Triệu chứng đau bụng kinh hiện nay diễn ra phổ biến ở các chị em phụ nữ. Vậy những nguyên nhân đau bụng kinh chủ yếu nào diễn ra ở chị em chúng ta. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây bạn nhé: Nguyên nhân bị đau bụng kinh: Đau bụng kinh (Thống kinh) thường được biểu hiện bởi các triệu chứng xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh: đau bụng dưới, đau thắt lưng, đau ngực, có cảm giác đầy hơi, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân đau bụng kinh: – Những cơn đau khi “đến tháng” hay còn gọi là đau bụng kinh nguyệt nguyên phát: Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì. – Nhưng nếu trước đây bạn không bị đau nhưng bây giờ lại bị, trường hợp này gọi là đau bụng kinh thứ phát. Đây là tình trạng ít phổ biến hơn, và thường gặp hơn ở phụ nữ độ tuổi 30-45. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ Cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả: Khi nhận biết được nguyên nhân đau bụng kinh, phái nữ cần chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu các biện pháp để khắc phục kịp thời đau bụng kinh. Trước hết, chị em có thể áp dụng một số phương pháp làm xoa dịu cơn đau tức thời như: chườm nóng, đắp gừng tươi, massage nhẹ, dán cao… Theo y học hiện đại, thuốc hay được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh là thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai. Thuốc giảm đau có tác dụng ức chế cơn co bóp cơ tử cung. Ưu điểm của các thuốc này là cắt cơn đau bụng nhanh, tuy nhiên dùng lâu dài có thể gây nhờn thuốc, hoặc gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên dạ dày, gan, thận, tim mạch, hô hấp như: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan do thuốc, viêm thận kẽ, nhồi máu cơ tim, cơn hen giả..… Hơn nữa, khi dùng thường xuyên có thể gây “hội chứng không rụng trứng”, cho dù có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh. Thuốc tránh thai cũng được khuyến cáo dùng trong điều trị đau bụng kinh. Thuốc tránh thai có tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian, do đó làm giảm dòng chảy kinh nguyệt và các cơn co tử cung, vì vậy giảm đau bụng kinh. Ưu điểm của các thuốc này là cho hiệu quả rõ rệt, đồng thời có tác dụng tránh thai và điều hòa kinh nguyệt. Song sử dụng thường xuyên cũng có những mặt hạn chế nhất định. Bên cạnh việc gây ra tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thai ngoài tử cung… Khi dừng thuốc sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, giảm khả năng thụ thai, nặng hơn là vô sinh. Giảm đau bụng kinh bằng các vị thuốc Đông y Theo Y học cổ truyền, các vị thuốc, bài thuốc từ Đông y có tác dụng hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, giúp khí huyết lưu thông trong mạch từ đó làm giảm đau bụng kinh. Tuy không có tác dụng cắt cơn đau nhanh như các thuốc Tây y, nhưng có tác dụng giảm đau từ từ qua từng chu kỳ và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh nở về sau. Chính vì vậy mà khi sử dụng các vị thuốc, bài thuốc Đông y giúp trị đau bụng kinh cũng sẽ an toàn hơn cho các chị em. Một số vị thuốc tiêu biểu phải kể đến như: hương phụ, xuyên khung, đương quy… đã được sử dụng từ rất lâu trong dân gian, đem lại công dụng trị đau bụng kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ. Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết (Đương quy, sinh địa, đẳng sâm, bạch thược, xuyên khung, bạch linh, bạch truật, cam thảo) gia thêm Hương phụ và Trần bì. Với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh, bổ huyết Phụ huyết khang. Phụ huyết khang điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ huyết khang giúp bổ máu, lưu thông khí huyết, dùng cho phụ nữ thiếu máu, da xanh, ăn ngủ kém. Phụ Huyết Khang – Điều kinh, bổ huyết.