Những điều nên biết khi bảo quản áo thun nam đúng cách

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi ctuanonline, 20/8/16.

  1. ctuanonline

    ctuanonline Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/12/10
    Bài viết:
    3
    Để một chiếc áo thun nam cao cấp yêu thích của bạn luôn bền và mới thì việc bảo quản đóng vai trò rất quan trọng.

    Vì tính tiện dụng và dễ phối đồ cho nên áo thun đã trở thành trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của phái mạnh. Việc lựa chọn cho mình một chiếc áo thun cao cấp vừa ý và phong cách phối đồ đã được ATTA trình bày. Để có thể giữ chiếc áo thun nam luôn mới thì giới mày râu cần có kiến thức cơ bản trong việc bảo quản đồ hiệu. Chính vì vậy hôm nay ATTA sẽ chia sẻ kiến thức trong việc “bảo quản áo thun nam hàng hiệu cao cấp đúng cách”.

    Để bảo quản đúng cách trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ chất vải của chiếc áo thun.

    Chất vải:

    Thông thường áo thun nam được sản xuất từ vải cotton. Trong đó, cotton được chia ra làm 4 loại:

    – Cotton 100%: Sợi cotton có nguồn gốc từ sợi quả bông hay chính xác hơn là sợi Xenluloxo( sợi bông). Đây là chất liệu cao cấp nên thông thường được các thương hiệu nổi tiếng sử dụng trong dệt may. Gọi đây là chất liệu cao cấp vì đặc tính thấm hút mồ hôi tốt cùng độ co giãn đàn hồi cao nên rất bền và phù hợp với khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
    – CVC (thường gọi cotton 65/35): Thành phần bao gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Đây cũng có thể được coi là loại vải cao cấp vì tỷ lệ thành phần cotton chiếm khá cao. Và cũng được sử dụng trong việc dệt may các loại trang phục thời trang cao cấp.
    – TC (thường gọi cotton 35/65): Thành phần gồm 35 % xơ cotton và 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo thun, và được đa phần sử dụng trong thời trang dân dụng
    – PE (Polyeste): Thành phần gồm 100% sợi PE, Những chiếc ao thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu. Vải ít bị co khi sử dụng. Giá thành mểm, nên được phổ biến.

    Tại Mỹ, các loại áo thun hàng hiệu dành cho nam được may từ vải cotton 100%. Trong đó phải kể đến các nhãn hiệu áo thun nổi tiếng như Polo Ralph Lauren, Lacoste (áo cá sấu)…

    Một số mẫu áo thun nam body tại atta.vn :


    [​IMG][​IMG][​IMG]

    [​IMG]

    Cách giăt ủi áo thun nam hàng hiệu đúng cách:

    Vì được may từ loại vải cotton nên quá trình giặt ủi áo thun rất cần sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Thông thường trên các loại áo thun nam hàng hiệu chính hãng sẽ có gắn một tag hướng dẫn phần giặt ủi. Tuy nhiên không phải người tiêu dùng nào cũng có thể đọc hiểu phần ấy ( không chú ý hoặc khác ngôn ngữ).

    Vì vậy ATTA sẽ liệt kê ra một số bước giặt ủi áo thun nam sao đúng cách:

    – Không nên giặt chung các màu áo, nhất là ở lần giặt đầu tiên, vì áo thun rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại.
    – Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ, nước nóng có thể làm vải giãn ra và làm hỏng áo
    – Nên tránh các loại xà bông giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, nhất là trên áo màu nhé.
    – Tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm. Nếu bạn sử dụng nước xả mềm vải, áo thun sẽ bị giãn rất nhanh. Nước xả vải và phơi bằng móc treo là một bộ đôi tuyệt vời nếu bạn muốn “hủy diệt” chiếc áo yêu thích của mình. Ngoài ra nước xả mềm vải có thể làm hình in bị mềm và dễ bong tróc.
    – Nên giặt tay, nếu giặt máy, bạn nên lộn trái áo, tránh trường hợp mặt hình in cọ sát vào thùng giặt gây tróc hình in.
    – Không nên vắt áo thun sau khi giặt, bạn có thể khiến vải áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo của mình.

    Bảo quản áo thun sao đúng cách?

    – Khi phơi áo thun, người tiêu dùng nên lộn trái áo và phơi ở chỗ ít nắng vì ánh mặt trời cũng là một tác nhân khiến các họa tiết và màu áo phai màu. Và nên phơi ngang áo trên cây phơi đồ, vì sớ vải của áo thun thường có xu thế chảy xệ xuống dưới, nếu người tiêu dùng phơi bằng móc áo có thể khiến áo bị chảy dài làm biến dạng kiểu dang quần áo ban đầu.
    – Áo thun cotton thường nhăn khi giặt xong, do đó khi là quần áo tuyệt đối không được ủi lên bề mặt họa tiết trên áo, tốt nhất người tiêu dùng nên là ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo ra trước khi ủi để tránh làm giảm màu sắc của quần áo và làm bong tróc hay biến dạng những hình ảnh, logo, khẩu hiệu được in trên áo.
    – Áo thun người dùng có nhiều hình in thì không nên gập 2 mặt vào nhau, đảm bảo nhất là dùng móc treo hoặc gập đôi áo.
    – Tránh để quần áo ở các nơi ẩm thấp, với tính năng thu ẩm, hút nước tốt, quần áo dễ bị nấm mốc, thậm chí để lại những vết ố trên quần áo.
    – Sau khi mặc áo thun đi chơi, hoạt động nhiều ra mồ hôi, đảm bảo nhất, cẩn thận nhất là người dùng nên giặt liền vì để lâu áo thun sẽ có mùi hôi và ẩm mốc.
    – Khi phơi áo thun tránh phơi quá lâu, có nghĩa là áo khô thì không nên để lâu dưới ánh nắng mặt trời nó có thể làm giảm màu áo và giảm chất lượng áo, áo mặt vào khô cứng mất nét mềm của vải.

    Người ta vẫn thường nói “ của bền tại người”. Rõ ràng không ai muốn áo thun nam hàng hiệu của mình trở nên loang lổ hay nhàu nát. Hi vọng những chia sẻ của ATTA sẽ thật sự có ích cho các quý ông trong việc bảo quản đồ hiệu đúng cách.
     

Chia sẻ trang này