Nguyên nhân gì khiến cho Starcraft lại tồn tại lâu bền?

Thảo luận trong 'Starcraft' bắt đầu bởi afterlastangel, 25/1/05.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. afterlastangel

    afterlastangel Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/11/04
    Bài viết:
    398
    Nơi ở:
    VietDreamerz Fan
    {trích bài của Akalisa@}
    Nguyên nhân gì khiến cho Starcraft lại tồn tại lâu bền?

    Starcraft-Broodwar là một đỉnh cao của thể loại chiến thuật thời gian thực mà khó có game nào có thể vượt qua được. Tuy vậy đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: “Tại sao Starcraft lại trở thành kinh điển, vươt qua năm tháng để đến bây giờ dù đã ra đời được gần 5 năm số lượng người chơi Starcraft vẫn cao hơn bất cứ số lượng người chơi game chiến thuật nào khác?”. Quả thật đây là một câu hỏi khá thú vị bởi vì ngoài nội dung của game rất hay (gameplay) thì dường như Starcraft cũng không khác biệt mấy so với các trò chơi chiến thuật thời gian thực khác với những con “nông dân”, tài nguyên, công trình, các đơn vị cận chiến, bắn xa, đơn vị bay... đồ hoạ của game cũng không mấy xuất sắc, hình thức cũng không phải là quá hấp dẫn. Chúng ta hãy thử cùng nhau phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của Starcraft-Broodwar để có thể tìm ra nguyên nhân của sự thành công vượt bậc này.



    Warcraft III” một game được mong chờ:

    Nếu là một người chơi game lâu năm hẳn bạn còn nhớ thời kì vàng son mà Warcraft II thống trị tại các trung tâm PC game hiếm hoi tại VN thời bấy giờ. Đó là một quãng thời gian dài mà tất cả các player đều sống với War II, chết với War II, ngày đêm khai thác tài nguyên, “sản xuất quân”, chiến đấu... Rồi không khí War II bắt đầu lắng dịu đi, cùng lúc này các nơi khác trên thế giới cũng cảm thấy chơi War II không còn thú vị như trước nữa, Age of Empire - một game chiến thuật thời gian thực khác phát hành bởi hãng phần mềm danh tiếng Microsoft – cũng không chiếm được nhiều tình cảm của giới hâm mộ như đối với Warcraft II. Do đó khắp nơi người ta tìm kiếm những game chiến thuật thời gian thực khác có thể thay thế xứng đáng cho War II, tuy nhiên không một trò chơi nào có thể vượt qua được đỉnh cao mà War II đã đạt được và thế là mọi con mắt lại đổ dồn về phía Blizzard hãng sản xuất loạt game Warcraft và Diablo. Không phụ lòng mong mỏi của người chơi game, lúc này Blizzard cũng đang rất bận rộn với chương trình phát triển Starcraft, các đơn vị đã bắt đầu hình thành, thông tin mới được cập nhật liên tục trên trang chủ Blizzard.com để người chơi có thể theo dõi sát từng bước phát triển của game. Tại VN, lúc này internet còn là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ và vượt quá sức của đa phần người dân, đặc biệt là giới chơi game đa phần là học sinh sinh viên thì nó là điều không tưởng, do đó thông tin về Starcraft ở VN rất hạn hẹp, người ta chỉ biết về một trò chơi mới đang được phát triển bởi Blizzard thông qua mạng TTVN và thông tin truyền miệng. Do đó mọi người đổ xô đến các của hàng CD vẫn còn khá đắt đỏ thời bấy giờ với những câu hỏi đại loại như “ Đã có War III chưa?” “Khi nào mới ra?”... Như đổ thêm dầu vào lửa, Blizzard cũng tung ra các chiến dịch quảng cáo mở đường cho Starcraft, tuy quảng cáo rất ít nhưng tất cả đều vô cùng hấp dẫn khiến cho người ta càng trở nên thèm khát (đây vốn là thế mạnh của Blizzard, không tin bạn có thể tìm trong các cd game của Blizzard để xem các đoạn film quảng cáo game mới và so sánh với các hãng khác như Interplay, Sierra..). Tất cả những điều đó đã mở ra một con đường trải thảm để đón chờ sự ra đời của Starcraft, cả một thế giới player đã chuẩn bị sẵn thời gian và máy móc chỉ chờ Starcraft phát hành là lao vào chơi.

    Một cốt truyện ly kì hấp dẫn:

    Trong khi đa phần các game khác chỉ có một cốt truyện đơn giản, quen thuộc có thể gói gọn trong vòng vài câu mà bất cứ ai cũng có thể đoán trước đoạn kết thì Star-Brood lại là cả một câu truyện ly kỳ đầy kịch tính, xuyên suốt cả phần campaign, các dân tộc tham gia vào cốt truyện theo một kịch bản thống nhất mặc dù vẫn đảm bảo cho mỗi bên có những thành công của riêng mình. Nếu đã từng chơi phần campaign ( có theo dõi cốt truyện chứ không phải chơi theo kiểu lăm lăm chém giết để qua bài) hẳn bạn sẽ nhận thấy cốt truyện của game hấp dẫn không thua bất cứ cuốn tiểu thuyết kinh điển nào, chỉ cần được viết lại dưới ngòi bút của một nhà văn chắc hẳn cuốn tiểu thuyết “Starcraft” sẽ trở nên vô cùng nổi tiếng không chỉ trong thế giới của những người chơi game. Blizzard quả thực đã tạo ra một phần chơi single để thưởng thức chứ không phải chỉ đơn giản là sinh ra một cốt truyện tầm thường làm xương sống cho phần chơi single vốn không mấy khi được chú trọng trong các game RTS. Các gamer (phần lớn thuộc phái nam) vốn cứng rắn không chứa chan xúc cảm như những fan hâm mộ các bộ phim và tiểu thuyết tình cảm lãng mạn vậy mà cũng phải bồi hồi xúc động kho chứng kiến cuộc liên lạc cuối cùng của đôi uyên ương Jim Raynor và Sarah Kerrigan khi Sarah bị bỏ rơi nhưng vẫn anh dũng một mình lãnh đạo số ít ỏi quân lính cầm cự trước sự tấn công ồ ạt của đoàn quân Zerg tàn bạo mặc dù biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình (Zerg là một thứ vũ khí bí mật được quân đội Terran phát triển hòng phá huỷ hành tinh Aiur, quê hương của Protoss nhưng mọi việc đã không thể kiểm soát nổi và quân đội Terran đã phải hi sinh vị nữ tướng tài ba của mình, sau này chính Kerrigan cũng bị biến đổi, với sức mạnh sẵn có của loài người lại được kết hợp thêm tinh hoa của giống nòi Zerg và dân tộc Protoss, Kerrigan trở thành Zerg Queen thống lãnh của đoàn quân Zerg khát máu). Khi nghe những lời nhắn gửi cuối cùng của Tassardar khi chiến binh vĩ đại này quyết định hiến sinh thân mình tạo ra cơn bão Psi khổng lồ hòng tiêu diệt gốc rễ của đoàn quân Zerg, Celebrate bất tử nhiều người thậm chí còn rơi lệ...

    Với một cốt truyện hấp dẫn, Starcraft-Broodwar đã thực sự chinh phục được đông đảo những player chuyên gia trong lĩnh vực chơi game single.



    Một hệ thống Unit hoàn hảo:

    Cho dù là một người chơi khó tính nhất, bạn cũng phải công nhận một điều: Star-Brood có một hệ thống các đơn vị và tính năng hoàn hảo. Trước hết phải nói rằng Blizzard đã thể hiện trình độ sáng tạo bậc thầy của mình khi thiết kế được ba đạo quân khác biệt hoàn toàn. Trong khi phần lớn các game thuộc thể loại chiến thuật thời gian thực khác chỉ có những đạo quân tương đối giống nhau, chỉ có một số khác biệt nhỏ về hình dạng bên ngoài và chỉ số thì Star-Brood lại có tới ba đạo quân độc lập không hề có bất cứ sự liên hệ nào với nhau:

    Quân đội Terran là những con người tha hương du mục nay đây mai đó đặc trưng bởi những công trình có khả năng di chuyển, các bunker phòng thủ có thể dễ dàng ngừng hoạt động để chuyển sang vùng đất mới, những công nghệ tiên tiến và vũ khí hiện đại giúp họ mở rộng thế lực của mình...Trong khi đó Zerg lại là những kẻ xâm lăng tàn bạo và khát máu, nổi tiếng với số lượng đông đảo hiếu chiến, các công trình phòng thủ thì yếu ớt đắt đỏ, thay vì có các công trình nhà xưởng như các đạo quân khác khi Zerg tràn tới đâu thì ở đó mọc ra những sinh vật sống khổng lồ ăn sâu vào lòng đất và trở thành nơi cư trú sản sinh các đạo quân mới, nhờ đó lực lượng Zerg đã phát triển với một tốc độ kinh hoàng. Còn dân tộc Protoss huyền bí luôn chịu sự xâm phạm của các thế lực khác thì lại có những chiến binh dũng cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương Aiur của mình, tuy chỉ có dân số khiêm tốn nhưng bù lại Protoss nắm trong tay những sức mạnh bí mật như nguồn năng lượng Psi hoặc khả năng sử dụng sức mạnh ý chí để tạo ra trường bảo vệ ... kèm theo đó là các công trình phòng thủ mạnh mẽ như cannon, battery...

    Có thể thấy hệ thống ba dân tộc này thật hoàn hảo vì tuy hoàn toàn khác biệt nhưng cả ba đều có sức mạnh tương đương, không ai có thể nói rằng bên nào mạnh hơn bên nào yếu hơn. Có thể trong một số trường hợp nào đó, thế mạnh nghiêng về phía này thì trong một trường hợp khác thế mạnh lại rơi vào các bên còn lại. Ví dụ như trong trường hợp bài có thể khai thác nhiều tài nguyên, các mỏ lớn thì Protoss tỏ ra có lợi thế vì khả năng phòng thủ mạnh, có đủ lực để đầu tư vào các đơn vị đắt đỏ nhưng mạnh mẽ như Dragoon, Carrier, Arbiter... nhưng protoss lại khá thiệt thòi nếu bài thuộc dạng khan hiếm tài nguyên, nhiều mỏ nhỏ do không biết phải tập trung phòng thủ vào đâu, trong khi đó Zerg và Terran lại tỏ ra có lợi thế vì Zerg xây chỉ cần xây một công trình là Hatchery là vừa khai thác lại có thể tự phòng thủ do công trình này còn kiêm luôn nhiệm vụ sinh quân. Còn Terran thì khỏi phải bàn vì với hệ thống các công trình bay được nên ngoài căn cứ đầu tiên ra thì tất cả các mỏ phụ sau khi khai thác xong chỉ còn trơ lại một hai chiếc bunker rỗng ruột, Command Center, Barrack, binh lính, tank... bị rút đi toàn bộ. Trong các bài đường xá rắc rối thì Zerg lại tỏ ra chiếm ưu thế vì khả năng do thám rất tốt nhờ tận dụng lũ Overlord thừa thãi đông đảo và Zergling giá rẻ chạy nhanh đi do thám sớm, canh hết mỏ phụ mà không tốn kém mấy, hiện đại hơn thì có thể dùng parasite soi sáng cả bản đồ vì nếu kẻ thù có cẩn thận đến mấy thì cũng chỉ tách các đơn vị gián điệp ra khỏi vị trí quan trong chứ cũng không thể cất công đi giết sạch lũ thú vật chạy lung tung được, oái oăm thay lũ thú vật này lại có một tầm nhìn rất rộng và cơ thể nhỏ bé hoặc biết bay nên nếu kiếm được vài con thú lảng vảng gần nhà đối phương để parasite là có thể quan sát toàn bộ hệ thống phòng thủ của họ mà không phải tổn hao bất cứ đơn vị nào cho việc do thám. Một ưu thế khác của Zerg là ở các bài không chiến do khả năng đánh sớm nhưng không bị kém thế nếu trận đấu kéo dài....

    Ngoài ra, các tính năng đặc biệt, phép thuật tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả hữu dụng, mỗi một tính năng đều đưa ra nhiều chiến thuật riêng và nếu kết hợp lại một cách khéo léo thì chiến thuật trở nên thiên biến vạn hoá không thể lường trước được. Tuy chỉ có hai loại tài nguyên nhưng nhờ sự phân chia định giá hợp lí nên người chơi không có gảm giác thiếu hụt. Các đơn vị cơ bản, các công trình khởi đầu, công trình phòng thủ chỉ cần mineral, muốn phát triển lên các đơn vị và công trình cấp cao hơn thì mới cần khai thác gas. Bù lại sự đơn giản về tài nguyên làm cho người chơi không phải quan tâm nhiều đến mặt kinh tế, không phải nhớ những giá cả phức tạp cho một đơn vị để có thể chú tâm hơn vào chiến thuật. Điều này khiến cho game trở nên dễ dàng và đại chúng hơn nhưng vẫn cung cấp vô số chiến thuật phức tạp như bất cứ một game thiên về phát triển nào.

    Có lẽ chính sự phân chia cân đối hài hoà giữa các dân tộc, sự đa dạng nhưng đơn giản đã làm cho Star-Brood trở thành game tồn tại bền bỉ nhất hiện nay.

    Star Editor: công cụ lập trình

    Một công cụ được ít người chú ý nhưng lại đóng góp không nhỏ vào thành công của Star_Brood, đó là Star Editor, phần mềm tạo bản đồ cho game. Tuy chỉ là tiện ích của một trò chơi nhưng Blizzard đã không tiếc công sức đầu tư phát triển khiến Star Editor trở thành một công cụ rất mạnh với rất nhiều tính năng nhưng lại dễ sử dụng. Star Editor có thể coi như là một công cụ lập trình đơn giản bởi vì ngoài chức năng vẽ và sắp xếp địa hình, unit như đa số các công cụ vẽ bản đồ của các game khác, Star Editor còn cung cấp cho người sử dụng khả năng can thiệp sâu vào bản đồ bằng các câu lệnh điều kiện tượng tự như những câu lênh If... Then... trong các ngôn ngữ lập trình như C, Pascal... Nhờ đó bất cứ ai dù không phải là những người phát triển game cũng có thể dễ dàng tạo ra các bài có nhiều sự kiện giống như trong phần Campaign hoặc tạo ra vô số các sự kiện theo ý thích khác hoàn toàn không có trong game ví dụ như cho một người vào lái chiếc xe tăng thì có thể sử dụng chiếc tank đó, hoặc là đưa một tên lính bình thường như Marine, Firebat vào một loạt các công trình Gateway, Stargate... để trở thành một Hero điều khiển Battle ship.

    Ngoài hệ thống hoàn chỉnh các Unit có trong game, Star Editor còn cung cấp sẵn rất nhiều Hero cùng với khả năng thay đổi tất cả chỉ số tính năng của các Hero và Unit quen thuộc để biến chúng thành những nhân vật hoàn toàn khác, do đó người vẽ map có thể tự làm cho riêng mình những campaign mà không phải mua riêng những bộ campaign đắt đỏ do nhà phát triển cung cấp (điển hình là loạt campaign Heroes3: Chronicle của 3DO). Với sự phong phú và đa dạng về hệ thống Hero và Unit đó, người chơi có thể làm được mọi điều tưởng như không thể như tạo ra một campaign mô tả cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi giành được độc lập năm 1975 chẳng hạn.

    Tuy được tích hợp rất nhiều tính năng nhưng Star Editor lại rất dễ sử dụng, chỉ cần bỏ ra một buổi là bạn có thể làm quen và tự vẽ được cho mình các bản đồ cơ bản như phần lớn các bản đồ sẵn có trong Star-Brood , nếu thấy chưa thoả mãn bạn có thể mở các map thuộc thể loại Use Map Setting có sẵn của Blizzard để tìm hiều cách thức sử dụng các câu điều kiện (Triggers) của Star Editor, chỉ cần một chút tập trung và sự hứng thú là bạn có thể làm được một campaign phức tạp tương tự như phần campaign chính của Starcraft chỉ trong vòng 1 tuần.

    Có thể nói, nếu Star-Brood là đỉnh cao của game chiến thuật thì Star Editor là đỉnh cao của các chương trình tiện ích vẽ bản đồ cho game.

    Giao diện hài hoà:

    Ai cũng biết việc tạo ra được một hệ thống các đơn vị và cho chúng các chỉ số hợp lí, phân chia cân bằng cho mỗi bên là một công việc rất khó khăn, nhưng không phải người nào cũng biết rằng việc thiết kế ra một giao diện hợp lý hài hoà cũng khó khăn không kém. Một giao diện đơn giản, đẹp mắt thì không cung cấp đủ thông tin cần thiết cho người chơi, điều này dẫn đến sự thui chột của chiến thuật, người chơi sẽ chỉ sử dụng đơn vị mà họ cảm thấy mạnh nhất mà không quan tâm đến sự khắc chế giữa các đơn vị và kết hợp các đơn vị khác loại với nhau để tạo ra thế mạnh. Do đó dù có một hệ thống đơn vị / chỉ số hợp lí đến đâu thì cũng vô dụng mà thôi. Ngược lại, một giao diện chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người chơi thì không thể đơn giản, nó sẽ chiếm nhiều chỗ trên màn hình do đó làm giảm khả năng bao quát nhưng quan trọng hơn là nó sẽ rất rắc rối, người chơi có cảm giác bị lạc vào một thế giới các nút bấm, chỉ số, trạng thái và chính sự rắc rối này sẽ làm cho phần lớn người chơi sợ hãi từ cái nhìn đầu tiên hoặc không thể định hướng nổi mình sẽ phải làm gì, chỉ có một số rất ít người có thể chơi được game đó mặc dù nếu đã quen thì với những thông tin đầy đủ sẽ có vô số chiến thuật và cách chơi biến hoá chứ không bị nhàm chán, rập khuôn. Nắm bắt được điều này, Blizzard đã rất khéo léo thiết kế được một giao diện hài hoà đẹp mắt tuy khá đơn giản nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết: Trong một game chiến tranh thì chỉ số quan trọng nhất là hitpoint (dân ta thường gọi là “máu”), trong Star-Brood hitpoint được kết hợp vào biểu tượng của Unit, bình thường một Unit khoẻ mạnh sẽ được hiển thị hoàn toàn màu xanh, khi hitpoint giảm thì xuất hiện các vùng màu vàng, nếu cấp độ hư hỏng / bị thương tăng lên thì chuyển sang màu đỏ, do đó dù điều khiển cả một đội 12 đơn vị cũng chỉ cần một cái nhìn thoáng qua là người chơi có thể nhận biết cấp độ sát thương của các đơn vị. Thông tin chi tiết sẽ hiện ra nếu đơn vị đó được chọn riêng, người chơi có thể biết được một đơn vị còn bao nhiêu hitpoint, energy thông qua các con số nhỏ ở dưới biếu tượng của đơn vị đó, chi tiết hơn nữa là những thông tin về sức tấn công và khả năng chịu đựng thì sẽ được xuất hiện nếu đưa chuột vào biểu tượng vũ khí và áo giáp. Hệ thống tool tip này tỏ ra thực sự hữu dụng trong bảng xây dựng công trình và đào tạo / sản xuất quân vì chỉ cần đưa chuột vào biểu tượng của đơn vị nào đó là người chơi sẽ biết ngay đơn vị đó cần phải có những điều kiện gì, bao nhiêu tài nguyên để sản xuất thay vì phải mất công tra cứu trong mục help hay cây công trình như đa số các game khác.

    Các chỉ số mà người chơi có thể dễ dàng nhận biết như tốc độ, tầm nhìn, tầm bắn thì được loại bỏ không hiển thị để giảm bớt tính phức tạp, thay vào đó là một cửa sổ nhỏ chứa hình ảnh động khuôn mặt của đơn vị đang được chọn, do đó tuy hình dạng không phóng lớn được như những game 3D nhưng người chơi vẫn có cảm giác gần gũi, quen thuộc với các Unit trong game, đây có thể nói là một điểm rất sáng tạo và đặc trưng.

    Một phần khác rất quan trọng là bản đồ (minimap), có thể nói bản đồ của Star-Brood đã giúp giảm đi rất nhiều khó khăn cho người chơi nhờ khả năng thay đổi cách hiển thị như phân chia màu sắc theo người chơi, theo bè hay bỏ qua địa hình để vị trí các Unit thể hiện rõ ràng hơn... những thay đổi đó đều có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ với một lần nhấn nút. Mỗi khi có một sự kiện quan trọng như bị tấn công, Unit mới ra đời... thì ngoài việc nháy đỏ điểm diễn ra sự kiện này, minimap trong Star-Brood còn tạo ra một khung hình co lại tập trung vào điểm đó để gây được nhiều sự chú ý hơn.

    Bên cạnh sự tiện lợi của bảng điều khiển như đã nói ở trên, Star-Brood cũng giải phóng cho người chơi khỏi phải lặp lại nhiều động tác nhàm chán nhờ hệ thống relly point, action point, hàng chờ.. Đối với các game ra đời trước đó như War II, AOE, trong các trận đánh lớn người chơi bị tốn rất nhiều tác vụ vào những công việc nhàm chán như vào các trại lính để đào tạo từng đơn vị một, còn trong Star-Brood người chơi đã tiết kiệm được rất nhiều động tác thừa để có thể chú tâm hơn vào việc điều khiển các đơn vị đang chiến đấu, chính điều này đã khiến Starcraft trở thành một game chiến thuật thực sự, người chiến thắng là người biết dụng binh chứ không phải là một kẻ nhanh chân nhanh tay ( tất nhiên tác vụ nhanh nhạy cũng là một yếu tố quan trọng trong Star-Brood vì đây là một game thuộc thể loại chiến thuật thời gian thực chứ không phải thuộc thể loại chiến thuật thuần tuý). Việc phát minh ra chế độ lưu nhiệm vụ cho unit này thực sự là một cuộc cách mạng cho các game chiến thuật ( relly point, action point, hàng chờ tuy có ba tên gọi khác nhau nhưng thực ra có chung một gốc đều là một bảng lưu lại các nhiệm vụ cho mỗi unit, với các công trình thì đó là một loạt các nhiệm vụ sản xuất / đào tạo còn với các đơn vị hoạt động được thì đó là các nhiệm vụ di chuyển, tấn công, khai thác...) Người chơi có thể ra lệnh cho một nhóm lính di chuyển theo một con đường vòng uốn lượn để tránh những sự va chạm không có lợi rồi tấn công vào các mục tiêu định sẵn theo thứ tự hay có thể ra lệnh cho một nhóm SCV sửa lại vài chiếc bunker hỏng sau đó quay ra sửa mấy cái tank cuối cùng lại quay về tiếp tục khai thác... tất cả những tác vụ đó được thực hiện chỉ với một lần ra lệnh duy nhất thay vì phải mất thời gian điều khiển từ đầu đến cuối như các game khác.

    Có thể nói chính giao diện hợp lí và khả năng điều khiển thông minh của Star-Brood đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của game này.

    Thiết kế đồ hoạ đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt:

    Không bị cuốn theo trào lưu 3D, có thể thấy rằng Blizzard đã vô cùng sáng suốt khi vẫn quyết định chọn sử dụng hệ thống đồ hoạ 2D cho một loạt các game mới của mình. Nguyên nhân chính giải thích cho điều này là một hệ thống đồ hoạ 3D nếu không được thiết kế và chau chuốt kỹ lưỡng sẽ vô cùng khó coi cục mịch, ngược lại nếu tận dụng hết các thể mạnh và hiệu ứng cơ bản thì hệ thống 2D cũng cung cấp được một cái nhìn ấn tượng, hơn nữa yêu cầu phần cứng sẽ được giảm đi rất nhiều nhờ đó có thể mở rộng thị trường tới những người dùng có cấu hình thấp (Starcraft đòi hỏi một hệ thống có tốc độ xử lí tương đương pentium 90, tuy vậy hoàn toàn có thể chơi được với tốc độ đủ tốt bằng một máy 486 DX 100 thậm chí còn có thể thấp hơn nữa nếu tắt nhạc, ảnh động khuôn mặt của unit...trong khi đa số game thời đó thường đòi hỏi pentium 166 MMX) Ngoài ra hệ thống đồ hoạ 3D gây ra một số trở ngại cho việc điều khiển vì người chơi phải mất thêm khá nhiều tác vụ để chỉnh các góc quay camera, tầm quan sát... nhưng nếu cố định camera thì lại gây ra khó khăn về tầm nhìn trong một số trường hợp và do đó sẽ làm mất đi thể mạnh của 3D là khả năng tạo các loại địa hình phức tạp.

    Thực tế đã chứng minh Blizzard đã không sai lầm, với thế mạnh về các game 2D của mình họ đã tận dụng tối đa các hiệu ứng đơn giản khiến cho game có cái nhìn hấp dẫn không thua bất cứ một hệ thống 3D nào. Có thể kể ra một số ví dụ như các đơn vị đổ bóng dưới ánh sáng nghiêng, đơn vị nào bay cao hơn thì bóng của nó dịch ra xa thêm một chút hay những hiệu ứng cao thủ hơn như các đơn vị bay khi không di chuyển thì hơi bồng bềnh và trôi nhẹ tựa như bị gió thổi, mỗi đơn vị cũng có một quán tính riêng khiến cho người chơi cảm nhận được trọng lượng nặng nhẹ của các unit, tất cả những hiệu ứng này chỉ là những thuật toán đơn giản hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ xử lí nhưng qua bàn tay điêu luyện của các nhà lập trình đã trở nên vô cùng hữu dụng.

    Ngoài toạ độ chính, Star-Brood còn có một lưới toạ độ nhỏ hơn khiến cho các đơn vị bé có thể luồn qua những khe hẹp giữa các công trình và đơn vị lớn, đồng thời khung hình bao quanh những đơn vị đang được chọn cũng được đổi thành hình tròn thay vì các hình vuông hay hình thoi như những game khác khiến cảm giác về toạ độ mềm hơn rất nhiều, do đó khó có thể sắp xếp một dãy lính thẳng hàng (hẳn bạn còn nhớ thời của War II hễ click chuột vào đâu là một đạo 9 đơn vị cùng lao đến đó xếp thành một hình vuông hoàn mỹ khó có thể sai lệch được). Chính điều này đã khiến người chơi quên đi rằng tất cả các đơn vị đang đứng trong những ô vuông có toạ độ xác định. Kết hợp vào đó là các loại cây cỏ cảnh vật và các con thú sinh động di chuyển lang thang, điều này đã tạo cho người chơi có cảm giác như đang ở trong một không gian thực sống động.

    Tuy không được đánh giá cao về khía cạnh hình thức nhưng xét trên một phương diện cao hơn tức là làm sao cho game vừa đẹp hình ảnh lôi cuốn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lối chơi và đòi hỏi nhiều ở phần cứng thì có thể nói rằng ở khía cạnh này Blizzard đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình.

    Âm thanh lôi cuốn :

    Nói đến một trò chơi PC mà không đề cập tới phần âm nhạc thì thật là một thiếu sót nghiêm trọng, điều này lại càng đúng trong trường hợp của Starcraft-Broodwar. Âm nhạc trong Star-Brood không chỉ để làm nền mà đã tiến một bước xa hơn là mang tính nghệ thuật rất cao, chính điều này đã khiến game trở nên vô cùng hấp dẫn. Chắc chắn Blizzard đã phải đầu tư rất nhiều mới có được các giai điệu tuyệt vời khiến cho người chơi có thể cảm nhận được tính chất và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc trong game: Nếu như những tiếng ghi ta mạnh mẽ đậm chất Rock sôi nổi mãnh liệt tràn đầy sức sống thể hiện một dân tộc Terran đầy khát vọng thì những giai điệu thâm trầm hùng tráng lại thể hiện một vương quốc Protoss huyền bí và anh hùng, hay những âm thanh hoang dã bốc lửa thì lại cho ta thấy một đạo quân Zerg hiếu chiến, điên cuồng. Có lẽ đối với Starcraft-Broodwar danh từ nhạc nền không còn thích hợp bởi vì đó là những tác phẩm nghệ thuật thực sự, nếu bạn nhìn thấy một người nào đó ngừng chơi, tắt tiếng (sound effect) chỉ để lắng nghe những đoạn nhạc tràn đầy cảm xúc như đoạn giữa của bản nhạc thứ ba phe Protoss hay bản thứ 2 và 3 của Terran... thì đừng lấy làm ngạc nhiên vì đó là một điều hết sức bình thường.

    Phần tiếng động có vẻ không được nổi bật lắm, có lẽ hầu hết các game về chiến tranh đều như vậy bởi vì đâu có mấy người thường xuyên được nghe và quen thuộc với những tiếng đao kiếm, súng đạn thực sự, do đó việc các âm thanh được tạo dựng trong các studio không được giống thực là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên không vì thế mà các hãng game được quyền sao nhãng điều này bởi vì người chơi tuy không để ý nhưng lại rất nhạy cảm, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được rằng khi chơi Settlers 3 dù các nhân vật trông giống búp bê hơn nhưng người chơi vẫn có cảm giác rất thực do các tiếng động có dường như đã được ghi âm lại từ thực tế, đặc biệt là tiếng rèn vũ khí trong Blacksmith thì bất cứ ai nghe qua cũng cam đoan đó là tiếng búa nện vào đe sắt thực sự, còn như AOE người chơi bị thiếu đi cảm giác thực tế vì tiếng vũ khí va chạm cứ loảng xoảng tuy rất chói chang nhưng vẫn khác xa hay tiếng cung tên thì rõ ràng là tiếng bật của dây chun chứ không phải là tiếng bật của cung nỏ thực sự... Còn đối với Star-Brood, tuy không cung cấp được những âm thanh thực sự của chiến trường nhưng tiếng động của game cũng được mix rất tốt không chê vào đâu được.

    Phần giọng nói của các nhân vật, đơn vị được thu âm khá tốt, mỗi đơn vị có một giọng nói riêng do đó chỉ cần nghe thoáng qua là có thể biết đó là đơn vị nào. Trong việc này Blizzard tỏ ra khá nghiêm khắc, không chấp nhận phong cách bịt mũi bóp miệng đổi giọng để thu âm cho nhiều nhân vật khác nhau khiến cho đơn vị nào cũng có một giọng nói ồm ồm khó nghe.

    Hệ thống âm thanh được quan tâm và đầu tư thích đáng, đặc biệt là những bản nhạc nền đầy nghệ thuật được soạn riêng cho từng dân tộc đã khiến cho người chơi hứng thú hơn, điều này đã góp phần tạo nên thành công rực rỡ của Starcraft-Broodwar

    Lời kết:

    Nói tóm lại, Star-Brood là một sự kết hợp hoàn hảo: nếu người chơi single hài lòng với một cốt truyện hấp dẫn, âm thanh cuốn hút... thì người chơi multi lại được thoả mãn bởi một hệ thống các đơn vị mới lạ, sự cân đối giữa các dân tộc, tác vụ thuận tiện... Nếu người chơi game ít kinh nghiệm có thể dễ dàng tập chơi nhờ hệ thống giao diện đơn giản, hợp lí thì người chơi game lâu năm vẫn được hỗ trợ đầy đủ không bị thiếu thông tin chi tiết đồng thời còn có thể chú tâm nghiên cứu chiến thuật thay vì phải ngày đêm luyện tập sao cho động tác nhanh nhạy, ngoài ra người chơi cao cấp cũng được hỗ trợ với một công cụ Edit bản đồ rất mạnh để có thể tạo cho riêng mình những map hợp sở thích hay đơn giản chỉ là để nghiên cứu sâu hơn về chỉ số của các đơn vị. Tất nhiên Star-Brood cũng có một số điểm yếu như đồ hoạ chưa thật xuất sắc, các chỉ số vẫn chưa đủ phức tạp cho những player thuộc vào hạng “Giáo sư”... tuy vậy tất cả những điều đó đều bị áp đảo bởi vô số điểm mạnh khác, đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao Star-Brood lại là một game đỉnh cao của thể loại chiến thuật thời gian thực khiến cho nhiều game mới ra đời tuy cũng rất hay, được bình chọn bởi nhiều tạp chí có uy tín nhưng chỉ một thời gian sau đó chúng lại phải nhường vị trí vinh quang trong lòng người hâm mộ cho ông già dai sức Starcraft-Broodwar.
    Nguồn từ http://gamesforviet.netcenter-vn.net
     
  2. sir coldboy

    sir coldboy Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    31/12/04
    Bài viết:
    1,359
    Nơi ở:
    www.vietstarcraft.com
    cảm ơn bạn rất nhiều vì đã post ở đây, mình đã dùng nguồn bài viết, ghi rõ tên tác giả, người post để sử dụng bên diendan của mình

    thank
     
  3. Ga_Dai_Ca

    Ga_Dai_Ca Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/11/02
    Bài viết:
    444
    cái thằng viết bài trên công nhận bốc phét giỏi mặc dù đek biết gì
     
  4. Solid_Vulture

    Solid_Vulture Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    21/10/03
    Bài viết:
    903
    Nơi ở:
    HCM
    Đây chỉ là cái nhìn tổng quan , về đủ các mặt nên mặt nào cũng chỉ là chung chung , còn muốn hiểu sâu nắm rõ để đưa ra nhận định chính xác thì chỉ có cách duy nhất là lao vào mà chơi thôi =) (chơi càng giỏi cảng hiểu rõ)
     
  5. kieuphong123

    kieuphong123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    18/12/02
    Bài viết:
    594
    thế ông biết những gì thử nói ra cho mọi người nghe xem nào #>:)
     
  6. BeTapDanhSC

    BeTapDanhSC Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/2/04
    Bài viết:
    384
    Nơi ở:
    Hang cùng ngõ hẻm
    . Hay wá đi chứ, đọc mún đui con mắt mà vẫn cứ đọc wài, đọc đến hết thì mới thui..!
    . Xin bổ sung thêm cho phần StarEditor, trong đó, bác có nói đến việc set Triggers cho Map: Đó hoàn toàn không phải là một dạng lập trình cấu trúc hay Hướng đối tượng như C hay Pascal,.. mà nó là 1 dạng Lập trình Sự Kiện, là 1 dạng lập trình mới nổi lên gần đây (Mà đang được tích hợp vào VB với ASP..) đáng kinh ngạc là.. nó xuất hiện ở StarEditor vào khoảng năm 1998! Như vậy, có thể nói StarEditor là chương trình đầu tiên áp dụng thành công phương pháp lập trình này - lúc mà các phần mềm chuyên lập trình cũng không dám đưa vào! Đáng nể đó chứ? Nếu bạn nào có năng khiếu lập trình, haythử tìm hiểu cái Triggers của StarEditor xem sao, tôi tin các bạn cũng sẽ thích mê...!
    . Còn các phần khác.. bác nói hay wá.. xin miễn bình luận..!
    (Chắc được khối MP đây! :p)
     
  7. Ga_Dai_Ca

    Ga_Dai_Ca Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/11/02
    Bài viết:
    444
    nói thằng kia bốc phét 0 có nghĩa là anh phải chỉ ra nó ngu thế nào, tuy nhiên bây giờ hơi rảnh nên chỉ cho chú biết chỗ ngu của nó và của chú vậy.

    1) cốt truyện ly kỳ hấp dẫn ?? wtf, bao nhiêu thằng trong hàng triệu thằng chơi sc thâm niên 3, 4 năm là do cốt truyện của nó ???

    2) hệ thống unit hoàn hảo. Đây là lý do một chính khiến sc sống mãi tới bây giờ.

    3) star editor ??? wtf, thằng này chắc đek biết gì về star editor với war editor. star editor 1, war editor 10.

    4) giao diện hài hoà ?? wtf again, giao diện của star so với những giao diện game hiện nay kém hơn nhiều, giao diện bnet thì thảm hại.

    Còn về việc đơn giản hoá ??? Thằng kẹc này đek biết gì nói lung tung. Đơn giản hoá quá mức sẽ đòi hỏi gamer 0 cần khả nằng multi-task nhiều. Ví dụ như trong war, sự cho phép select multiple buildings, rally thẳng vào mỏ vàng hoặc chặt gỗ, rally thẳng vào tướng, kế thừa action của unit được rally... khiến gamer 0 cần nhiều khả nằng multi-task mà chỉ chú trọng vào micro. Đấy là 1 lý do khiến war 0 được ưa chuộng như star. Như thông tin mới đây về patch 1.12 của star, lúc đầu có tin là trong 1.12 sẽ cho select nhiều building 1 lúc, tin đó làm cả lũ pro với semi-pro kêu trời chửi rủa blizz. Tóm lại, đơn giản hoá quá mức khiến gamer thao tác ít hơn, 0 cần nhiều skill, cho nên nói đơn giản hoá làm game hay là dốt, đek biết gì về rts games

    5) âm thanh lôi cuốn ?? wtf, bao thằng chơi sc, gắn bó với sc lâu dài vì âm thanh của nó ??

    tóm lại, sc nổi trội vì tính cân bằng của game, nhiều chiến thuật, đòi hỏi nhiều skill kết hợp giữa khả năng micro và multi-tasking. Ngắn gọn lại là vậy, đừng vì yêu thích nó mà đến kít của nó ngửi cũng khen thơm, âm thanh, giao diện, editor chẳng có gì nổi trội so với những game khác cả.
     
  8. IntoTh3Rainbow

    IntoTh3Rainbow ~vkRainbow~ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/2/03
    Bài viết:
    5,303
    Nơi ở:
    .
    khờ khờ ...gần như hoàn toàn đúng .
    Có điều , SC làm từ năm 1998 . giao diện như thế , hệ thống star editor như thế thì ko có gì phàn nàn được . Giao diện từ 1998 đến giờ vẫn được mọi người chấp nhận , thế chẳng phải quá tuyệt hay sao ?
    Còn đơn giản hoá ??? Việc này chẳng hay ho tí nào -_- đúng như bác nói . War3 còn có cái trò nhấn alt xong , nhìn được hp của mọi unit trong khung, lol ,lại còn số wân ít , giảm nhẹ đi biết bao là micro .
    còn mỏ vàng , hình như 5 con nông dân là vừa , chẳng phải ra liên tục , việc chiếm mỏ , xây dân giảm nhẹ quá mức , từ đó ,macro cũng được giảm nhẹ ...
    phải chăng dân ta đánh war3 nhiều là do vậy ?
     
  9. Ga_Dai_Ca

    Ga_Dai_Ca Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/11/02
    Bài viết:
    444
    giao diện, công nghệ của sc hồi 97, 98 là qua' tuyệt. Nhưng đó 0 phải là lý do khiến sc sống tới giờ mà do những cái khác.
     
  10. anhduc1305

    anhduc1305 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/11/04
    Bài viết:
    81
    Nói thật nhé Ga_dai_ca hơi ngu đấy........... Người viết bài tổng hợp vì sao nó hấp dẫn như thế là quá hay rồi , đây là viết cho những người đã từng chơi Starcraft có thể nhiều lúc chơi mà chưa hiểu hết được cái hay của nó ......
    Còn việc chỉ có âm thanh, hay giao diện là 1 trong số những gạch đầu dòng thế chú ga_dai_ca không hiểu thế nào là bố cục à? Tổng hợp những cái đó làm nên hấp dẫn của Starcraft chứ người ta có nói là vì 1 trong 2 cái đó mà hấp dẫn đâu? Ông ngu thật hay ngu giả vờ đấy!!!!!!!
    4) giao diện hài hoà ?? wtf again, giao diện của star so với những giao diện game hiện nay kém hơn nhiều, giao diện bnet thì thảm hại.
    <----------------Còn cái này nữa chứ , người ta nói giao diện hài hoà chứ người ta có nói giao diện hài hoà hơn các game hiện nay đâu nhỉ? <---------- Bới móc đúng như con gà....... May mà ông còn 1 chút suy nghĩ là biết chọn đúng nick có chữ gà. Ông đúng là có suy nghĩ của tầng lớp " tiểu nông"
    Từ này có chê người khác suy nghĩ kĩ đi nhé !!
     
  11. Ga_Dai_Ca

    Ga_Dai_Ca Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/11/02
    Bài viết:
    444
    Never argue with an idiot, they'll drag you down to their level and beat you with experience. Sorry nhóc, anh té
     
  12. kieuphong123

    kieuphong123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    18/12/02
    Bài viết:
    594
    dont worry mate , u r a jerk already
    sad but true hehe
     
  13. LibertyTerran

    LibertyTerran ModeratorStarcraft Champion

    Tham gia ngày:
    11/11/02
    Bài viết:
    743
    Nơi ở:
    Úc hèn :))
    Chẹp. lock topic T_T. Bác nào chơi SC cứ chơi SC, bác nào chơi War thì cứ chơi War ^^ chẳng ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả.

    LT
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này