Những chữ cái nhảy múa

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Mainboard, 24/4/10.

  1. Mainboard

    Mainboard Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/3/08
    Bài viết:
    414
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Tiếng nước tôi

    Những chữ cái nhảy múa

    TT - Trong bảng chữ cái của mỗi nước, từng chữ cái đều có một tên gọi duy nhất, được xếp theo thứ tự của một hệ thống nhất định để áp dụng thống nhất mọi lúc mọi nơi trong mọi trường hợp.

    [​IMG]

    Ở bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành mỗi chữ cái cũng có tên được xếp theo một trình tự rõ ràng, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì tên của chúng lại được gọi khác nhau ở từng nơi từng lúc.

    Thực trạng lộn xộn

    Từ mấy thập kỷ nay khi được vào lớp 1 trường tiểu học (và có thể ở lớp mẫu giáo) các em học sinh đã được học đánh vần theo bảng chữ cái với các chữ được phát âm như sau: a, bờ, cờ, dờ, đờ (...), gờ, hờ, (...) lờ, mờ, nờ (...), pờ, quờ, rờ, sờ (nặng), tờ (...), vờ, xờ (nhẹ), y. Theo lệ thường, người ta coi đó là hệ thống tên gọi các chữ cái chính thức của bảng chữ cái tiếng Việt (tạm gọi là hệ thống “a-bờ-cờ”).

    Song sau khi học sinh đã học đánh vần (hay ghép vần), tất cả các cấp học trong nhà trường vẫn dùng hệ thống tên chữ theo bảng chữ cái cũ do giám mục Alexandre de Rhodes xác lập (hệ thống “a-bê-xê”).

    Như vậy trong nhà trường mặc nhiên tồn tại song song hai hệ thống tên chữ cái. Trên các phương tiện truyền thông việc sử dụng tên chữ cái còn lộn xộn hơn nữa.

    Tên gọi tắt của các nhóm nước như G7, G8, G20... được các phát thanh viên Đài truyền hình trung ương (VTV) đọc là “gờ bảy”, “gờ tám”, “gờ hai mươi”; trong khi đồng nghiệp của họ ở Đài truyền hình TP.HCM (HTV) đọc là “giê bảy”, “giê tám”, “giê hai mươi”...

    Đáng ngạc nhiên là khi gặp chữ GM (tên viết tắt của công ty Mỹ nổi tiếng General Motors), chính những người của VTV lại đọc là “giê em” chứ không phải “gờ mờ”! Tương tự, chữ GDP (viết tắt của tổng sản phẩm quốc nội) họ cũng đọc là “giê đê pê” (hoặc “gi đi pi”)!

    Theo hệ thống “a-bờ-cờ”, nếu G là “gờ” thì V là “vờ” và T phải là “tờ”. Song chính các phát thanh viên của VTV lại đọc tên viết tắt đó của cơ quan mình là “vê tê vê”! Tên tắt của Đài truyền hình VTC2 cũng được đọc là “vê tê xê...”, nhưng bản tin thời sự ICT của chính đài này lại được đọc là “ai xi ti”!

    Chữ tắt MC (người dẫn chương trình) đã trở nên quen thuộc với công chúng khi họ được nghe đọc là “em xi”; nhưng chữ MU (tên gọi tắt của đội bóng đá Anh nổi tiếng Manchester United) lại được các bình luận viên bóng đá đọc là “mờ u” chứ không phải “em iu”. Trong trò chơi đoán chữ Chiếc nón kỳ diệu trên truyền hình, một người chơi đoán được chữ X và tuyên bố: “Chữ xờ! Xờ nhẹ!”, người hướng dẫn liền khẳng định: “Đúng rồi, íchxì! Có một chữ íchxì!”.

    Một số đài truyền hình và đài phát thanh khi hướng dẫn khán thính giả soạn tin nhắn với ký hiệu GPRS đã thản nhiên đọc ký hiệu đó là “gờ pê rờ étsì”, mà không biết rằng đọc như vậy là đã trộn lẫn hai hệ thống tên chữ cái khác nhau vào cùng một chỗ (“gờ” và “rờ” cùng hệ thống, còn “pê” và “étsì” thuộc hệ thống khác)...

    Rõ ràng, việc các chữ trong cùng một bảng chữ cái luôn “nhảy múa” bằng những tên gọi khác nhau ở từng nơi từng lúc đã làm tiếng Việt trở nên thiếu chặt chẽ và kém chính xác. Đó chính là vấn đề của hệ thống tên chữ cái tiếng Việt.

    Nguyên nhân “nhảy múa”

    Thực tế cho thấy các chữ cái đã nhảy múa xoay quanh ba hệ thống: 1-Hệ thống “a-bờ-cờ”; 2-Hệ thống “a-bê-xê”; và 3-Hệ thống tên chữ cái tiếng Anh (“ây-bi-xi”). Vậy tại sao cùng một bảng chữ cái tiếng Việt người ta lại sử dụng (khi riêng biệt, lúc lẫn lộn) nhiều hệ thống tên chữ cái như vậy?

    Hệ thống “a-bờ-cờ” hình thành từ phong trào bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để cấp tốc đẩy lùi giặc dốt qua các lớp học “i tờ”. Thế nên khi áp dụng cho các môn khoa học ở nhà trường chính quy hoặc khi dùng để đọc những thông tin phức tạp có những chữ viết tắt theo mô thức quốc tế, hệ thống này đã trở nên bất cập và không thích hợp.

    Thậm chí việc đọc bảng chữ cái từ A đến Y cũng không được trôi chảy nên nhiều người không thuộc bảng này.

    Trong khi đó, hệ thống tên chữ cái cũ mặc dù có vài tên hơi khó đọc đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu khi áp dụng cho khoa học và thông tin, lại cũng dễ thuộc vì giữa các tên chữ có sự liên kết thành một dòng ngữ lưu trôi chảy. Chính vì vậy người ta vẫn phải sử dụng hệ thống tên chữ cái cũ.

    Giữa lúc hai hệ thống tên chữ cái tiếng Việt song song tồn tại thì sự xâm nhập mạnh mẽ của tiếng Anh vào tiếng Việt đã làm vấn đề trở nên phức tạp thêm.

    Cần một hệ thống tên chữ cái duy nhất

    Từ các nguyên nhân trên, thiết nghĩ việc tìm ra giải pháp cho vấn đề không phải là quá khó. Tạm gác lại sự xâm nhập của tiếng Anh để xem xét ở một góc độ khác, câu hỏi được đặt ra là: làm cách nào để bảng chữ cái tiếng Việt chỉ còn một hệ thống tên chữ cái duy nhất áp dụng ở mọi lúc mọi nơi?

    Từ năm 2003 các chuyên gia giáo dục tiểu học đã thực hiện một giải pháp cho vấn đề này. Theo đó hệ thống “a-bê-xê”được khẳng định là hệ thống tên chữ để sử dụng khi đọc từng chữ cái riêng biệt; còn hệ thống “a-bờ- cờ” là hệ thống âm của các chữ dùng để ghép vần. Thế là đã có một hệ thống chuẩn mực giúp ta đọc đúng tên chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.

    Tuy nhiên, sự khác nhau giữa âm và tên chữ cái là rất trừu tượng, khó có thể phân biệt rạch ròi, nên nhiều người vẫn thản nhiên sử dụng lẫn lộn cả hai hệ thống như chưa hề có giải pháp này.

    Bên cạnh đó giải pháp này làm việc học trở nên phức tạp và chất thêm gánh nặng tri thức cho học sinh. Bởi ngoài việc đánh vần bằng âm theo hệ thống “a-bờ-cờ”vốn đã có nhiều hệ lụy, giờ đây các em còn phải học thêm các tên chữ theo hệ thống “a-bê-xê”; lại phải biết sự khác biệt giữa âm và tên chữ, biết khi nào dùng âm, khi nào dùng tên...

    Có lẽ nên chọn giải pháp đơn giản và có hiệu lực hơn là: áp dụng duy nhất hệ thống tên chữ cái “a-bê-xê” cho việc ghép vần và cho mọi trường hợp khác như ở nước ngoài người ta vẫn thực hiện, cũng như các thế hệ đồng bào ta trước đây vẫn dạy, học và áp dụng vào đời sống.

    LÊ VINH QUỐC (tiến sĩ giáo dục)​


    * Bài viết rất hay, tôi nghĩ rất phù hợp với suy nghĩ của nhiều người. Việc cải tiến không mang lại hiệu quả thì ta có thể thay đổi, chứ không thể để ngôn ngữ chúng ta càng ngày càng phức tạp, sử dụng tiếng mẹ đẻ mà phải luôn cân nhắc đúng sai.

    Tôi rất ngạc nhiên khi con tôi chỉ mới lớp 3 mà đã đọc là a, bê, xê... Tôi hỏi sao con lại đọc vậy? Con tôi nói là bắt chước thầy cô, bạn bè, “không ai đọc a, bờ, cờ đâu ba, khó nghe lắm”. Nói như vậy để thấy sự bất cập trong việc đọc tên chữ cái và đánh vần bằng âm theo hệ thống “a-bờ-cờ”. Thiết nghĩ Bộ Giáo dục - đào tạo cần tổ chức hội thảo để đi đến quyết định nên sử dụng hệ thống tên chữ cái duy nhất.

    Đào Văn Lực (daovanluc@...)

    * Tôi thật tâm đắc khi đọc bài “Những chữ cái nhảy múa”. Theo tôi, thật quá trễ nếu Bộ GD-ĐT một lần nữa lại bỏ qua chuyện thống nhất trong việc phát âm sao cho đúng chữ cái trong tiếng Việt, để các bé khi học vỡ lòng không phải ngơ ngác, lúng túng và ngạc nhiên như hiện nay.

    Không ngơ ngác sao được khi các em được thầy cô dạy phát âm một đường mà về nhà nghe cha mẹ phát âm một nẻo. Không lúng túng sao được khi xem tivi nghe các cô chú trên truyền hình phát âm một kiểu mà nhà trường dạy kiểu khác. Không ngạc nhiên sao được khi nghe ông bà cha mẹ giải thích... ”tại vì người lớn phát âm theo kiểu trước đây, còn các con theo kiểu bây giờ...”.

    Từng là giáo viên cấp tiểu học, tôi không ngạc nhiên khi học sinh ngày nay đa số viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: muốn ráp vần chữ “thầy” các em phải đọc â-y-ây-thờ-ây-thây-huyền-thầy. Chữ “khôn” thì đọc ô-nờ-ôn-khờ-ôn- khôn. Khi viết, em nào học giỏi thì viết đúng, còn các em học yếu, trung bình thì luôn nhầm lẫn.

    Ví dụ: chữ “thầy” thì các em viết theo thứ tự khi đọc là “ầyth”. Trong khi đó, theo cách phát âm trước đây, khi học ráp vần chúng ta sẽ đọc theo thứ tự liên vần. Ví dụ: Chữ “thầy” đọc ráp vần là tê-hát-â-thớ-y-cà-rết-thây-huyền-thầy; chữ “khôn” đọc ráp vần là k-hát-ô-khô-anh-khôn. Theo kinh nghiệm của một người đã học cách ráp vần theo thứ tự này, tôi thấy học sinh chúng tôi ngày ấy viết chính tả thật chính xác và học chữ nào chắc chắn chữ nấy.

    Tôi rất mong Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến vấn đề thống nhất lại cách đọc chữ cái tiếng Việt, làm sao cho người già, trẻ em và phát thanh viên của các phương tiện nghe nhìn khi phát âm đều thống nhất một cách đọc, cách phát âm, để người Việt rành tiếng Việt và nhất là để các em học sinh sẽ thôi không còn ngạc nhiên và thắc mắc trước các kiểu phát âm loạn xạ như hiện nay.

    TÂM KHƯƠNG (letam@...)

     
  2. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    vấn đề muôn thuở =))
    nghĩ lại vẫn thấy hài
     
  3. Tui_la_ai?

    Tui_la_ai? Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    25/1/05
    Bài viết:
    4,619
    Nơi ở:
    Vũ trụ ...........
    - Bài viết hay :D ...... Và đồng thời phải chửi luôn cái thằng nghĩ ra cuốn sách Tập Đọc lớp 1 :-w ....... Cái con kiki gì mà tự nhiên cho học chữ E trước vì lý do con nít sinh ra thì khóc Oe Oeeeee , chứ không phải Oaaaaaa :nailbit: ........
     
  4. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,975
    Nơi ở:
    Hyrule
    Tui thấy áp dụng cả 3 cách cũng có cái hay. Trường hợp nào dùng cái nào nghe hay là được, có hỗn hợp cũng không sao

    GPRS đọc là Gờ Pê Rờ Ét thấy hay hơn Gi Pi A Ét hay Gờ Bờ Rờ Sờ.
     
  5. victoryvn3

    victoryvn3 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/04
    Bài viết:
    2,870
    Nơi ở:
    Nhà má vợ
    ^
    Bạn phải xác định đc thế nào là hay với việc nghe wen tai



    ----Thân----
     
  6. huyasoi

    huyasoi T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    9/3/09
    Bài viết:
    620
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình cứ thế nào thuận mồm thì đọc thôi. VD đài VTV vẫn đọc là vê-tê-vê, nhưng VNPT lại là vi-en-pi-ti, lung tung hết cả. Nhưng hiếm khi dùng mấy cái a bờ cờ (thỉnh thoảng lúc nói đùa).
    Chắc từ giờ mình cũng chuyển qua gọi MU là em-iu quá=))
    Dẹ, vâng ẹ=))
     
  7. gigabyte

    gigabyte Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/5/04
    Bài viết:
    1,458
    Nơi ở:
    Hà Lội
    Đệt, thế chữ E lên trước chữ A thật rồi à :o hãi vật :-ss
     
  8. Fire Emblem

    Fire Emblem Keliena Mintha Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/4/03
    Bài viết:
    4,760
    Để vậy cho tiếng mình nó phức tạp, nhìn cũng vui, các anh tây muốn học tiếng cũng phải đổ thêm tí huyết đi tìm hiểu thực tế ;))
     
  9. kylanbac91

    kylanbac91 Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    5,062
    Nơi ở:
    Omega Dungeon
    Theo lời giáo viên triết của tớ khi phỏng vấn một vị tiến sĩ trong dự án thì câu trả lời chuẩn là :"Trong gia đình, m và bé là quan trọng nhất" =))
     
  10. HardyBoyz

    HardyBoyz Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/06
    Bài viết:
    329
    Nơi ở:
    Hà Nội 1
    Sao tớ nhớ là ngày tớ đi học lớp 1 thì bài đầu tiên là học chữ "O" chứ nhỉ ? Ò ó o ấy :))
     
  11. StJohn-TheEagle

    StJohn-TheEagle Persian Prince GameOver

    Tham gia ngày:
    4/6/07
    Bài viết:
    3,863
    Lên từ khi các sếp bộ Học 'cải cách' SGK đấy ạ. Ra cuốn sách mới bự hơn, nhiều hình hơn sách cũ, lộn dòng lộn giống hơn sách cũ.
    Theo giải thích của các sếp bộ Học, con nít đẻ ra nhìn thấy mẹ trước, mẹ chăm cho từ nhỏ đến lớn, chữ Mẹ đứa nào cũng đọc đc. Dạy chữ E trước.

    \/ Skin mới đã nhức mắt lắm rồi. Thím Hồng mần ơn bỏ màu giùm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/10
  12. DAC

    DAC Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    10/4/04
    Bài viết:
    5,740
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Trước giờ tui vẫn đánh vần tiếng Việt bằng hệ thống a-bờ-cờ. Nhưng với những chữ viết tắt, những từ rời rạc (không phân biệt) thì dùng hệ thống a-bê-xê, riêng những chữ cái viết tắt từ tiếng Anh (nếu biết chắc từ đó là tiếng Anh) thì dùng hệ thống ây-bi-xi. :)

    Tất nhiên đó là những từ mới gặp lần đầu, còn những từ đã quá quen trên các phương tiện truyền thông thì đành phải đọc theo chứ nếu tự đọc theo ý mình thì nghe nó sượng lắm. :(
     
  13. b1r4in

    b1r4in Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/6/08
    Bài viết:
    244
    Nơi ở:
    OhSto Hospital SG
    Hội nhập thì phải thế thôi :-j
     
  14. Rain_Dance

    Rain_Dance Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    1,074
    Nơi ở:
    Con phố nhỏ
    Từ thời kháng chiến dân ta đã học IT rồi cơ à :-o
     
  15. Fire Emblem

    Fire Emblem Keliena Mintha Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/4/03
    Bài viết:
    4,760
    Trước giờ cứ tưởng là để các cháu nhanh chóng viết được câu "Be bè bé, bé vẽ bê" như các bác lên báo phát biểu hồi mới đổi sách :))

    Chắc là kiểu như cái này:

    Nhớ sao lớp học i tờ
    Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
    Nhớ sao ngày tháng cơ quan
    Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

    ;;)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/10
  16. .Cal

    .Cal Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/7/09
    Bài viết:
    1,313
    Mình nhớ bọn BTV nó đọc MU là "Em U" mà, ko phải "em iu" cũng không phải "mờ u" =)).
     
  17. EverydayPhuong

    EverydayPhuong Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    15/3/09
    Bài viết:
    2,760
    Có bất tiện đâu mà phải đổi.
     
  18. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    phải là em-diu chứ nhỉ :-?
     
  19. ThePlea

    ThePlea Fire in the hole! ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    2,510
    Nơi ở:
    Bí mật [-(
    Ông thầy dạy toán mình bảo tại thằng cha nào ở ngoài Trung đọc chữ A thành chữ E nên đổi cho chữ E trước...8-}
     
  20. sat_thu17

    sat_thu17 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    18/9/04
    Bài viết:
    967
    Lớp 1 điểm tập đọc lúc nào cũng 6,7 vì đọc a bê cê :))
     

Chia sẻ trang này