Giống như bất cứ hệ thống máy móc nào khác, việc kho chứa lạnh đột ngột gặp tình trạng hỏng hóc hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc lựa chọn các thiết bị, vật liệu lắp đặt kho lạnh đến từ các thương hiệu và đơn vị thi công uy tín, lắp đặt đúng thiết kế, đúng quy trình, vận hành đúng cách cũng góp phần rất lớn giúp kéo dài tuổi thọ kho lạnh, ít hỏng hóc, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian sửa chữa. Những lỗi thường gặp trong quá trình hoạt động của kho chứa lạnh Có tiếng ồn lớn, bất thường khi hệ thống lạnh đang vận hành Những tiếng ồn lớn có thể bắt nguồn từ các hỏng hóc của cụm máy nén như khóa van bị rò rỉ, đứt gãy mối nối, bạc lót, piston bị hao mòn… Hoặc dư gas lạnh, đinh vít ở các bộ phận bị lỏng. Thiếu hoặc hết gas lạnh Gas lạnh là nguồn cung cấp luồng khí lạnh giúp duy trì nhiệt độ ổn định bên trong kho chứa lạnh. Rò rỉ các đường ống nối hoặc van gas là nguyên nhân dẫn đến thất thoát khí gas, khiến lượng khí gas không còn đủ để tạo môi trường nhiệt độ thấp bảo quản hàng hóa cần thiết. Máy vẫn chạy nhưng không có hơi lạnh thoát ra Không đủ hơi lạnh là lỗi phổ biến khi vận hành kho chứa lạnh Đây là một lỗi khá phức tạp của hệ thống kho lạnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, chẳng hạn như thiếu gas lạnh, tắc ống dẫn gas do bụi bẩn và dị vật, không khí không tuần hoàn, chứa quá nhiều hàng hóa trong kho, máy nén hư hỏng… Block hoạt động ngắt quãng hoặc ngừng hoạt động Mặc dù đây cũng là một trong những lỗi thường gặp khi vận hành kho chứa lạnh, tuy nhiên, nó lại gây ra hậu quả nghiên trọng, khiến toàn bộ hệ thống máy móc trong kho đóng băng. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc máy nén mất nguồn cấp, lỗi do bảng mạch điều khiển, khởi động từ hở mạch, không đóng… và còn nhiều nguyên nhân khác. Máy nén và dàn quạt dừng hoạt động hoặc không hoạt động đồng thời Hiện tượng ngắn mạch hoặc đứt dây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động của máy nén và dàn quạt. Ngoài ra, cũng có thể do bộ điều khiển nhiệt độ bị lỗi hay hư hỏng ở khởi động từ máy nén. Áp suất nén quá cao Khi áp suất nén trong kho chứa lạnh quá cao, nguyên nhân có thể đến từ việc dư thừa nguồn khí gas lạnh, cụm dàn ngưng không được vệ sinh thường xuyên, thiếu không khí, thiếu nguồn nước giải nhiệt… Áp suất nén quá thấp Ngược lại với áp suất nén quá cao, áp suất nén quá thấp cũng khiến quá trình hoạt động của kho chứa lạnh bị ảnh hưởng. Tương tự áp suất nén cao, áp suất nén thấp bắt nguồn từ thiếu hụt khí gas hoặc giảm hiệu suất máy nén. Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây gián đoạn trong quá trình hoạt động của kho chứa lạnh, bạn có thể chủ động sửa chữa nếu có thể hoặc gọi đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ lành nghề. Những nguyên tắc cần chú ý trong quá trình vận hành kho chứa lạnh Thay vì đợi đến khi có hỏng hóc xảy ra mới bảo hành hoặc sửa chữa, vừa tốn kém chi phí, vừa tốn thời gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa trong khi ngắt điện đợi sửa chữa, bạn có thể chủ động kiểm soát nhằm hạn chế lỗi và kéo dài tuổi thọ của hệ thống kho lạnh bằng cách thực hiện những nguyên tắc sau đây. Chọn kho chứa lạnh phù hợp với từng loại hàng hóa Phân loại kho chứa lạnh giúp kho hoạt động với công suất tối đa Có rất nhiều loại mặt hàng yêu cầu được bảo quản lạnh. Vì mỗi sản phẩm lại có một yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm môi trường khác nhau, kho lạnh cũng vì thế được chia thành nhiều loại để đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm tốt nhất. Cụ thể, hạt giống yêu cầu nhiệt độ bảo quản dương nên không thể để chúng trong kho đông -20 độ C của thực phẩm. Hay như các loại thịt tươi sống khi muốn cấp đông để lưu trữ cần phải đưa vào kho cấp đông với nhiệt độ -40 độ C, đảm bảo quá trình đông cứng diễn ra nhanh nhất. Nếu ngay lập tức đưa số sản phẩm này vào kho trữ đông với nhiệt độ chỉ từ -22 độ C, quá trình cấp đông vẫn xảy ra nhưng cần nhiều thời gian hơn, thực phẩm có thể bị giảm chất lượng trong khoảng thời gian này. Vận hành kho chứa lạnh theo đúng điều kiện tiêu chuẩn Vì mỗi loại kho lạnh lại có một công dụng, dung tích, máy móc khác nhau, việc vận hành chúng cũng có những yêu cầu khác nhau. Để kho chứa lạnh có thể hoạt động ở công suất tối đa, việc tuân thủ đúng yêu cầu được đưa ra bởi đơn vị thi công lắp đặt là điều vô cùng cần thiết. Vệ sinh kho chứa lạnh đúng cách Các thiết bị trong kho lạnh bám bụi bẩn, đóng tuyết gây tắc nghẽn đường ống, giảm công suất hoạt động của các thiết bị làm lạnh trong kho, không chỉ khiến máy móc nhanh hư hỏng, tốn chi phí và thời gian sửa chữa, mà còn gây thiệt hại về hàng hóa khi kho không đủ lạnh hoặc hoàn toàn không lạnh. Chưa kể đến việc tốn điện, tốn nhiên liệu, dễ gây hỏng mạch điện, cháy nổ… Ngay cả khi chưa đến thời hạn bảo trì, bạn cũng nên kiểm tra và tự vệ sinh kho lạnh nếu có thể. Hoặc nhờ đến sự trợ giúp từ đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp. Nguyên tắc khởi động hệ thống sau khi mất điện hoặc tắt máy Khởi động lại hệ thống làm lạnh sai cách sau khi mất điện hoặc ngắt điện là một trong những lỗi hầu hết mọi người đều mắc phải, nhưng lại không mấy ai để ý đến. Thông thường, khi nguồn điện cung cấp cho kho bị ngắt, khách hàng thường có thói quen khởi động lại hệ thống kho ngay lập tức vì lo lắng khi hệ thống không hoạt động, nhiệt độ giảm xuống có thể khiến hàng hóa bên trong kho hư hỏng. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến cho hệ thống điện bên trong kho gặp trục trặc vì nguồn điện tăng lên đột ngột. Thậm chí trong một số trường hợp, hành động này có thể gây cháy, nổ cầu chì hoặc hỏng hệ thống điều hòa không khí. Nếu muốn kho lạnh hoạt động ổn định hơn và giảm hư hỏng, khách hàng nên ưu tiên cho kho chứa lạnh một nguồn cấp điện riêng, lắp đặt kho lạnh ở những khu vực có nguồn điện khỏe, ít bị cắt điện. Và nếu có sự cố mất điện xảy ra, thay vì ngay lập tức khởi động lại hệ thống, hãy đợi khoảng 10 phút để máy móc trong kho dừng hoạt động hoàn toàn, đồng thời lấy lại thăng bằng trước khi tiếp tục hoạt động. Bảo dưỡng kho chứa lạnh định kỳ Nên bảo dưỡng kho chứa lạnh định kỳ từ mỗi 3 đến 5 tháng Vì hoạt động của kho lạnh đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều các loại máy móc phức tạp khác nhau, nếu một bộ phận có hiện tượng hư hỏng, toàn bộ hệ thống kho lạnh sẽ bị ảnh hưởng theo. Chưa kể việc tháo lắp các thiết bị này khá phức tạp và tốn thời gian, nên giống như việc vệ sinh kho lạnh, hoạt động bảo trì cũng nên được tiến hành thường xuyên để sớm phát hiện lỗi, thay vì đợi hỏng hẳn rồi mới sửa. Khoảng thời gian tốt nhất để tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng định kì cho kho chứa lạnh là mỗi 3 đến 5 tháng một lần. Quy trình bảo dưỡng máy ít nhất phải bao gồm một vài công việc cơ bản như kiểm tra thông số của các thiết bị vận hành; tiến hành vệ sinh vỏ máy, vệ sinh hệ thống làm lạnh… Với các thiết bị chuyên dụng; kiểm tra độ an toàn với khả năng cách điện, kiểm tra hệ thống điều khiển và bảo vệ; kiểm tra dầu máy và các van nối, mối nối giúp đảm bảo máy có thể hoạt động trơn tru; vận hành thử hệ thống để kịp thời phát hiện lỗi sai trong quá trình máy chạy; ghi chép lại những thông số cần thiết để quản lý và đối chiếu với những lần bảo dưỡng sau. >>> Xem thêm bài viết: Chi tiết các bước trong quy trình thi công kho lạnh : https://codienlanhachau.vn/thi-cong-kho-lanh/