Những món ăn tốt cho người bệnh gút không nên bỏ qua

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi laasd19, 28/3/17.

  1. laasd19

    laasd19 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/12/16
    Bài viết:
    0
    Bệnh gút là một trong các bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Người bệnh gút ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì nên có chế độ ăn uống hợp lý. Bởi việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày cũng góp phần làm cho bệnh thuyên giảm và việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại nếu ăn uống không hợp lý sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng và khó trị hơn. Sau đây, blog bài thuốc quý chúng tôi xin chia sẻ đến người bệnh một số món ăn rất tốt cho việc điều trị bệnh gút trong bài viết sau đây mà bạn không nên bỏ qua.




    Nguyên nhân gây ra bệnh gút


    Bệnh gút là một chứng viêm khớp do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao nên gây ra bệnh. Chất này có thể thấy trong một số thực phẩm quen thuộc với chúng ta như tạng động vật (gan, não, thận, lách), các loại các như cá trồng, cá trích, cá thu. Acid uric thường được phân hủy bên trong máu và được thải ra bên ngoài qua thận để ra nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải bỏ chất này ra bên ngoài quá ít sẽ bị ứ đọng lại và tăng cao. Khi acid uric trong máu tăng cao, tích lũy nhều trong máu và lắng đọng lại tạo thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc bao quanh các khớp gây ra triệu chứng đau đớn và viêm sưng khớp.


    Hoặc do một số tình trạng khác được gọi là giả gout cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải acid uric mà là calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh giả gout tượng tự như bệnh gout gây đau đớn ở khớp ngón chân cái nhưng thường gặp ở các khớp lớn nhiều hơn như khớp gối, cổ tay hoặc mắt cá chân


    [​IMG]


    Các món ăn tốt cho người bị bệnh gút


    Để làm giảm những triệu chứng đau đớn và chữa trị bệnh gút hiệu quả hơn, thì bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Sau đây là một số món ăn mà người bệnh gút không thể nào bỏ qua:


    1. Món ăn từ bắp cải:


    [​IMG]


    Bắp cải là một trong các loại rau được nhiều người sử dụng tuy nhiên ít người biết là loại rau này có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, trong bắp cải có chứa molybdenum và sulfur, hai hợp chất này giúp kiểm soát và thải bỏ acid uric bên ngoài rất hiệu quả, nên thường bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh gút. Đặc biệt là bắp cải tím có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt giúp chống viêm mạnh và làm giảm đau một cách nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh gút nên sử dụng bắp cải tươi sống dùng để xay thành sinh tố và uống mỗi ngày. Nếu bạn không thể sử dụng nước sinh tố từ bắp cải này thì bạn có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn như bắp cải luộc hoặc bắp cải xào, nhưng không nên nấu quá kĩ.


    Xem thêm: Bi benh gut nen an gi


    2. Món ăn từ cà tím:


    [​IMG]


    Cà tím là một thực phẩm khá quen thuộc với chúng ta. Ngoài việc chế biến thành các món ăn ngon thì còn được xem là một nguyên liệu dùng để chữa bệnh gút. Theo đông y, cà tím có nhiều tác dụng rất tốt như lợi tiểu, nhuận gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng, tiêu hóa... Vì vậy, người bị bệnh gút thường xuyên sử dụng cà tím trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường chức năng bài tiết nước tiểu và cân bằng hàm lượng các chất cần thiết bên trong cơ thể. Không chỉ dừng lại ở đó, cà tìm còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gút như đau nhức, xưng nóng ở các khớp.


    Người bệnh có thể sử dụng cà tím như sau: Khi mua nên lựa chọn cà tím chất lượng và ít bị hư hại, đem rửa sạch cắt thành từng miếng vừa ăn, củ hành cắt thành từng khúc, gằng cắt lát, tỏi bỏ vỏ. Bắc chảo lên bếp với lửa vừa và cho dầu vào, khi dầu đã nóng cho gừng và hành phi thơm, sau đó cho cà vào rồi trộn đều, cho thêm một ít nước vào, nêm nếm gia vị sao cho vừa đủ ăn. Món ăn này sẽ giúp người bệnh gút thanh niên, giải độc và lợi tiểu cho cơ thể


    3. Các món ăn từ củ cải trắng


    [​IMG]


    Trong đông y, củ cải trắng có tính mát, vị ngọt và thường được dùng để trị phong thấp, hành phong khí... Đây được xem là một loại rau củ chứa nhiều vitamin, có nhiều nước và có hàm lượng đạm purin nên rất phù hợp cho việc chữa trị bệnh gút. Có nhiều cách để sử dụng củ cải trắng, bạn có thể dùng củ cải trắng để nấu cháo, luộc chín hoặc nấu nước lá củ cải dùng như một loại trà để uống có tác dụng hỗ trợ việc điều trị bệnh gút hiệu quả hơn và cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.



    Trên là các món ăn tốt cho người bị bệnh gút mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn hoặc người thân bạn bị bệnh gút thì hãy áp dụng các món ăn này vào bữa ăn hàng ngày để giúp cho việc chữa trị thêm hiệu quả và nhanh chóng. Sử dụng những món ăn này thường xuyên sẽ giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh gút như đau nhức, sưng đỏ rất tốt và an toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thực hiện đúng những quy định của bác sĩ, uống thuốc và thường xuyên theo dõi bệnh để có thể chữa trị một cách đúng đắn và kịp thời.


    Xem thêm: Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc đông y
     
  2. hoangtiendan

    hoangtiendan Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    3/7/17
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    ha noi
    Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout:

    Bệnh Gút cần ăn gì và kiêng gì tốt nhất

    Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nên ăn gì và nên kiên những gì khi mắc phải căn bệnh quái ác này.

    Khi lượng acid uric trong máu tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,… thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời lúc này tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ. Lúc đó người ta gọi là bệnh gút (Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút thì phát hiện được tinh thể urat ở khớp viêm đau gút cấp là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh gút).

    Còn nếu như chưa xảy ra cơn đau, xét nghiệm thấy acid uric cao vượt ngưỡng bình thường thì đó là giai đoạnTăng acid uric máu.
    Có thể nói bệnh gút là một trong những bệnh gây đau đớn nhất, những người bị bệnh gút diễn tả lại là khi đang xảy ra cơn đau của bệnh gút thì họ sợ cả cơn gió thổi qua…

    Bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa chất đạm. Vậy trong người bị bệnh gút không nên ăn gì?
    - Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:
    + Hải sản các loại.
    + Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
    + Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
    + Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
    + Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: + Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
    + Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

    - Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
    + Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
    + Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
    + Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
    + Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

    - Về đồ uống:
    + Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
    + Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
    + Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

    Và sau đây là một số thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:

    - Thức ăn có lợi:
    + Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

    – Đồ uống có lợi:
    + Một điều quan trọng nhất là Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).Không uống nướcbuổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng Sức khỏe.
    + Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (ví dụ sản phẩm nước khoáng kiềm Akaline).

    Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acid uric. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acid uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.
     

Chia sẻ trang này