Không chỉ “hoành hành” ở hầu hết các game online, “hack” đã thực sự trở thành một vấn nạn ngay cả trong làng thi đấu thể thao điện tử. Quay trở lại thời điểm ba năm trước, khi hầu hết các game thủ còn chơi Warcraft III hay DotA qua các server Battle.net, Hackmap cũng từng trở thành một “phong trào”. Đây là dạng phần mềm giúp người chơi có thể nhìn rõ hết bản đồ. Nhanh chóng, người người Hackmap, nhà nhà Hackmap. Người chơi đã lợi dụng việc các server không có hệ thống chặn các phần mềm bất hợp pháp để “ăn gian”, và điều đó đã ít nhiều gây ức chế cho những người không sử dụng nó, khiến họ kém miếng khó chịu, dẫn tới việc Hackmap trở nên phổ biến. Tại thời điểm đó, bạn có thể dễ dàng chứng kiến những pha rush mà không cần khám phá map thật khó tin hay những pha đào tẩu trong DotA dù trên bản đồ không có lấy một công cụ soi đường. Giao diện Maphack. Ngay tại thời điểm đó, Garena (lúc đó là GG) gần như làm nên một cuộc cách mạng khi ngăn chặn được hoàn toàn các phần mềm can thiệp vào game bất hợp pháp. Nhưng theo thời gian, các map-hacker ngày càng trở nên dễ thích nghi hơn, tinh vi hơn. Ngay cả với phiên bản Garena mới nhất hiện nay, vẫn có những phần mềm hack map không thể bị ngăn chặn. Bên cạnh việc Hack map, các phần mềm này còn hỗ trợ một số kiểu “ăn gian” khác như tiền tăng nhanh hơn hay có thể cho tiền lẫn nhau (điều này bị cấm trong DotA). Điều này gây ra hiệu ứng dây chuyền, nó khiến những nạn nhân của Hackmap cảm thấy khó chịu và sẽ là những người tiếp theo sử dụng những phần mềm này. Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm ăn gian còn làm giảm khả năng phán đoán tình huống cũng như sự cảnh giác, phản xạ của người chơi. Hướng cái nhìn xa hơn một chút, hiện nay e-Sport đã được thế giới công nhận là thể thao thi đấu, Hackmap bị coi là hành động phi thể thao cần phải loại bỏ. Việc thi đấu online là một lợi thế và cũng là một điểm yếu của các giải đấu, bởi việc gian lận ở các giải "on LAN" lúc nào cũng khó khăn hơn. Thêm vào đó, muốn phát hiện được có Hackmap hay không đòi hỏi phải nghiên cứu Replay rất kĩ càng và cũng gần như không có bằng chứng nào thực sự sát thực ngoài việc chứng kiến tận mắt tại PC của map-hacker, chính vì thế hoàn toàn không có cơ sở nào để kết tội một game thủ hay đội game nào đã sử dụng Hackmap trong thi đấu online. Đau đầu làng bắn súng Khác với các game chiến thuật, ở Counter Strike, một nội dung e-Sport truyền thống khác, lại khá dễ dàng để phát hiện ra các game thủ gian lận dù các phần mềm hack ở trò chơi này rất nhiều và phổ biến. Chúng thường tập trung quanh những dạng như Wallhack – nhìn xuyên tường, Aimbot – dễ dàng bắn trúng đầu hay Hack Speed – chạy nhanh tới mức không tưởng, tất cả đều rất có thể bị Spectator (người theo dõi trận đấu) chỉ ra được. Wallhack trong CS. Do vậy, các giải thi đấu Counter Strike thường không có những hiện tượng gian lận nhưng ngược lại, vấn nạn này lại thường xuyên xuất hiện trong các Server dạng CSP, iGame… điều đó khiến những game thủ thực sự muốn luyện tập gặp khó khăn hay các Game Master cảm thấy khó chịu bởi họ sẽ phải túc trực thường xuyên để loại bỏ những thành phần này. Xét cho cùng, e-Sport là nội dung mang tính chất đối kháng cao và chỉ một chút lợi thế cũng có thể tạo nên chiến thắng. Tất nhiên Hack nói chung chỉ xảy ra ở các server Public nhưng Public chính là nền tảng cho các gamer chuyên nghiệp và chính điều này có thể sẽ là một thói quen xấu khiến chất lượng game thủ giảm. Việc các Server ngăn chặn hoàn toàn được các phần mềm trái phép là không thể, vì thế các game thủ nên tự có ý thức hơn để chung tay phát triển một nền e-Sport Việt Nam sạch và mạnh ngang tầm khu vực và thế giới. Bình luận của Mạnh Thắng gamek.vn + 300 Points