Nghề mộc dân dụng và kiến thức về thiết kế nội thất

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi AWEedu, 3/9/17.

  1. AWEedu

    AWEedu Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    9/8/16
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Số 3/73 Hoàng Ngân
    Nghề mộc là theo nghĩa rộng, gồm các nghề chạm khắc, tiện bắp cày, đóng giường tủ, bàn ghế và đồ gia dụng, làm cửa, làm nhà, đình chùa, đền miếu... Cưa, bào, rìu... là những dụng cụ chính của người thợ mộc. Từ nguyên liệu gỗ, người thợ mộc tạo ra được nhiều đồ đạc, vật dụng quý cho các gia đình - xã hội như bàn thờ, hương án, tủ chè, sập gụ, tủ li, tủ tường, vv. Những người thợ mộc từ xưa đã biết sáng tạo ra rất nhiều kiểu mộng khoá, mộng thắt, mộng kìm. Nhiều ngôi đền, ngôi đình lớn được dựng cách đây hàng trăm năm, với kết cấu rất vững chắc mà không cần dùng một cái đinh hoặc bu lông, ốc vít nào. Công việc đẽo, cắt gỗ dựng nhà cũng như khâu chạm trang trí trên phần gỗ của ngôi nhà đòi hỏi người thợ mộc phải có kĩ năng, kĩ thuật rất cao, nhiều kiến thức phải cần tham gia khóa học thiết kế nội thất mới nắm chắc được. Ở Việt Nam, hầu như khắp nơi đều có nghề mộc. Có nhiều làng mộc nổi tiếng như: làng mộc Riệc (ở xã Quang Bế, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Phù Khê (ở xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Vĩnh Bảo (tỉnh Hải Phòng), Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Kim Bồng (tỉnh Quảng Nam), Chàng Sơn (Thạch Thất – Hà Nội),…

    Có rất nhiều người học nghề mộc dân dụng để thỏa đam mê. Tuy nhiên, nghề mộc lại đem đến cho họ những bất ngờ thú vị. Có nhiều trường hợp nghệ nhân đã kiếm tiền tỉ từ nghề mộc. Ban đầu họ theo nghề mộc vì đam mê sáng tạo với các vật liệu gỗ. Sau này, họ đã trở thành những người thợ lành nghề và có uy tín cao.

    Đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu ra rất nhiều nước. Để làm được điều đó các doanh nghiệp, nhà máy, các xưởng mộc lúc nào cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng. Vì vậy nếu theo học thiết kế đồ gỗ nội thất chắc chắn sẽ tốt hơn là học kiểu truyền nghề.
     

Chia sẻ trang này