Phân biệt các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi thanhtu100801, 12/12/22.

  1. thanhtu100801

    thanhtu100801 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    28/7/22
    Bài viết:
    0
    Mitsubishi Trung Thượng tự hào là một trong những nhà phân phối đạt tiêu chuẩn 3S đầu tiên của Mitsubishi Motors Việt Nam vào những năm 2004. Tại đây cung cấp đầy đủ các dòng Mitsubishi phổ biến trên thị trường như Mitsubishi Attrage, Mitsubishi Xpander Cross, New Triton Athlete,…

    Trải qua hơn 20 năm phát triển, Mitsubishi Trung Thượng luôn cam kết đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ chất lượng, các chương trình khuyến mãi ưu đãi nhất. Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ kiến thức cho khách hàng khi tham gia giao thông là một trong những nhiệm vụ mà đại lý luôn duy trì và ưu tiên hàng đầu.

    Hôm nay, Mitsubishi Trung Thượng sẽ giới thiệu các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam. Cùng theo dõi để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh nhé!

    1. Biển báo cấm
    Khi tham gia giao thông, bạn sẽ bắt gặp các loại biển báo giao thông như: cấm đường một chiều, cấm vượt, cấm máy kéo, đường cấm ô tô… Đây chính là các biển báo cấm.

    Trong tất cả các loại biển báo giao thông biển báo cấm là loại biển báo giao thông phổ biến, được sử dụng để biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo này chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm. Lưu ý, biển báo cấm có mã P thể hiện điều cấm và DP là hết cấm.

    Thông thường, biển báo cấm có đường kính 70cm, viền 10cm và vạch sơn đỏ khoảng 5cm. Tất cả các phương tiện cơ giới và người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ biển báo cấm. Trong trường hợp làm trái sẽ vi phạm luật và bị xử phạt hành chính theo Luật quy định.

    [​IMG]

    Biển cấm là một trong các loại biển báo giao thông quan trọng

    2. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
    Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là loại biển báo giao thông có nhiệm vụ thông báo biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng để xử lý những tình huống có thể xảy ra, nhằm phòng ngừa tai nạn.

    Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201(a,b) - Chỗ ngoặt nguy hiểm, W.212 - Cầu hẹp hay W.227 - Công trường,…

    Biển báo nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn, một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

    [​IMG]

    Biển báo nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều

    Nhóm biển báo này có tất cả 46 kiểu, kí hiệu từ 201 đến 245. Khác với biển báo cấm, biển báo nguy hiểm không bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân. Vì vậy, bạn cần chú ý để tránh những sự việc không đáng có xảy ra.

    3. Biển báo hiệu lệnh
    Biển hiệu lệnh là một trong các loại biển báo giao thông quan trọng, nhằm báo hiệu cho mọi người lưu thông trên đường phải thực hiện hiệu lệnh có trên biển. Tương tự biển báo cấm, biển báo này bắt buộc mọi người phải tuân thủ, bất kể là đi ô tô, xe máy hay đi bộ.

    [​IMG]

    Biển hiệu lệnh báo hiệu cho mọi người lưu thông trên đường phải thực hiện hiệu lệnh có trên biển

    Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển này có mã R và R.E.

    4. Biển báo chỉ dẫn
    Một trong các loại biển báo giao thông không thể thiếu khác là biển chỉ dẫn, có nhiệm vụ dẫn hướng đi hoặc thông báo các điều cần thiết, giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện được thuận lợi và đảm bảo an toàn.

    [​IMG]

    Một trong các loại biển báo giao thông đường bộ không thể thiếu là biển chỉ dẫn

    Biển chỉ dẫn có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen, ngoài ra còn có một số trường hợp ngoại lệ.

    5. Biển phụ, biển viết bằng chữ
    Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính khác như biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, … nhằm thuyết minh, bổ sung, giúp người tham gia giao thông hiểu rõ nội dung.

    Biển phụ sẽ có mã S, SG và SH như: Biển S.501 - Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502 - Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu hay Biển S.H,3 (a,b,c) - Hướng tác dụng của biển,…

    [​IMG]

    Biển phụ thường được đặt kết hợp với các loại biển báo giao thông chính khác

    Biển phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, kết hợp nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.

    Các biển này đều được đặt ngay phía dưới các loại biển báo giao thông chính, ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập.

    Trên đây, Mitsubishi Trung Thượng đã giới thiệu sơ lược về các loại biển báo giao thông quan trọng và thường hay xuất hiện trên đường bộ ở Việt Nam. Bất kể bạn đi ô tô, xe máy hay đi bộ, cũng đều phải tuân theo các biển báo này. Việc phân biệt và hiểu rõ công dụng của các loại biển báo giao thông sẽ giúp bạn đảm bảo được an toàn cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

    Mitsubishi Trung Thượng là đại lý ô tô uy tín hàng đầu Việt Nam, với bảng giá xe Mitsubishi liên tục cập nhập mới nhất. Tại đây, chúng tôi luôn đề cao sự an toàn của khách hàng, không ngừng cung cấp những kiến thức cần thiết khi tham gia giao thông cũng như kinh nghiệm về xe ô tô. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về các dòng xe 7 chỗ, xe 4 chỗ, xe chạy dịch vụ đến từ Nhật Bản, hãy đến ngay Mitsubishi Trung Thượng hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Xem thêm

    Đánh giá mức tiêu thụ nhiên liệu của Mitsubishi Xpander mới

    Review Mitsubishi Attrage 2023: giá xe lăn bánh, thông số kỹ thuật như thế nào?

    Vì sao Mitsubishi Xpander dẫn đầu phân khúc xe 7 chỗ tại Việt Nam?

    Link bài viết:https://www.mitsubishitrungthuong.org/phan-biet-cac-loai-bien-bao-giao-thong-duong-bo-tai-viet-nam-430/
     

Chia sẻ trang này