Nguyên nhân cá chết hàng loạt do đâu

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi minhquankmt, 21/4/17.

  1. minhquankmt

    minhquankmt Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/3/17
    Bài viết:
    0
    Công ty vệ sinh môi trường, hút bể phốt giá rẻ tại Thái Nguyên dẫn tin từ báo điện tử vnexpress.net cho biết nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt là do bị nhiễm độc axit. Trong sự cố nghiêm trọng này các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam đã tập trung nghiêm cứu, phân tích và đưa ra kết luận hiện tượng cá chết hàng loạt là do tác động của con người và.loại trừ các yếu tố tụ nhiên:

    Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tìm nguyên nhân cá chết cho biết, các nghiên cứu đã loại trừ yếu tố động đất, sóng thần, tràn dầu, dịch bệnh và tập trung vào hai nhóm chính là: tảo đỏ và độc tố hóa học. Tuy nhiên, ảnh viễn thám chụp vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế không phát hiện dấu hiệu tảo nở hoa trên diện rộng, nên các nhà khoa học cho rằng nó không thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.


    [​IMG]
    Hình ảnh so sánh giữa cá chết do phenol (bên trái) và cá chết tự nhiên.

    Để tìm độc tố, giới khoa học lấy lượng mẫu lớn từ Vũng Áng đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khu vực Formosa với mức độ dày đặc tại 27 điểm. Các chuyên gia đã lấy 289 mẫu nước tầng mặt, tầng đáy tại thời điểm đỉnh triều và chân triều từ ngày 27 đến 29/4; 97 mẫu trầm tích, 135 mẫu sinh vật phù du (nhóm tảo), 34 mẫu động vật đáy, 254 mẫu cá chết và sống để phân tích.

    Lúc này, nhóm phát hiện nhiều mẫu cá chết ngoài tự nhiên có hiện tượng bỏng ở đầu và đuôi, đặc biệt là dính mang, thân và mô bị xung huyết.

    Công ty hút bể phốt tại Bắc Kạn cho biết các mẫu cá chết có hàm lượng kim loại nặng và asen thấp hơn tiêu chuẩn Bộ Y tế, nhưng một số mẫu có xyanua từ 0,39 đến 40 mg/kg, phenol hàm lượng 5-340 mg/kg. Hai mẫu cá chết khác được Australia kiểm chứng cũng chỉ ra hàm lượng phenol trong cơ, gan và trứng ở mức cao.

    “Các mẫu cá đều có hiện tượng biến đổi cấu trúc mô, nhiều mẫu bị dính mang, một số có biểu hiện cháy đầu đuôi – dấu hiệu điển hình của nhiễm độc phenol. Phân tích trầm tích khu vực ven biển bốn tỉnh miền Trung cũng có phenol”, ông Lợi cho hay.

    Để chắc chắn hơn, nhóm đã thí nghiệm thử độc tính dịch chiết của mẫu cá chết. Dịch từ cá chết khi phân hủy vào nước tiếp tục làm chết các con cá biển khác. “Nếu cá chết do tảo thì không thể khiến con cá đang sống khác chết được”, tiến sĩ Lợi nói và đi đến kết luận nguyên nhân gây cá chết không phải thiên nhiên mà chính là con người, cụ thể phenol và xyanua – hai tác nhân hóa học gây ra tình trạng hải sản chết.

    Nhận định xyanua xuất hiện trong cá có thể do hoạt động đánh bắt hoặc chất thải từ luyện cốc, nhưng phenol chỉ xuất hiện trong nước thải của luyện cốc, nhóm nhà khoa học “truy” lại Formosa để tìm nguồn thải ra hai độc tố này.

    [​IMG]
    Lớp màng nhầy chứa độc tố bao phủ cá và rặng san hô gây hiện tượng hải sản chết.

    Cụ thể, trong quá trình súc rửa đường ống, Formosa sử dụng lượng lớn axit – yếu tố tạo phức với sắt rất tốt. Lượng nước thải có chứa axit xitric trong quá trình súc rửa không được xử lý riêng mà dẫn thẳng tới trạm xử lý nước công nghiệp.
     

Chia sẻ trang này