Vào mùa lạnh hay mưa ẩm, trẻ em rất dễ bị thấp khớp cấp, đặc biệt ở những nơi có điều kiện sống kém, mất vệ sinh thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh càng cao và cao nhất thường ở lứa tuổi 5 – 15. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như việc học tập khi các em còn đang trong độ tuổi đến trường. Để nhận biết trẻ có bị thấp khớp cấp không phải là điều cha mẹ nào cũng biết. Cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh ở trẻ để giúp trẻ được điều trị sớm nhất, nếu chậm phát hiện rất có thể dẫn đến suy tim nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? + Thấp khớp cấp (TKC) là một bệnh lý viêm lan tỏa của tổ chức liên kết vùng khớp và một số cơ quan khác như da, tổ chức dưới da, tim, thần kinh trung ương… thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh toàn phát với sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, nổi ban đỏ ở da, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn… kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì. + Khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh các tổn thương tại tim. Thời gian điều trị phòng thấp kéo dài 5-10 năm hay suốt đời, tùy thuộc vào diễn tiến và thể bệnh. + Đây là một loại bệnh tự miễn và do đó thường gây ra các tổn thương ở Nhiều cơ quan như: khớp (viêm khớp), tim (viêm cơ tim, viêm các màng tim, rối loạn dẫn truyền), thần kinh (múa vờn Sydenham), da (hồng ban vòng Besnier), mô dưới da (nốt cục dưới da, hạt Meynet), phổi và màng phổi, thận, màng bụng, mạch máu… Vì sao trẻ em cũng bị thấp khớp cấp? + Khoa học đã khẳng định rằng, vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) là thủ phạm chính gây nên thấp khớp cấp tính. Sự tồn tại, gây bệnh của liên cầu nhóm A ở khu vực đường hô hấp trẻ, nhất là ở họng và sự đáp ứng của cơ thể đối với vi khuẩn này đóng vai trò chính trong bệnh thấp khớp cấp. + Tuy vậy, không phải bất kỳ người nào, trẻ em nào có vi khuẩn liên cầu nhóm A gây bệnh hoặc tồn tại ở họng cũng gây nên thấp tim mà chỉ có một số tỷ lệ nhất định bị thấp khớp cấp mà thôi. + Ở Việt Nam theo thống kê chỉ thấy khoảng 3% số trẻ mắc bệnh thấp tim. Đối với vi khuẩn liên cầu thì được người ta chia thành 3 nhóm chính: S. pyogenes, S. viridans và S. feacalis (chính là Enterococcus: liên cầu đường ruột). Bạn nên xem thêm trẻ biếng ăn kéo dài nên xử lý sao? Cả 3 nhóm này về tính chất gây bệnh có khác nhau, đặc biệt chỉ có S.pyogenes (liên cầu nhóm A) mới gây bệnh thấp tim. + Thông thường người ta gặp các týp huyết thanh của liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là týp 1, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24, 27, 29. Sở dĩ liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là do đặc điểm cấu tạo vách của chúng. + Người ta thấy về cấu tạo vách của tế bào liên cầu nhóm A có phần giống với cấu tạo của khớp và cơ tim. + Vì vậy khi vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể con người, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại chúng. + Như vậy vô hình trung kháng thể do cơ thể sinh ra cũng có phần chống lại tổ chức của chính mình mà người ta gọi là phản ứng giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A, kháng nguyên của tổ chức khớp, cơ tim, van tim (glycoprotien của van tim) với kháng thể của cơ thể sinh ra. + Ngoài ra, liên cầu nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nên viêm cầu thận cấp nhưng lại do các týp huyết thanh khác của liên cầu nhóm A chứ không phải do các týp huyết thanh gây bệnh thấp tim. Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thấp khớp cấp + Bệnh thường là cấp tính nên có các biểu hiện ra bên ngoài như: sốt, đau nhức khớp, cơn đau có thể kéo dài và âm ỉ làm trẻ rất khó chịu. + Vị trí cơn đau bắt đầu thường là ở các khớp lớn sau đó mới lan ra các khớp nhỏ khác thường thì cơn đau xuất hiện ở khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay… + Vùng bị tổn thương khớp sẽ thấy sưng nóng, đỏ đau nhức vùng này cho tới khi có biện pháp giảm đau can thiệp. + Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới, khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp. + Viêm họng sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm. Thấp khớp cấp gây nguy hiểm tới tim? + Bệnh thấp khớp ở trẻ nghĩ thì bình thường vì có những trường hợp tự khỏi được tuy nhiên không thể chủ quan được vì bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm tới hệ thống xương khớp nếu như không có phương pháp điều trị hợp lý. + Thấp khớp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, chính vì vậy người ta xếp thấp khớp vào nhóm bệnh tim mạch và gọi là thấp tim. Biến chứng tim hay não có thể muộn hơn 10 đến 20 năm. + Các triệu chứng thấp tim khởi đầu khoảng hai tuần sau khi nhiễm trùng họng bao gồm sốt, đau mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc cổ tay, di chuyền từ khớp này sang khớp khác, sưng đỏ nóng đau, nổi nốt dưới da, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, chuyển động giật rung tay chân và khuôn mặt. + Thấp khớp cấp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, Bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm khớp cấp do thấp, sốt thấp, thấp tim. Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp + Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày tránh không để trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, VA, viêm xoang. + Khi phát hiện trẻ đã bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ. Khi biết trẻ bị bệnh thấp tim do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần dùng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn. + Khi đã bị thấp khớp cấp cần tiêm kháng sinh cách nhau 3 tuần một lần và tối thiểu trong 5 năm và tốt nhất là phòng bệnh đến 18 tuổi, có khi còn lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ theo dõi bệnh cho con, em mình. + Đặc biệt những bệnh nhi trong đợt đầu đã có tổn thương tim cần tiếp tục tiêm phòng cho đến 25 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa nếu có nguy cơ tái phát. + Và những bệnh nhân có tổn thương van tim mạn tính do thấp tim thì phòng bệnh tái phát cần kéo dài trong suốt cuộc đời. + Người ta cũng khuyên rằng một số bệnh nhân cho dù đã phẫu thuật tim do bệnh thấp tim vẫn có thể có nguy cơ tái phát và do vậy cũng cần tiêm phòng thấp khớp cấp. Điều trị bệnh thấp khớp cấp ở trẻ Bệnh thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được với điều kiện là phải phát hiện và điều trị sớm trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi mắc bệnh. Người ta thống kê cho thấy tỷ lệ chữa khỏi rất cao (khoảng 90%), tuy nhiên sau khi chữa khỏi đợt thấp khớp cấp cũng cần tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ. Với viêm khớp, không viêm tim: 2 tuần tuyệt đối, 2 tuần tương đối. Viêm tim, tim không to: 4 tuần tuyệt đối, 4 tuần tương đối. Viêm tim, tim to: 6 tuần tuyệt đối, 6 tuần tương đối. Viêm tim, suy tim: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường tới khi hết suy tim và 3 tháng điều trị tại nhà. Dùng kháng sinh diệt liên cầu khuẩn nhóm A như: Benzathin penicillin, Penicillin V, Erythromycin và điều trị theo từng thể bệnh: Viêm tim nhẹ, viêm tim trung bình và nặng. Bổ sung thực phẩm cần thiết cho người bệnh thấp khớp Bổ sung một số acid béo: + Acid béo Omega-3: có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống), có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Cho bệnh nhân dùng dầu cá 2-4g, thậm chí 5g/ngày cho kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn. + Acid béo Omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): ngăn chặn tiến trình sản sinh các prostaglandin gây chứng viêm với liều 1-3g/ngày. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA. Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400 mg tảo khô (biệt dược Linaforce). Người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô/ ngày (tương đương 90 mg acid GLA). + Bổ sung các vitamin: vitamin C, D, E và beta-carotene có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp do tác dụng chống oxy hóa. Beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cùng các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chỉ với liều nhỏ dưới 150 mg vitamin C và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày cũng khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này. Nguồn: Hyabest (J) Xem thêm các thông tin hữu ích tại: https://duocvinhhung.com