Bệnh vôi hóa cột sống làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh. Đây là một trong các bệnh đau xương khớp khá phổ biến hiện nay, gây đau đớn và cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu để bệnh kéo dài và không kịp chữa trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến xương khớp, gây cản trở và hạn chế việc đi lại của bệnh nhân. Chính vì thế, cần biết rõ nguyên nhân và dấu hiệu để phát hiện bệnh kịp thời, nhằm giúp chữa trị việc được hiệu quả và trị tận gốc căn bệnh này, nhằm tránh tái phát sau này. Vôi hóa cột sống và dấu hiệu đau lưng Bệnh vôi hóa cột sống thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, đa số đều chỉ bị đau lưng nhẹ nhưng khi đến bệnh viện chẩn đoán và chụp X-quang thì mới phát hiện ra bệnh. Phần lớn, bệnh do gai xương cột sống gây ra, không chỉ ở lưng mà cơn đau có thể ảnh hưởng tới đau cổ, lan ra tứ chi, làm bàn tay bàn chân yếu hơn trước. Nguyên nhân gây ra vôi hóa cột sống - Gai xương ở vùng cột sống có thể là do bị chấn thương liên tục trong thời gian dài như sức ép, va chạm, cọ xát... mà không được chữa trị đúng đắn. - Khi đĩa liên sống bị tổn thương như hư hao, xẹp xuống làm tác động đến dây chằng giữa các đốt sống gây chùng giãn và làm khớp chuyển động nhiều hơn. - Khi sự chùng giãn xuất hiện, cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên với điều này và làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống lưng. - Sau thời gian dài, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương, gây đau đớn cho người bệnh. - Dây chằng bên trong ống của cột sống có khả năng dày lên, ống thu hẹp lại, từ đó ép vào các dây thần kinh xung quanh và gây ra các dấu hiệu của bệnh vôi hóa cột sống - Gai là một sự diễn ra của quá trình lão hóa. Chính vì thế, người lớn tuổi thường bị mắc phải bệnh viêm xương khớp và vôi hóa cột sống. Vì khi đĩa sụn và xương bị thoái hóa, gây hao mòn và mặt xương khớp trở nên gồ ghề và gai mọc ra. Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng gây ra bệnh vôi hóa cột sống như di truyền, chế độ ăn uống không hợp lý, nếp sống không lành mạnh, sai tư thế hay thường xuyên bị chấn thương vì một lý do nào đó, chính là những việc làm ảnh hưởng đến xương khớp và gây thoái hóa xương, tạo gai nhanh hơn. Bệnh vôi hóa cột sống cũng có thể xuất hiện ở giới trẻ do tính chất công việc như làm những việc nặng, người có trọng lượng nặng gây áp lực lên xương khớp, người có dáng đi không đúng đắn khiến cho cột sống xiêu vẹo. Nên xem: Bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống Dấu hiệu bệnh vôi hóa cột sống: Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn do gai cột sống cọ xát với xương khác hoặc các phẩn mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh, từ đó gây ra bệnh vôi hóa cột sống. - Dấu hiệu đau xuất hiện thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng và đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi - Cơn đau có thể lan xuống vai với triệu chứng nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng - Những cơn đau này sẽ tăng khi cử động hay vận động để làm một việc nào đó, và giảm hẳn khi nghỉ ngơi, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc vận động ở các phần này. - Bệnh nhân vôi hóa cột sống sẽ thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép. Nếu ống tủy bị thu hẹp quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây rối loạn đại tiểu tiện và mất cảm giác. Ngoài bệnh vôi hóa cột sống, các dấu hiệu trên cũng xuất hiện với các bệnh nhân tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Chính vì thế, bệnh nhân cần phải biết để phân biệt chính xác giữa vôi hóa cột sống với thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Biến chứng của vôi hóa cột sống Bệnh vôi hóa cột sống thường xuất hiện ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó bệnh ít gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm cũng có thể xảy ra các biến chứng như gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thần kinh và gây ra mất cảm giác ở tứ chi. Đó là nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống mà mỗi người nên biết để phòng chống và chữa trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn phát hiện có một trong các dấu hiệu trên thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi bị bệnh vôi hóa cột sống thì bạn nên hạn chế làm việc nặng, nên ngồi hoặc đứng đúng tư thế, và hạn chế ngồi lâu hoặc đứng quá lâu, nhằm giúp cho việc chữa trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh Gout (gút) hiệu quả từ dân gian