Dịch vụ phát tờ rơi - Đi phát với đôi chân mỏi nhừ Các bạn học sinh, đặc biệt là các sinh viên hiện nay hẳn không còn lạ gì với công việc phát tờ rơi. Nhiều sinh viên nhìn qua thì cho rằng, công việc này khá dễ, chỉ đứng chỗ mát, trực ở mỗi ngã tư, chờ đèn đỏ để đưa cho người đi đường. Đó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ công việc phát tờ rơi mà giới trẻ đang làm hiện nay. Phát tờ rơi không phải là công việc dễ dàng Theo Trang, hồi năm 2 em có xin vào một công ty chuyên phát tờ rơi quảng cáo cho siêu thị, nhà hàng. Tưởng công việc nhẹ nhàng như em đã từng thấy ở một số bạn đi làm khác, nhưng mọi thứ không như mong đợi. Trang được phát cho 1 lần 400 tờ rơi quảng cáo, nhưng chúng rất to, cỡ 2 lần tờ giấy A3/ tờ. Mỗi xấp như vậy, ước chừng cũng cỡ 15kg. Trang kể, ngay ngày đầu phát, em phải cuốc bộ gần 10km trên khắp các con đường, ngỏ hẻm được phân công. Trời thì nắng, em phải tranh thủ phát cho nhanh hết, mà cũng phải quá trưa mới xong. Nắng nóng khiến cơ thể em mệt rã người, chân không buồn nhấc lên nổi. Trang nói: “Công ty đó có quy định là mỗi nhà chỉ được phát 1 tờ rơi, phải để ngăn nắp trước cửa nhà hoặc bấm chuông đưa tận tay.” Do thường xuyên có dám sát theo, nên Trang và nhóm bạn làm việc hầu như phát không ngừng nghỉ. Hàng trăm tờ rơi, là hàng trăm căn nhà các bạn đi qua, có người thương tình mời ly nước, nhưng cũng có nhà hắt hủi, xua tay đuổi thẳng. Trang tâm sự: “Đi làm về, vai trái của em đau nhức kinh khủng do đeo nặng, tay phải như muốn gãy ra vì phải đeo theo xấp tờ rơi nặng trình trịch” . Cứ mỗi xấp tờ rơi như thế, sau khi hoàn thành Trang được nhận 40.000đ/400 tờ. Nhiều bạn cho rằng là cao, nhưng so với sức lực gần như bị vắt kiệt mỗi ngày, lết hết nơi này đến chốn khác với đôi chân mỏi nhừ, thân thể đau rã rời thì nó chẳng bõ bèn gì. Phơi mình giữa nắng, mưa Chắc hẳn, những hình ảnh các bạn trẻ, vai đeo balo, mặt trùm kín mít, tay lăm lăm xấp tờ rơi đứng phơi mình giữa các ngã tư vốn không còn lạ lẫm. Chỉ trực đèn đỏ, nhóm bạn bắt đầu tản ra, chia thành từng nhóm 2 người bắt đầu phân phát tờ rơi cho người đi đường. Tranh thủ càng nhanh càng tốt, các bạn gần như chạy đua với từng giây đèn đỏ, vì khi đèn trở xanh, tất cả công việc buộc phải tạm dừng, và lại tiếp tục chờ. Ngã tư, các khu vực đông người là chỗ các bạn lựa chọn để phát tờ rơi Không biết có ai quan tâm đến những tờ rơi này viết gì không, nhưng chỉ biết, có người vừa nhận tờ rơi liền vò nhàu, nhét ngay vào túi. Người khác lịch sự hơn gấp gọn gàng, bỏ vào cặp hoặc giỏ xe, cũng chẳng cần đọc tới. Nhiều người lắc đầu không nhận, những số khác vừa cầm tờ rơi đã “thả” ngay xuống mặt đường, khiến đoạn đó tràn ngập rác. Lê Hằng và một số bạn sinh viên chia sẻ rằng: “Mọi người nên nhận tờ rơi, vì điều đó giúp cho những các bạn có thêm tiền trang trải học tập, cũng như nhận công sức của người phát.” Ý kiến này được nhiều người tán thành.Tuy nhiên, cũng có phần đông các ý kiến khác thì cho rằng: “Nhận bỏ túi thì rác, bỏ ra ngoài đường cũng rác, chi bằng không nhận còn hơn.” Sự thiếu ý thức của người đi đường khiến tờ rơi trở thành "rác" Ý kiến, chia sẻ của nhiều người thì quả thực rất nhiều. Nhưng nhìn nhưng cô gái, chàng trai vai đeo balo to đùng, nặng trình trịch sách vở, cặp kính cận dày cộm, đứng giữa ngã tư trời nắng gắt với mong muốn phát hết xấp tờ rơi được cấp thì mấy ai cầm lòng. Nhiều người không biết rằng, mỗi một tờ rơi như vậy, các bạn chỉ được chừng chưa tới 100đ. Cả ngàn tờ phát ra mỗi ngày như vậy, mới chỉ đủ cái bánh mì ăn sáng và bữa cơm đạm bạc khi quá trưa. Có những hôm nắng gắt, Hằng vẫn phải gồng mình từ sáng sớm tới tối mịt, nhận gấp đôi xấp tờ rơi với hi vọng kiếm thêm chút ít. Nhiều khi mưa xuống đột ngột, xối xả như trút nước, cô bạn sẵn sàng dùng thân mình để che cho những xấp tờ rơi khô ráo. Chưa kể, phát ra là một chuyện, nhưng nhiều nơi khó khăn, những tờ rơi nào mà người ta vứt ngay chỗ mình phát, là không tính tiền. Phát tờ rơi tạo thu nhập cho nhiều học sinh, sinh viên nghèo Gần như hành xác cả ngày để nhận vài chục ngàn ăn cơm mỗi ngày, nhiều khi ốm đau bệnh tật lại còn không đủ tiền thuốc. Thế nhưng, đối với những học sinh, sinh viên xa quê, nhà nghèo, thì đó lại là 1 trong những công việc giúp họ đỡ đần cho gia đình. Nhọc đấy, mệt đấy, nhưng ít ra cũng chắt chiu được ít tiền để dành mua thêm cuốn sách, tập vở. Có thể quan tâm: thuê diễn viên đóng thế cho thuê thiên thần nhí