Những phương pháp chọn cọc khi làm xây nhà

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi vothiphung, 16/5/16.

  1. vothiphung

    vothiphung Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    24/6/15
    Bài viết:
    0
    Nền móng là tổng thể các lớp đất, đá dưới chân công trình có tác dụng chịu toàn bộ tải trọng từ công trình truyền xuống. Gia cố nền móng nhằm tăng sức chịu tải cho nền, đảm bảo công trình không bị lún quá giới hạn cho phép.
    1) Một số thiết bị gia cố nền móng
    Thay đất xấu, đất yếu, đất bùn bằng lớp cát, đất pha sỏi đá...
    Vét bỏ hết lớp đất xấu, rồi dải từng lớp cát vàng, cát đen, đất lẫn sỏi dày 20¸40cm, rồi đầm nén. Móng nhỏ có thể dùng đầm bàn, vệt đầm nọ đè lên vệt đầm kia khoảng 10cm.
    2) Gia công nền bằng cọc tre
    Cọc tre được xem là giải pháp gia cố nền đất, không cho nó là cọc để tính toán, dùng cho công trình có tải trọng không lớn. Được dùng ở vùng đất luôn ẩm ướt, ngập nước, nếu khô ướt thất thường thì rất nhanh mục.
    3) Gia công nền bằng cọc gỗ
    Làm bằng gỗ ghẻ, thông, mùng... Chỉ dùng ở những nơi luôn ẩm ướt. Gỗ làm cọc phải tươi, đường kính 20 ¸ 30 cm, dóc hết vỏ, mũi cọc đẽo hình chóp 3 ¸ 4 cạnh. Đầu cọc có thể lồng đai sắt để chống vỡ.
    4) Gia cố nền bằng cọc ống thép
    Ống thép d = 30 ¸ 60 cm; dày 12¸14 mm. Đầu ống nhọn. Sau khi đóng xuống, đổ bêtông vào trong (có thể lồng khung thép). Sau đó vừa đầm rung vừa làm động tác rút cọc lên. Có thể không rút cọc ống thép lên và để nguyên để tăng khả năng chịu lực. Hay dùng ở trụ cầu, công trình đân dụng trật hẹp, hạ cọc bằng máy ép thuỷ lực.
    Cọc ống thép có ưu điểm: trọng lượng nhỏ, bền, dễ vận chuyển, sức chịu tại 250 - 300 tấn/cọc.
    5) Gia cố nền bằng cọc cát
    Dùng cát để tăng khả năng chịu lực của nền. Làm như sau:
    Dùng cọc gỗ, ống thép đóng xuống nền đất rồi nhổ lên tạo thành những lỗ, tiến hành nhồi đầy cát hoặc cát pha sỏi nhỏ. Thường dùng các ống thép f30 ¸ 35, nền đất có sức chịu tải tăng từ 2.5 ¸ 3 lần.
    Ngoài ra còn dùng phương pháp khoan, bơm nước áp lực.
    6. Cọc bê tông cốt thép
    Cọc BTCT có độ bền cao, khả năng chịu tải lớn, được sử dụng rộng rãi. Cọc chế tạo đúc sẵn tại xưởng, bằng bê tông mác 250 trở lên.
    7) Cọc bê tông khoan nhồi (cọc nhồi)
    Cọc có đường kính ≥60cm, được khoan và tạo lỗ trong dung dịch bentonite để chống sập vách và đổ bê tông ngay tại vị trí của nó, trong cọc nhồi có cốt thép, cọc nhồi có sức chịu tải rất lớn nên dùng cho các công trình nhà cao tầng.
    8) Cọc baret
    Được đổ tại chỗ, người ta tiến hành tạo lỗ cho coc baret bằng máy đào chuyên dụng, đào tạo lỗ trong dung dịch chống sập vách. Cọc có sức chịu tải rất lớn, dùng cho nhà cao tầng.
    Để hiểu thêm ,các bạn có thể liên hệ với Vinamac để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất đến với quý khách hành nhé.
    Xem thêm: máy nghiền đá xây dựng
     

Chia sẻ trang này