Những “chàng trai ăn cỏ” ở Nhật SGTT - Yoshinori di chuyển ở Tokyo bằng loại xe đạp đang được ưa chuộng ở thủ đô Nhật: tay lái thẳng và hẹp, khung xe có đường nét thanh. Ăn mặc đúng mốt, cao, ốm, 27 tuổi, anh hiện làm trợ lý dựng chương trình ban đêm cho một đài truyền hình thương mại. Cách đây vài tháng anh bị một cô bạn gọi là “soshoku danshi” (chàng trai ăn cỏ), nhưng anh không tức giận. Anh nói thêm: “Thực ra, tôi bất cần”. Do bà Maki Fukusawa, chuyên viết thời luận về các khuynh hướng mới, đặt ra vào năm 2006, từ “ăn cỏ” chỉ lối ứng xử mới của thanh niên Nhật. Và từ đó, sách báo Nhật đua nhau dùng từ này khiến nó trở thành một hiện tượng đại chúng. Trong một cuốn sách, bà Megumi Ushikubo, chủ tịch công ty tiếp thị Infinity định nghĩa “soshoku danshi” là những chàng trai không có tham vọng về nghề nghiệp, quan tâm đến các mốt, sống gần gũi với mẹ, không thèm khát tình dục và keo kiệt. Bà Toko Shirakawa, chuyên viết tiểu luận về quan hệ nam nữ, nói rõ thêm: “Họ không dụ gái, lẩn tránh các cô quá sexy, không thích thảo luận. Họ không ngại làm bếp và thích làm công việc nội trợ”. Yoshinori nhận ra chính mình trong định nghĩa nói trên. Anh sống cùng cha mẹ và không có bạn gái. Anh nói: “Trước đây tôi cũng có bạn gái”, nhưng hiện nay anh cho rằng có bạn gái là chuyện quá “mendocusai” (rầy rà). Một cô bạn thân với anh – xinh xắn – nhận xét: “Đôi khi tôi mời anh ấy đến ăn tối ở nhà tôi. Nhưng tôi biết sẽ chẳng có gì xảy ra. Anh ấy hoàn toàn không tìm cách quyến rũ tôi”. Nhiều nghiên cứu cho thấy các “chàng trai ăn cỏ” là một hiện tượng có chiều sâu và kéo dài. Bà Megumi Ushikubo ước tính có thể hơn một nửa các chàng trai từ 20 đến 34 tuổi thuộc loại “ăn cỏ”. Nhiều chàng trai ở Nhật bây giờ thích mặc... áo ngực. Nắm bắt thị hiếu này, cửa hàng Wishshop mở hẳn một cửa hàng bán áo ngực cho nam giới. Chưa đầy một năm, cửa hàng này cho biết áo ngực nam giới trở thành mặt hàng bán chạy số một của cửa hàng Wishshop. Ảnh: Reuters Theo một thăm dò dư luận do công ty bảo hiểm Lifenet Seimei thực hiện vào tháng ba vừa qua với sự tham gia của 500 đàn ông từ 20 đến 40 tuổi, 75,6% trong số đó tự nhận thuộc loại “ăn cỏ”. Và 64% của 1.264 thanh niên có bằng cấp cao được công ty Mitsubishi UFJ Research 1 Consulting phỏng vấn cũng đã trả lời như thế. Yoshinori nhìn nhận: “Hơn một nửa số bạn của tôi là những chàng trai ăn cỏ”. Để lý giải hiện tượng này, Megumi Ushikubo viện dẫn các khía cạnh kinh tế. Khi bước vào thị trường lao động từ cuộc khủng hoảng của những năm 1990, giới trẻ khó tìm được việc làm ổn định với đồng lương kha khá. Do đó, họ có thái độ cam chịu đối với thế giới lao động. Đối với họ, thời trang là phương tiện để tự phân biệt với người khác và để tự làm cho mình sáng giá. Sự phát triển của internet cho phép họ thoả mãn các xung năng tính dục mà không bị ràng buộc. Bà Ushikubo cũng nhắc rằng việc bán bao cao su bảo vệ ở Nhật giảm sút từ năm 1999, năm đầu của cuộc cách mạng internet. Yoshinori cho rằng do cải cách năm 1984 đã đưa đến một nền “giáo dục không gây sức ép”, nên từ đó, học sinh không còn có khái niệm về nỗ lực và kỷ luật nữa. Theo một số chuyên gia hiện tượng “ăn cỏ” phát xuất từ một xã hội an bình, không bạo lực. Trong một cuốn sách viết về đề tài này, giáo sư Masahiro Morioka, thuộc đại học Osaka, nhận định: “Hiện nay, đàn ông Nhật không cần phải ứng xử như “những đấng mày râu” đầy nam tính và đầy uy quyền”. Theo ông nhận xét, đây không phải là điều mới lạ ở Nhật. Vào thời đại Edo (1603 – 1868) thanh bình, đã có những chàng trai được giáo dục như các cô gái. Ông nhắc đến các onagata, tức các nam diễn viên đóng vai phụ nữ trong hát kịch kabuki và đến các tranh khắc shunga khiêu dâm với các đàn ông đôi khi không khác chi phụ nữ. Bà Maki Fukusawa cũng nói đến “sự trở về với quy phạm xưa”. Theo bà, đàn ông Nhật đã ứng xử như những người ăn thịt sau thế chiến thứ hai và trong thời kỳ kinh tế Nhật tăng trưởng nhanh để tự khẳng định mình trước người phương Tây, trước đó không phải vậy. Bà nhận định: “Văn học Nhật thời xưa miêu tả đàn ông với cách ứng xử tương tự như các chàng trai ăn cỏ hiện nay”. Rốt cuộc giáo sư Morioka nhận ra trong hiện tượng này dấu hiệu của sự khoan dung và sự chấp nhận tốt hơn các yếu ớt của nam giới. Nhưng phụ nữ Nhật thì lại có khuynh hướng không thích sự thụ động hiện nay của đàn ông Nhật. Còn đối với Chính phủ Nhật, hiện tượng “ăn cỏ” có thể bị xem như là trở lực cho chính sách nhằm ngăn chặn đà giảm dân: vì bình quân mỗi phụ nữ Nhật chỉ sinh 1,34 đứa con năm 2007, dân số Nhật có thể sẽ từ 127 triệu hiện nay giảm xuống chỉ còn 100 triệu vào năm 2050. Nguyên Thanh (Paris) (Le Monde)
Tại sao đàn ông Nhật có nhiều mốt bệnh thế nhỉ??????? Đã hiểu sao các diễn viên JAV nữ toàn xinh đẹp như tiên mà char nam lại như...khỉ
Tại vì gái nhật nó ko muốn lấy chồng nghèo.Tiêu chuẩn của nó cao lắm nên thà làm JAV vừa có tiền vừa được sướng
Câu này ngu thật. Nói chung bọn Nhật như vậy là cái giá cho những thành tựu mà chúng nó đạt được sau WWII