Rối loạn tiêu hóa là một trong số những tình trạng khá phổ biến khi chúng ta không may ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hay do cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc các cơ quan nội tạng bị suy yếu. Một số biểu hiện của bệnh như: đau bụng, buồn nồn, mệt mỏi, táo bòn hay tiêu chảy. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời rối loạn tiêu hóa sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh như có thể mắc căn bệnh đau dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ gởi tới bạn đọc tìm hiểu về triệu chứng rối loạn tiêu hóa và các bài thuốc điều trị loại bệnh này. Chẩn đoán căn bệnh rối loạn tiêu hóa : Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân. Một số trường hợp có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt, nhưng thường thì các triệu chứng luôn có khuynh hướng giảm nhanh và không kéo dài. Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể cần thực hiện nếu bệnh diễn tiến phức tạp hoặc kéo dài với nguyên nhân chưa được xác định: Nội soi thường cho kết quả có độ chính xác nhất. Chụp X quang với thuốc cản quang baryt, đôi khi tăng liều gấp đôi, thường giúp phát hiện hoặc loại trừ khả năng có ung thư. Một số xét nghiệm khác như kiểm tra độ pH hay đo áp lực trong thực quản đôi khi cũng được dùng đến và phương pháp này có thể xác định được thêm các căn bệnh viêm gan b hay căn bệnh nổi mề đay mẩn ngứa rất khó chuẩn đoán vì vậy xét nhiệm rất tốt và có tính chất hiệu quả rất cao . Các trường hợp có nguy cơ ung thư cao, với nhiều triệu chứng kèm theo đáng ngờ như biếng ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn, rối loạn ngôn ngữ, thiếu máu... nhất là khi bệnh nhân trên 45 tuổi, cần được chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện. Muốn điều trị được căn bệnh rối loạn tiêu hóa này bạn cần làm theo phương pháp sau đây : Chú ý về dinh dưỡng trong chữa rối loạn tiêu hóa Không nên ăn thức ăn đã có biểu hiện ôi thiu (bằng mùi, màu…) Không nên ăn nhiều đồ ăn được chế biến sẵn, bày bán ngoài hè phố. Nên dùng thực phẩm tươi mới. Những loại thực phẩm có màu sắc lạ, trái mùa… không nên dùng. Ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối; nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn vào buổi tối, đêm. Không mua đồ ăn ở những cơ sở không rõ nguồn gốc, nghi ngờ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn thịt, ăn nhiều rau, củ, quả. Chỉ nên ăn vừa đủ, không quá no hoặc quá đói. Dùng một trong các bài thuốc sau để điều trị : Bài 1. Bảo hòa hoàn: thần khúc 12g, sơn tra 12g, phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì 8g, liên kiều 8g, la bạc tử (sao vàng) 10g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột uống 20g/ngày. Bài 2. Viên chính khí chữa tiêu chảy: trần bì (sao nước gừng) 80g, hoắc hương 80g, nam mộc hương 80g, hậu phác (gừng sao) 80g, hồi hương 80g, binh lang 80g, thảo quả (bỏ vỏ) 80g, hương phụ 80g, thương truật 80g, hoàng nàn 40g. Hoàng nàn ngâm nước gạo 2 ngày 2 đêm; ngày thay nước 2 lần; cạo bỏ vỏ vàng ở ngoài thật sạch; phơi khô, sao lại. Các vị tán nhỏ, rây; làm viên hồ hoàn, viên bằng hạt ngô. Công dụng: ôn vị tiêu khí, điều hòa tỳ vị; chữa đau bụng, tiêu chảy; nhất là trong mùa hè. Liều lượng: Trẻ em uống 2 - 5 viên, tùy theo tuổi. Người lớn uống 8 - 12g. Uống 2 - 3 lần trong ngày.