Ông Phan Diễn: Chúng ta đã vượt qua sự 'kiêu ngạo cộng sản' [vnexpress]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nhoc ham choi, 17/12/16.

  1. nhoc ham choi

    nhoc ham choi Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/1/12
    Bài viết:
    1,316
    Ông Phan Diễn: Chúng ta đã vượt qua sự 'kiêu ngạo cộng sản'
    Sau 1975, tâm lý kiêu ngạo của người chiến thắng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khủng hoảng khiến Việt Nam "phải đau đớn trả giá", nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư, Phan Diễn chia sẻ với VnExpress.
    [​IMG]
    Ông Phan Diễn (phải) thời còn trong tổ giúp việc cho Tổng bí thư Trường Chinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    - Năm nay đúng dịp 30 năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội then chốt đưa ra quyết định về Đổi mới. Nhắc đến "đêm trước Đổi mới", ông nhớ nhất điều gì?

    - Nhắc lại thời bao cấp, tôi nhớ ngay đến sự thiếu thốn, thiếu từ lương thực, mắm muối cho đến hàng tiêu dùng thông thường như cái khăn mặt, bánh xà phòng, cây kim, sợi chỉ…

    Gắn liền với sự thiếu thốn là cảnh phân phối, nhiều chuyện buồn cười bây giờ khó tưởng tượng nổi. Nhiều thứ không cần nhưng cơ quan có nguồn hàng thì cứ phân phối, mọi người vẫn nhận mua, vì đó chính là một phần tiền lương, từ săm lốp xe đạp, áo may ô, quạt bàn… Có khi mấy người được phân chung một cái lốp xe, anh em thỏa thuận lần này tôi nhận lốp, lần sau ông nhận xích, cho nên mới có câu cửa miệng "trăm thứ, thứ gì cũng… phân".

    Là người trong đội ngũ phục vụ lãnh đạo cấp cao, tôi được dự nhiều cuộc họp bàn và còn nhớ rõ không khí tất bật, lo lắng của cả guồng máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Quanh năm, nhà nước lo "chạy lương thực" cho người dân thành phố, các khu công nghiệp, cho quân đội…

    "Nhưng nhớ nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, tình người vẫn rất đậm đà. Người ta không bằng lòng với cuộc sống, có nhiều câu hỏi đặt ra với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, song những thắc mắc và góp ý hầu hết đều mang tính xây dựng. Xã hội nhìn chung khá an toàn, ít có chuyện trộm cắp, đục nước béo cò, tranh giành xâu xé" - Phan Diễn.
    Các lãnh đạo bắt đầu cảm nhận được khó khăn mà đất nước đang chịu đựng, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan do cách làm của chúng ta không đúng, nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế có gì đó chưa hợp lý. Đơn cử như, đất 5% dành riêng cho xã viên thì năng suất rất cao, nhưng đất chung của hợp tác xã thì năng suất lại rất thấp.

    Cả xã hội khi ấy trăn trở tìm đường đi. Trong nông nghiệp nhiều nơi bắt đầu tìm cách khoán mới, mà phải làm chui, tiếp đó là những năm mày mò, vật lộn với những đổi mới về giá lương tiền...

    - Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam có những lựa chọn nào khi quyết định mô hình quản lý kinh tế, xã hội, thưa ông?

    - Mỗi quyết định đều xuất phát trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Bây giờ nhìn lại thì có độ lùi thời gian để suy ngẫm, nhưng lúc bấy giờ tình hình rất phức tạp và khẩn trương. Chiến tranh kết thúc chưa lâu, mọi thứ còn ngổn ngang thì đất nước lại bước vào hai cuộc chiến chống xâm lược ở biên giới Tây Nam và phía Bắc.

    Trước giải phóng, mỗi năm kinh tế miền Nam được Mỹ viện trợ khoảng một tỷ USD. Miền Bắc cũng được chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa một lượng xấp xỉ như thế. Sau ngày thống nhất không lâu, Mỹ bao vây cấm vận. Quy mô viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm đi nhanh chóng. Tất cả đã tác động rất mạnh vào nền kinh tế vốn hết sức nhỏ bé của đất nước. Quy mô xuất khẩu của miền Bắc (than, thiếc, đồ thủ công…) lúc này chỉ độ 200 triệu rúp mỗi năm.

    Công cuộc khôi phục, xây dựng lại đất nước phải tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất như thế. Ai nấy đều mong muốn đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Vấn đề lớn nhất lúc này là phải phát triển đất nước theo con đường nào?

    Dòng suy nghĩ chủ lưu lúc đó là, miền Bắc chắc chắn phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế đang thực hiện trước chiến tranh.

    Vấn đề đặt ra là con đường của kinh tế miền Nam nên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã quyết định chọn miền Nam cũng phải theo con đường của miền Bắc. Ở miền Nam, chúng ta quyết định nhanh chóng cải tạo xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế, xoá bỏ kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hợp tác hóa, xây dựng rộng rãi các hợp tác xã nông nghiệp.

    Cả nền kinh tế phấn đấu nhanh chóng mở rộng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, phấn đấu hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong một thời gian tương đối ngắn. Đây cũng là mô hình kinh tế duy nhất mà Việt Nam quen biết lúc bấy giờ, mà cả khối xã hội chủ nghĩa đã và đang áp dụng.

    - Thời điểm ấy, liệu có con đường nào khác cho kinh tế miền Nam khi nơi đây đã có những mầm mống của kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường?

    - Sau ngày thống nhất, trong những hội nghị đầu tiên của Trung ương bàn về đường lối phát triển kinh tế miền Nam, ban đầu trong cấp lãnh đạo đã có ý kiến đề xuất: với những đặc điểm lịch sử riêng biệt của miền Nam, phải chăng chúng ta nên để cho kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường tiếp tục phát triển một thời gian. Nếu có cải tạo thì cần thử nghiệm từng bước, thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm… Tuy nhiên, ý kiến này chưa nhận được sự đồng thuận của tập thể. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã quyết định tiếp tục áp dụng mô hình của kinh tế miền Bắc.

    Thực hiện đường lối trên, những năm tiếp theo, đất nước ngày càng gặp nhiều khó khăn, cuối cùng lâm vào khủng hoảng. Chính trong quá trình này, lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở ngày càng nhận ra nhược điểm của mô hình kinh tế cũ và liên tục tìm tòi, thử nghiệm những chính sách, cách quản lý kinh tế mới với nhiều bước "cởi trói", có cả trả giá đau đớn. Điển hình nhất là những chấn động về lạm phát ở mức 3 con số bắt đầu từ cuộc đổi giá, đổi tiền đầu thập niên 80 khiến thu nhập và cuộc sống người dân, nhất là người làm công ăn lương bị đảo lộn.

    - Nhìn nhận lại thành công và khuyết điểm của phương thức quản lý giai đoạn đó, theo ông, chúng ta đã có thể làm gì khác hơn?

    - Theo suy nghĩ cá nhân của tôi, lúc đó có thể thực hiện theo gợi ý của một số đồng chí như đã nói ở trên, nghĩa là đừng quá vội thực hiện ngay công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội với toàn bộ nền kinh tế. Để cho miền Nam tiếp tục tồn tại và phát triển nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân…

    Vừa làm vừa tỉnh táo nhận thức lại những suy nghĩ chưa đúng và kịp thời rút kinh nghiệm, có thể chúng ta đã tránh bớt được không ít khó khăn. Nếu có lâm vào khủng hoảng thì cũng thoát ra sớm hơn, cũng có thể hình thành đường lối đổi mới nhanh hơn. Song cuộc sống không có "giá như".


    - Vậy theo ông điều gì đã khiến chúng ta có những bước đi sai lầm và phải trả giá?

    - Tôi cho rằng, chúng ta ít nhiều đã có sự chủ quan, có thể gọi là “kiêu ngạo cộng sản” sau chiến thắng 1975. Việc này có thể hiểu là xuất phát từ những điều tự hào về lý tưởng và thành công của mình trên con đường cách mạng, nhưng rồi đi quá đà đến xu hướng chủ quan...

    Ở Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, sự chủ quan có lẽ thể hiện trong lĩnh vực khác nhiều hơn. Còn về kinh tế thì không phải kiêu ngạo mà chủ yếu do nhận thức chưa phù hợp thực tiễn, chưa đúng quy luật khách quan. Chúng ta quá thiếu kiến thức và kinh nghiệm, cứ đinh ninh rằng cách làm của các nước Xã hội chủ nghĩa là duy nhất đúng, là tất cả những gì phải học tập. Hơn nữa, tâm lý chủ lưu lúc này “Nam Bắc đã sum họp một nhà, có điều kiện đưa cả nước đi lên con đường Xã hội chủ nghĩa thì không lý do gì để chần chừ”.

    Chúng ta đã trải qua những sai lầm và trả giá. Dù sao điều đáng mừng là cuối cùng các nhà lãnh đạo đã nhìn thẳng vào sự thật, rút ra được những kết luận đúng đắn và đổi mới.

    - Sau 30 năm, ông nhìn nhận như thế nào về ý nghĩa của Đại hội Đảng VI?

    - Quá trình tìm tòi để đi đến đường lối đổi mới mang tính cách mạng như trên, ngay trong cấp lãnh đạo cao nhất là Bộ Chính trị cũng từng diễn ra những cuộc tranh luận nảy lửa.

    "Đại hội VI mở ra bước ngoặt đổi mới về tư duy, về đường lối xây dựng đất nước. Sau Đại hội, tình hình thay đổi rất nhanh. Đầu năm 1988, do thiên tai và những khó khăn cộng dồn từ trước đó, cả nước có hàng triệu hộ đói nhưng đến cuối năm đã bắt đầu tự túc lương thực. Năm sau nữa thì xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, ít lâu sau chúng ta bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Đấy là điều mà thế giới cũng cho là kỳ diệu" - Phan Diễn
    Có thể nói, để hình thành và quyết định đường lối đổi mới kinh tế được toàn Đảng chính thức chấp nhận ở Đại hội VI năm 1986, chúng ta đã có những trả giá đau đớn.

    Tôi còn nhớ, ở tuổi 79, Tổng bí thư Trường Chinh đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu Đảng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt. Chỉ còn mấy tháng nữa là đến Đại hội VI, thời gian rất ngắn ngủi, Tổng bí thư đã vượt lên những hạn chế của sức khoẻ và tuổi già, dũng cảm đấu tranh với những quan điểm bảo thủ, giáo điều, cùng với Bộ Chính trị và Trung ương nhanh chóng hoàn chỉnh tương đối đồng bộ tư duy đổi mới.

    Ông làm việc không quản ngày đêm để lãnh đạo nhóm tư vấn viết lại báo cáo chính trị, bàn với lãnh đạo Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa điều chỉnh lại kế hoạch hợp tác kinh tế với Việt Nam trong 5 năm 1986-1990 đã được xác định trước đó, chọn những nhân sự có tinh thần đổi mới vào đội ngũ lãnh đạo khóa tới… Một khối lượng công việc khổng lồ được giải quyết trong thời gian ngắn khó mà tưởng tượng nổi. Từ thực tế, tôi tin rằng, chúng ta có thể xoay chuyển bất cứ tình thế nào nếu đặt lợi ích của quốc gia của dân tộc lên trên hết.

    Với mô hình quản lý kinh tế, xã hội tập trung, bao cấp, Việt Nam trải qua nhiều khủng hoảng. Mùa đông năm 1986, Đại hội VI của Đảng diễn ra từ 15 đến 18/12, Tổng bí thư Trường Chinh ra lời hiệu triệu “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Ông cùng đội ngũ lãnh đạo đất nước đã quyết định “bẻ lái”. Nhân dịp này, VnExpress đăng loạt bài về một thời khó quên trước, trong và sau Đổi mới.

    Võ Văn Thành - Hoàng Phương
    http://vnexpress.net/tin-tuc/su-kie...a-vuot-qua-su-kieu-ngao-cong-san-3514783.html
     
  2. LittleRabbit

    LittleRabbit C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/4/05
    Bài viết:
    1,665
    Nói túm lại là do ngu kinh tế như bò mà đòi làm kinh tế, hậu quả là cả đám bốc đặc sản mà ăn. Và sau khi ăn đặc sản thì đã ngộ ra là ăn đặc sản giống bò nên đã ngộ ra bò ko nên cho làm lãnh đạo.
     
    Natit_Titan, KgZ, viendu and 4 others like this.
  3. Boborino

    Boborino Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    31/5/16
    Bài viết:
    18
    Nơi ở:
    Trại giáo dưỡng số 4
    Giờ bạn vẫn phải ăn đặc sản hả, tội vậy :2cool_sad:
     
  4. Donnie via Arc

    Donnie via Arc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/5/09
    Bài viết:
    436
    Nền kinh tế ngu như bò đó đã khiến cho con bò xanh đỏ bên kia bờ biển rụng mất cái sừng thứ 52 đấy.
     
  5. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Nó làm quái gì có cái sừng thứ 52 mà rụng , mà kinh tế liên quan gì tới sừng :3cool_angry:
     
  6. kuronkuroni

    kuronkuroni Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    14/11/16
    Bài viết:
    1,316
    Vẫn còn nhiều kẻ chưa vượt qua được đâu :2cool_go:
     
  7. Donnie via Arc

    Donnie via Arc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/5/09
    Bài viết:
    436
    Ko ăn no đủ sức thì sao mà bẻ sừng bò đc?

    Cái kinh tế tập trung đấy đúng trong thời chiến, nhưng ko đúng trong thời bình. Sai thì thọt nhưng ngu thì xem lại.
     
  8. Nusty

    Nusty Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/10/05
    Bài viết:
    931
    topic tiềm năng
     
    RaRồi thích bài này.
  9. Vall Des

    Vall Des C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    1,537
    đổi từ topic tem phiếu sang đây đê \m/
     
  10. Nighter

    Nighter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/07
    Bài viết:
    2,297
    Nơi ở:
    HuyDesign.com
    ai tóm tắt dùm
     
  11. KQHA0051

    KQHA0051 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/10
    Bài viết:
    2,489
    Nơi ở:
    СССР.США
    Nó chửi cho sướng mồm thôi chứ có quăng nó về thời đấy cũng chẳng khá hơn con bò đâu.
    Một đất nước vừa bước từ mấy chục năm chiến tranh khốc liệt ra thì đương nhiên tinh thần
    chống giặc còn cao và những người có uy tín nhất đều có thành tích về quân sự hơn là kinh
    tế. Cho một chiên da kinh tế bên tây về lên lãnh đạo thì đéo ai theo :)
     
    SBTC, Dark MonteCristo and aragon0510 like this.
  12. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Bây giờ cũng còn nhiều thằng đi ăn ké nhưng mang tư tưởng đi khai sáng đấy thôi ;))
     
  13. Vouu2

    Vouu2 Tiền thâm hậu ghẻ

    Tham gia ngày:
    8/11/16
    Bài viết:
    2,121
    Sao ta thấy chói mắt quá X_X
     
  14. Eruur

    Eruur Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/08
    Bài viết:
    3,562
    Lolz Bác Hồ từng bảo là chống giặc ngoại xâm là chuyện nhỏ giữ nước mới là chuyện khó thì y như rằng =)) vừa giải phóng miền Nam xong thằng Mỹ nó đòi tiền nợ của thằng lolz VNCH (mặc dù mình éo mượn nó 1 cắc),quytj luôn tiền chiến phí và bồi thường chiến tranh,cơ sở hạ tầng thì nát chưa kể phía năm thằng cầm-pot nó phá phía bắc thằng tàu nó hăm he trong nước thì giải quyết với tàn dư của nên VNCH (tới h vẫn còn nhưng ngu si hơn =)) ) thì lúc đó vừa giữ được nước + dân ko chết đói là thấy mấy bác trên cũng vcl rồi
     
  15. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    thanh niên giờ đẻ ra thời bình, ngày ngồi càfe lướt fb bàn chuyện thiên hạ, tối đến bữa bố mẹ gọi dăm bảy lượt đéo thèm thò mặt ra, đêm thức khuya lo nghĩ chuyện nhân quyền, cuối tuần bận đi biểu tình, thời gian đâu mà chịu tìm hiểu thời xưa các cụ chống giặc 4 bên, lại còn thù trong, giữ đất nước độc lập để cho các thanh niên đầu to mắt cận ốm tong teo được sinh ra, lớn lên và đi biểu tình.
     
  16. Vouu2

    Vouu2 Tiền thâm hậu ghẻ

    Tham gia ngày:
    8/11/16
    Bài viết:
    2,121
    Nghĩ lại mới thấy..... bọn chống cộng ngu thật , ăn no dửng mỡ éo có gì làm hay sao ấy
     
  17. Eruur

    Eruur Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/08
    Bài viết:
    3,562
    lol tại sương nó mới than =)) sống sung túc wa nên đâu biết khổ là gì nên lên mạng nhìn wa nước người ta xong GATO xong way về nước mình bảo lạc hậu =)) mà như lấy ví dụ chuyện Singapore tái chế nước thải thành nước sinh hoạt rồi nói VN tụt hậu mà cái đầu ếu chịu suy nghĩ là cái đó thì áp dụng ở VN được cái lolz gì ko =)) chỉ biết chửi đổng,nữa là cái thói thích nằm hưởng chứ ếu muốn đi làm nên suốt ngày đổ thừa cái thất bại của mình cho nhà nước lấy ví dụ là nhiều đứa cứ thở ra câu "SG xưa ếu cần làm cũng có ăn" là hiểu rồi .
     
    Dark MonteCristo thích bài này.
  18. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    lại nghĩ thằng guitarist của lò vi sóng, kiểu chơi nhạc là phải đi kèm với đấu tranh rân chủ hay sao ấy, đòi chiến tranh với trung quốc mới buồn cười =))
    ở nhà chơi nhạc, sửa xe, lâu lâu lên mạng chém gió đéo thích, thích chiến tranh cơ
     
  19. diephvvnd

    diephvvnd Mega Man Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    3,087
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Xời có đánh nhau thiệt thì mấy thanh niên đó kiếm cái vé tị nạn mà đi qua mấy nước giàu chứ ớ đó mà đánh với đấm được cái mỏ.
     
  20. zitan181

    zitan181 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    4/7/03
    Bài viết:
    507
    Nghe các cụ nói hồi xưa bên ngoài hai thằng Mẽo - Cẩu lăm le như hổ đói, bên trong dư âm của Ngụy quân vẫn chưa phai. Ko chơi kinh tế tập trung, dồn hết nguồn lực vào tay chính quyền là ăn cức liền.
     

Chia sẻ trang này