên bản mới ? Suy cho cùng cũng là đường lối mà nhà phát hành “khai phá” cho game thôi, dù ra trước hay ra sau nhưng đáp ứng hầu hết các sở thích cho của đại số đông người Việt thì game sẽ thu hút được nhiều người chơi và mang lại những con số khổng lồ cho nhà phát hành. Theo đánh giá của các nhân tôi thì game MMORPG thì dù sao cũng dễ phát hành hơn là game Casual vì Casual có một vướng mắt lớn mà bất kỳ nhà phát hành nào cũng nhận ra đó là bài toán: Tính liên kết cộng đồng của Casual yếu hơn cộng đồng MMORPG. Chính vì vậy không gầy được và giữ được người chơi thì game thất bại trên thị trường là chuyện thường tình. Câu trả lời cho bài toán trên đó ắt hẳn mỗi nhà phát hành game nào cũng có kế sách riêng nhưng có phù hợp với thời điểm hay không thì phải coi họ có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hay không?! Ai có cao kiến hay kinh nghiệm gì về Casual thì chỉ giáo mình thêm nhé!
Chịu thôi tự nhiên hỏi gì đâu không á.Tính cộng đồng kém thì chơi online thế nào đc.Với lại cái đấy dân việt mình sẽ nói không chỉ vì 1 cái khá đơn giản nhưng đa phần gamervn đã ngấm vào máu đấy là auto + hack.
Ước gì, Vua Bóng Đá 3 Online sớm có mặt ở Việt Nam T______________T Thèm nhỏ dãi ra rồi, nhớ và thích nó quá cơ. p/s caramen: Casual Game thực ra vẫn được đón nhận ở Việt Nam lắm pác. Đơn cử Audition, Gunny, Thế Giới Bá Vương,...v...v...Nhưng cái em thấy ở đây, nhất là ở thị phần casual GO VN thì nó vẫn còn thiếu 1 ít "gia vị" để góp phần làm "món ăn casual game" trở nên ngon và thơm hơn dành cho gamer VN thương thức. Ví dụ như các casual game dạng Thể Thao, Quyết Đấu (fight vs fight), Giải Đố và Tower Defense (Hero Defense cũng được), Card game (TCG càng good ), Bắn súng kiểu giải trí nhẹ nhàng chứ không phải thuần dạng game FPS or TPS nhé!
sai và thiếu nhiều đoạn quá ít nhất là thiếu SDO ko phải là đầu tiên tại VN Nhân đây tôi xin đính chính lại định nghĩa từ "thể loại casual blah blah" mà nhiều người lầm tưởng từ trước đến nay . Trong thế giời MMO, thì đôi khi có những MMORPG cũng dc coi là casual, và tại VN cái định nghĩa casual tức là game online mà ko phải là MMORPG là sai. Ví dụ điển hình: Runescape, một game MMORPG 100% nhưng vẫn dc cho vào list casual MMOGs. Đến cả EVE hay maple đôi khi vẫn dc một số người chơi cho là casual cho đến nay. Từ "casual" của MMOGs được tạo nên và định nghĩa để phân biệt giữa casual MMOGs và HC MMOGs, cũng như khái niệm solo MMORPG vs group MMORPG. Để phân biệt dc casual và một MMORPG bình thường là khá "ảo" nhưng định nghĩa của từ Casual MMO mà đại đa số gamer hay kể cả NPH tại VN đang dùng là sai. Khái niệm casual chỉ là một kiểu nói mồm của gamer, chứ ko phải là định nghĩa phổ thông. T3 ko bao giờ gọi Audition là Casual MMO, mà họ gọi là MMODGs EASG ko quảng bá FF2 Online là Casual, mà họ dùng từ MMOSG Trong khi đó DCUO dc Chris Cao nhấn mạnh là một Casual MMO chỉ dành cho casual player. (DCUO là một MMOARPG) blah blah etc Theo tôi thì từ casual cần phải dc tái định nghĩa lại trong cộng động game thủ VN
MU năm 2005 là global (MU hàn quốc), lúc này cũng gunbound global làm mưa làm gió ác lắm :) Định nghĩa đơn giản thôi, phân ra làm chi đủ thể loại : Casual : đối kháng giải trí RPG : game nhập vai đi cảnh. Những thể loại lai thì đầy, tùy nó hướng theo dòng nào là chủ yếu thôi :)
Game thủ thì họ quen gọi theo cái cách mà số đông gọi nên thế là mọi thứ quy chung về 1 mối như T&H nói dơn giản và dễ hiểu. Game đua xe đầu tiên hình như là CrazyKart thì phải nhưng "mất tích" theo nghĩa đen của nó. Hy vọng sắp tới 2 cái game mà VNG và FPT đã nắm trong tay cũng đang hăm he chờ ra mắt là Elsword và Dragonica sẽ giúp cho cái gọi là "Casual VN" thêm phần thi vị.
Nói như bạn T&H dễ hiểu á! Mình xin nói rõ vụ thời điểm MU xuất hiện là vì mình nhớ năm 2005 FPT mang nó về, còn mấy cái server lậu thì mình thua, hem nhớ chính xác năm nào dẫu biết là trước cả FPT Nhờ bạn mage mà nhớ ra CrazyKat thiệt tình là quen bén luôn, chắc do bị Zing Speed ám ghê quá!
Haha thì dạo này forum mở ra toàn thấy xe xe và xe bị ám là đúng rùi, mấy anh chị PR của VNG làm việc hoành tráng quá mà