Bố cục nội dung in trên thiệp cưới truyền thống thông thường gồm 2 phần là phần BÁO HỶ (Thông báo cho người thân niềm vui của hai gia đình nội dung gồm: Họ tên, địa chỉ chủ hôn nhà trai và nhà gái,họ tên cô dâu - chú rể, thời gian,địa điểm tổ chức hôn lễ theo nghi thức truyền thống...) và phần THIỆP MỜI (Mời quan khách tới dự tiệc cưới, nội dung lơì mời dự tiệc, thời gian, địa điểm tổ chức tiệc cưới...). Cụ thể các nội dung chính bố cục như sau: 1. THIỆP BÁO HỶ 1.1. Phía nhà trai: Ông Họ và tên thân sinh chú rể Ông Họ và tên thân sinh cô dâu Bà Họ và tên thân mẫu chú rể Bà Họ và tên thân mẫu cô dâu Địa chỉ gia đình chú rể Địa chỉ gia đình cô dâu Trân trọng báo tin lễ thành hôn (tân hôn) của con chúng tôi Họ và tên chú rể Họ và tên cô dâu Vị thứ trong gia đình của chú rể Vị thứ trong gia đình của cô dâu Hôn lễ cử hành tại ....... Vào lúc .... giờ..... ngày...... tháng .... năm (Nhằm ngày ....... tháng .... năm âm lịch) 1.2. Phía nhà gái: Các nội dung cơ bản như trên, phần song thân cô dâu và cô dâu chuyển sang bên trái Phần báo tin lễ thành hôn có thể đổi thành báo tin lễ Vu quy 1.3. Làm chung cả phía nhà trai và nhà gái: Làm chung thiệp thì ghi như đối với phía nhà trai Nếu làm chung thì chi phí sẽ giảm vì in số lượng nhiều và có thể tùy chỉnh số lượng mời 2 bên nam nữ 1.4. Trường hợp cụ thể: - Phần song thân cô dâu chú rể thay mặt dòng tộc đứng ra làm chủ hôn: - Nếu không còn cha thì không ghi tên cha nữa: có thể ghi Bà quả phụ Họ tên chồng - Nhũ danh: Họ tên quả phụ, hoặc Bà quả phụ: Họ tên quả phụ, hoặc đơn giản hơn chỉ ghi Bà: Họ tên quả phụ ..... - Nếu có cha, mẹ kế đứng ra làm chủ hôn có thể ghi Kế phụ, Kế mẫu - Vị thứ của chú rể, cô dâu trong gia đình: - Con trai lớn nhất: Trưởng nam. - Con trai là con trai thứ 2 trở lên trong gia đình có nhiều con trai: Thứ nam hoặc Út nam (nếu là út) - Con trai là con duy nhất: Quý nam - Con gái lớn nhất: Trưởng nữ. - Con gái là con gái thứ 2 trở lên trong gia đình có nhiều con gái: Thứ nữ hoặc Út nữ (nếu là út) - Con gái là con duy nhất: Quý nữ - Con gái trong gia đình có 1 con gái: Ái nữ 1.4. Sự khác biệt giữa lễ vu quy, tân hôn, thành hôn. - Vu quy: Là lễ đưa con gái về nhà chồng. Đây là danh từ được dành riêng cho cô dâu và thường được sử dụng trên phông cưới, bảng hiệu treo tại nhà gái. Trong lễ Vu quy, cô dâu chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và bái lạy cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.Theo cách giải nghĩa như trên, danh từ "Vu quy" được sử dụng riêng tại nhà gái. Chỉ khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng mới gọi là vu quy. - Tân hôn: Là nghi lễ đón cô dâu mới, để chỉ lễ kết hôn và đón dâu tại nhà trai. Danh từ này đặc biệt quen thuộc tại các tỉnh phía Nam và thường được sử dụng ở phông, biển treo ở nhà trai. - Thành hôn: Trước kia, danh từ này dành để chỉ buổi tiệc đãi khách chung ở nhà hàng, khách sạn của cả hai gia đình, chỉ việc tác thành cho đôi uyên ương. Thông thường, từ "Thành hôn" được in trên thiệp cưới của cả gia đình cô dâu và chú rể. Nhưng hiện nay, danh từ này được sử dụng phổ biến ở miền Bắc, tại gia đình nhà trai để chỉ việc đón dâu. 2- THIỆP MỜI Phần thiệp mời đã in sẵn Thiệp mời Trân trọng kính mời ......................... Vui lòng đến dự tiệc (rượu) chung vui cùng gia đình chúng tôi tại: - Tại nhà thì nội dung in là: Tư gia -Tại địa điểm khác thì in tên địa điểm tổ chức tiệc cưới Địa chỉ tổ chức tiệc cưới Vào lúc giờ..... ngày tháng năm Đón khách vào lúc .... giờ ngày tháng năm Sự hiện diện của ,,,,,,,,,,, là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi Kính mời 2- PHONG BÌ CỦA THIỆP Ngoài 2 phần chính trên, phong bì của thiệp mời cũng là phần quan trọng Mặt trước phong bì In họ tên cô dâu, chú rể, ngày tổ chức tiệc cưới (để dễ nhớ) In chữ: Kính gửi ................................................ Mặt sau phong bì: Sơ đồ vị tí tổ chức tiệc cưới (đối với thành phố, địa chỉ khó tìm) Như vậy sau khi đặt in thiệp cưới hoàn tất, cô dâu, chú rể và gia đình phải ghi chỉ là tại phần Thiệp Mời và phần Phong bì thiệp cưới Mua hàng: 943/20 Quang Trung, P.14, Q.Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh