Bệnh á sừng thường xuất hiện ở da bàn tay hoặc chân, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do tiếp xúc với hóa chất hoặc những chất tẩy rửa quá nhiều nên bị mắc bệnh á sừng. Đây là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở nữ giới, nhất ở những người nội trợ và những người làm việc tiếp xúc với hóa chất, bệnh này có thể tái phát lại nhiều lần nếu không kiêng cử một số điều, cùng tìm hiểu bài viết sau đây để làm rõ hơn về một vài vấn đề kiêng cử khi bị bệnh á sừng. Như đã nói trên bệnh á sừng là bệnh khá phổ biến thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân. Tuy bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe, nhưng nó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, bên cạnh đó bệnh còn gây ảnh hưởng đến tấm lý và gây cản trở khi làm việc, đặc biệt là những người phụ nữ nội trợ. Cho nên khi bị mắc bệnh cần phải tránh một số điều sau đây cũng là một phần giúp cho việc chữa á sừng chuyển biến tốt hơn. 1. Chế độ ăn uống - Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày ít nhất là 2 lít và nhiều nhất là 3 lít. Vì nếu thiếu nước làm cho da khô, từ đó tạo điều kiện để bệnh á sừng phát triển mạnh. Chính vì thế, nước là điều không thể thiếu để giúp cho bệnh chuyển biến tốt hơn, bên cạnh đó bạn cũng nên cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể thông qua việc sử dụng thực phẩm, hoa quả hằng ngày, giúp cho cơ thể chúng ta có đầy đủ lượng nước và chất dinh dưỡng tốt cho da, giúp bảo vệ da khỏi những vi khuẩn xâm hại và gây bệnh. - Nên ăn nhiều rau củ quả là tốt nhất, đặc biệt là những loại có chứa nhiều vitamin C và E như cà chua, đu đủ, cà rốt, giá, các loại rau đậu, rau ngót, bắp cải,... người bệnh nên bổ sung chúng vào những bữa ăn hằng ngày để giúp cho bệnh chuyển biến tốt hơn. - Người bệnh á sừng không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò, thịt nhộng,... vì đây là một trong những yếu tố làm cho bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. - Lựa chọn những rau củ quả tươi không chất bảo quản để sử dụng. Vì những chất bảo quản cũng là một yếu tố làm cho bệnh của bạn ngày càng phát triển và sinh sôi nảy nở đến những vùng da xung quanh. 2. Chế độ sinh hoạt: - Vào mùa đông hay những ngày lạnh thì bạn nên bảo vệ da tay và chân một cách cẩn thận, bạn có thể mang găng tay và mang tất vào để giữ ấm cho da, vì những ngày lạnh cũng làm cho da bị khô và khiến cho bệnh ngày càng trở nặng. - Bạn nên chú ý khi da có những dấu hiệu của bệnh á sừng thì bạn nên ngưng ngay việc sử dụng chất tẩy rửa ngay khi bệnh còn chưa phát triển nhiều, từ đó áp dụng những cách chữa trị bệnh một cách triệt để, tránh cho bệnh tái phát nhiều lần. - Khi bị bệnh á sừng bạn không nên gãi ngứa, kỳ cọ hay bất cứ tác động nào lên những vùng da bị bệnh, vì như vậy sẽ làm cho làn da bị tổn thương và dễ dẫn đến bị nhiễm trùng. Vì vậy, để hạn chế bạn nên cắt móng tay thường xuyên. - Thay đổi môi trường làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày, tránh tiếp xúc với hóa chất và đặc biệt là những chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng,... vì những thứ này cũng chính là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn bị bệnh á sừng. Nếu bắt buộc phải làm thì bạn nên mang bao tay để bảo vệ làn da. - Không nên sử dụng nước muối để ngâm chân, tay vì nước muối có tác dụng hút nước từ trong tế bào làm cho da khô và nứt nẻ. Đó là những điều kiêng cử đối với những người bị bệnh á sừng để tránh cho bệnh có những chuyển biến xấu. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiêng cử để tránh làm cho bệnh tệ hơn, điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng thuốc uống cũng như thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn mau khỏi bệnh. Xem thêm: Các loại bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ