Những phong tục ý nghĩa trong dịp tết cổ truyền

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi huytranhosco, 28/1/16.

  1. huytranhosco

    huytranhosco Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    5/11/15
    Bài viết:
    0
    Có thể bạn quan tâm>>>Phan mem quan ly ban hang
    Mỗi một dân tộc lại có một phong tục tập quán riêng trong ngày tết của họ. Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Mỗi một phong tục cổ truyền lại có một ý nghĩa riêng. Bạn với mình cùng tìm hiểu nhé!
    [​IMG]

    Những phong tục ý nghĩa trong dịp tết cổ truyền
    1. Tống cựu nghinh tân
    Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp đón cái mới, đón may mắn. Nếu có tranh cãi, xích mích gì với người, hàng xóm đều xúy xóa hết, năm mới mọi thứ mới vui vẻ, niềm nở với nhau
    2. Lễ rước vong linh ông bà
    Chiều 29, 30 tháng, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm thức ăn hoa quả cúng ông bà tổ tiên.. Đây là dịp cả gia đình quây quần tưởng nhớ đến vong linh ông, bà, tổ tiên…
    3. Xông nhà (hay “xông đất”)
    Người xông nhà là người đầu tiên vào nhà tính từ lúc giao thừa. Theo phong tục của người Việt thì ngừời xông nhà sẽ đem lại may mắn hay rủi ro cho gia chủ trong năm mới. Do vậy, phải kén, nhờ người xông nhà. Người xông nhà phải hợp tuổi, là người dễ, niềm nở..
    4. Hái lộc
    Mọi người đi xem giao thừa, ai cũng muốn hái lộc”rước lộc”, mong năm mới thuận lợi, may mắn..tài lộc. Họ thường hái những trồi non các cây. Nhưng bạn cần lưu ý nên hái ở cây nhỏ và tránh hái những cây ở gần đình chùa nhé, để tránh rước vong về nhà.
    [​IMG]
    5. Chúc thọ, chúc Tết
    Chúc thọ, chúc tết, chơi nhà nhau, đây là dịp mọi người gắn kết với nhau. Chúc nhau may mắn,vạn sự như ý, năm mới cái mới, cái cũ, không tốt bỏ qua hết.
    6. Lì xì
    “Lì xì” nguyên là chữ “lợi thị” (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự.Mọi người lì xì nhau trong dịp tết để lấy may, chúc nhau. Trẻ nhỏ hay ăn chóng lớn,ông bà sống lâu, người trung thì làm ăn tốt, thhuaanj buồm xuôi gió.. tất cả đều may mắn
    7. Quà tết, lễ tết
    Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính.
    Các cụ ngày xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện “cho được” tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm… Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt… tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc.
    8. Khai nghề
    Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Họ thường đi xem chọn ngày để khai hàng,..
    9. Kiêng không hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết
    Tục này nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều gia đình giữ phong tục này. Qua mồng 1 mới có thể quét nhà
    [​IMG]
    10. Cúng giao thừa ngoài trời
    Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
    Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.
    11. Mâm ngũ quả
    Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

    Mâm ngũ quả thể hiện thành tâm, sản phẩm 1 năm làm ra mồ hôi công sức của người dân. Mâm ngũ quả đa dạng màu sắc: đu đủ thể hiện cuộc sống đầy đủ, bưởi, chuối, thăng long..
    Chúc bạn năm mới dồi dào sức khỏe.
    Xem thêm
    >>>Phần mềm bán thuốc
    >>>Phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng
     

Chia sẻ trang này