Ở độ tuổi dậy thì, bạn cần chú ý áp dụng đúng những phương pháp tăng chiều cao để có thể giúp cải thiện vóc dáng của cơ thể hiệu quả. Dưới đây, Tvbuy sẽ giới thiệu đến bạn một số cách hiệu quả để cải thiện chiều cao tuổi dậy thì Luyện tập thể dục Hãy tạo cho trẻ thói quen vận động cơ thể với các bài tập thể dục, nhất là các bài tập tăng chiều cao như xà đơn, xà kép, bơi bội, đạp xe, các động tác vươn rướn người, bóng rổ, bóng chuyền… sẽ giúp thúc đẩy chiều cao phát triển Khi tập thể dục, vận động cơ bắp sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển hóa quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cho cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương, giúp xương thêm chắc khỏe hơn để phát triển. Trước khi cho trẻ tập thể dục, bố mẹ nên đưa đi khám sức khỏe để từ đó có thể chọn lựa một bài tập phù hợp với sức khỏe và độ tuổi. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức lớn Trước tuổi dậy thì, xương phát triển mạnh về chiều dài, sau tuổi dậy thì xương phát triển về chiều dày. Xương cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cấu thành gồm: Các chất khoáng (chiếm 70% trọng lương xương khô): Bao gồm Canxi, Magie, đồng, kẽm, Silic, Boron, Mangan,…. Các chất hữu cơ: (chiếm 30% trọng lượng xương khô) là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein. Các dưỡng chất cần cho sự hình thành chất hữu cơ của xương, ngoài các chất khoáng còn là Chondroitin sulfat, acid folic, và DHA. Căng cơ kiểu rắn hổ mang Đây cơ bản là 1 bài tập yoga giúp kéo dài cột sống của bạn và làm cho nó dẻo dai và linh hoạt hơn, nhờ vậy các sụn giữa các đốt sống của bạn được phát triển, do đó làm tăng chiều cao của bạn. Căng cơ kiểu rắn hổ mang giúp kéo dài cột sống của bạn. Nằm trên sàn nhà úp mặt xuống với lòng bàn tay đặt trên sàn nhà dưới vai của bạn. Bắt đầu nâng cột sống của bạn lên hàng đầu với cằm hướng lên trên. Cong lưng càng xa càng tốt. Lặp lại 3-4 lần với mỗi lần lặp lại kéo dài từ 5-30 giây Tin khác: Tìm hiểu thêm thông tin về thuốc uống tăng chiều cao Ngủ đủ giấc Đôi khi giấc ngủ không ảnh hưởng đến chiều cao của bạn về lâu về dài. Nhưng nếu ở tuổi vị thành niên, bạn thường xuyên ngủ ít hơn mức cần thiết sẽ có thể dẫn đến các biến chứng. Đó là vì cơ thể sẽ sản sinh ra hormone HGH – hormone tăng trưởng trong khi bạn ngủ. Lượng hormone này sẽ ít đi nếu bạn không ngủ đủ giấc. Dưới đây là số thời gian bạn cần ngủ mỗi ngày: Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi phải ngủ 14–17 giờ mỗi ngày; Trẻ sơ sinh 3–11 tháng tuổi cần ngủ 12–17 giờ; Trẻ mới biết đi 1–2 tuổi cần ngủ 11–14 giờ; Trẻ vị thành niên 3–5 tuổi ngủ khoảng 10–13 giờ; Trẻ em 6–13 tuổi có thể ngủ 9–11 giờ; Thanh thiếu niên 14–17 tuổi ngủ 8–10 giờ; Người lớn 18–64 tuổi nên ngủ khoảng 7–9 giờ; Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên nên ngủ khoảng 7–8 giờ. Ngủ nhiều hơn thậm chí có thể kích thích việc sản xuất hormone HGH, vì vậy bạn nên ngủ trưa thay vì thức để làm việc hoặc tán gẫu cùng bạn bè. Ngồi, ngủ, đi đứng đúng tư thế Tư thế xấu có thể làm cho bạn trông lùn hơn chiều cao thực tế. Khom lưng cũng có thể khiến bạn bị lùn đi. Nếu bạn thường xuyên khom lưng, xương sẽ quen với tư thế như vậy và dần dần khiến bạn bị khom lưng. Biết cách đứng, ngồi và ngủ đúng tư thế là chìa khóa giúp bạn duy trì chiều cao. Bạn cũng có thể thực hành các bài tập để cải thiện tư thế theo thời gian. Nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn hình thành một thói quen tập thể dục phù hợp. Tin khác: Tìm hiểu thông tin chiều cao các thành viên BTS tại www.nhipsongphunu.com/chieu-cao-cua-bts-va-thong-tin-ve-tung-thanh-vien