Nghề kế toán luôn luôn hot vì doanh nghiệp trong nước ta ngày càng phát triển, và kế toán thuế luôn luôn là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhưng có nhiều bạn hoc ke toan ra nhưng vẫn chưa hiểu và xác định được công việc cần làm là những gì thì bài viết này sẽ hướng dẫn rõ cụ thể công việc của kế toán thuế. Kế toán thuế cần làm những công việc gì ? * Yêu cầu cần của kế toán thuế : - Sử dụng máy tính thành thạo( phần mềm excel, phần mềm kế toán). - Có nghiệp vụ kế toán và có kinh nghiệm càng tốt. - Biết tổng hợp và phân tích báo cáo, chứng từ hóa đơn. Mỗi ngày kế toán thuế phải tập hợp hết các chứng từ gốc, theo dõi sổ sách, nếu công ty mới thành lập thì cần nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài. Hàng ngày bạn theo dõi hóa đơn chứng từ đầu ra và đầu vào để có trách nhiệm giải quyết với các chứng từ ( nếu có yêu cầu giải trình ). Luật kế toán nước ta luôn thay đổi, nên bạn cần thường xuyên cập nhật các thông tư hướng dẫn cũng như các chính sách thuế mới ban hành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty mình. Đến cuối tháng bạn làm báo cáo thuế cho tất cả các loại thuế mà công ty bạn đang áp dụng như thuế GTGT, TNCN cho hàng tháng và nộp thuế (nếu có) trong vòng 20 ngày của tháng tiếp theo kỳ tính thuế đó. Bạn cũng phải làm báo cáo thuế tháng của quý đó để báo cáo quý. + Cuối năm bạn làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối của năm và báo cáo thuế TNDN của quý 4 và bao gồm luôn nhớ báo cáo quyết toán thuế TNCN. + Đầu năm nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài vào tháng đầu tiên của năm tài chính đúng theo số tiền thuế tương ứng với vốn mà công ty đã đăng ký kinh doanh. Lưu ý : Tháng nào cũng phải kê khai hoá đơn đầu vào, đầu ra. Đối với hoá đơn đầu ra nên kê khai ngay nếu để quá thời hạn kê khai 6 tháng là quá thời gian quy định sẽ không được kê khai, mà nếu gặp trường hợp như vậy bạn đưa phần thuế này vào chi phí nếu chỉ trong vòng 6 tháng thì khai bổ sung. Đối với thuế GTGT đã báo cáo hàng tháng rồi thì không báo cáo theo quý nửa, nhưng phải làm báo cáo thuế TNDN theo quý dựa vào tờ khai báo cáo tháng và các chi phí khấu hao, lãi vay (nếu có ..) để làm tờ khai quý. - Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. - Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh - Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp - Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. - Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty. -Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty. * Cần phải hoàn thành : - Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán. - In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định. - Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. - Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu. - Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. - Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT - TV - Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến. - Lưu trữ dữ liệu, chứng từ, hóa đơn kế toán theo quy định. Như vậy là bạn đã hoàn thành công việc của mình rồi đó, nếu bạn đặt chất lượng lên hàng đầu thì cần phải tự hỏi mình hoc ke toan o dau ? trước khi tìm trung tâm học nhé. Chúc bạn thành công "Học kế toán không khó - Làm kế toán không dễ" Nguồn : Kế toán Bắc Ninh